Ở Hưng Yên thường sử dụng các phương pháp chế biến nào để chế biến nhãn sau khi thu hoạch

1, Tiêu Chuẩn Chọn Giống:

Là giống nhãn lồng Hưng Yên. Thời gian chín muộn, phân cành thấp [gọi là nhãn lồng chùm]. Cùi khô ráo, độ đường cao. Được Viện nghiên cứu rau quả xác nhận là 1 trong 14 giống nhãn chất lượng cao. Chon cây khỏe mạnh không sâu bệnh.


2, Thời Vụ và Mật Độ Trồng:

Hầu như cây nhãn đều có thể trồng quanh năm. Nhưng cần chú ý nếu trồng vào mùa mưa thì phải thoát mước cho cây. Vì nếu mưa nhiều cây bị ngập nước và nghẹt rễ. Cây nhãn muộn được trồng theo hàng và cách nhau giữa các hàng là 6m. Khoảng cách giữa 2 cây nhãn là từ 5 – 6m. Theo mật độ này thì có thể trồng 300 – 350 cây/ha.

3, Làm Đất Và Đào Hố Trồng:

Làm sạch cỏ dại , Cũng giống như những loại cây trồng khác, trước khi trồng nhãn muộn cần tiến hành làm đất cho cây. Nhãn được trồng vào hố. Hố đào thường là hình vuông, tỉ lệ 60 x 60 x 60 cm hoặc 80 x 80 x 80 cm.

4, Phân Bón Lót:

Để cây phát triển và sinh trưởng tốt cần bón lót cho cây. Kết hợp phân chuồng và phân hữu cơ để cây hấp thu đầy đủ chất dinh dưỡng. Bón 20 - 25kg phân chuồng hoai + 1 - 2kg supe lân + 100g ure + 100g kali hoặc 2kg phân NPK [5 - 10 - 3 - 8]/hố, dùng cuốc trộn đều phân với đất, lấp cho gần đầy hố. Bón phân trước khi trồng từ 30 ngày trở ra.

5, Kỹ Thuật Trồng Cây Nhãn Muộn Hưng Yên:

Tốt nhất nên chọn điều kiện thời tiết thuận lợi như trời râm mát, đất ẩm để trồng. Khi trồng dung một con dao nhỏ và sắc để rạch bỏ túi của bầu. Chú ý không được làm vỡ bầu đất. Đặt cây trồng ngay ngắn vào giữa hố. Lấp đất cho cây, lấp ngang đến cổ rễ. Trồng xong cần tưới nước ngay để tránh mất nước.


6, Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Nhãn Muộn Hưng Yên:

6.1 Kỹ thuật chăm sóc định kỳ:

Tưới nước: cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín. Phòng trừ cỏ dại: Phủ gốc chè bằng cỏ, rác, cây phân xanh... để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần.

6.2 Kỹ thuật Cắt tỉa, tạo hình:

+ Đợt 1: Sau khi thu hoạch tiến hành cắt bỏ toàn bộ những cành trong tán, cành vượt, cành bị sâu bệnh, cành khô, cành tăm, cành sát mặt đất, tạo điều kiện cho cây thông thoáng để hạn chế sâu bệnh và tiêu hao dinh dưỡng. + Đợt 2: Khi lộc thu dài 5-7cm, tiến hành tỉa bỏ bớt lộc trên những cành quá nhiều lộc. Mỗi cành giữ lại 2-3 lộc to, khỏe để làm cành mẹ cho vụ sau. + Đợt 3: Khi cây ra hoa [đầu tháng 3], tỉa bỏ những chùm hoa bị bệnh. Đối với những cành cây có nhiều hoa cần tỉa bỏ những chùm hoa nhỏ [có chiều dài < 10cm] và tỉa bỏ 1-3 nhánh hoa ở các đốt phía dưới [chỗ tiếp giáp với ngọn cành mẹ] đối với những chùm hoa quá to [> 20cm] khi chùm hoa dài 15-20cm, nụ hoa chưa hé nở, đồng thời cắt bỏ những cành sâu bệnh, cành khô và cành xuân quá yếu.

+ Đợt 4: Cuối tháng 5 đến đầu tháng 6, cắt bỏ những cành không đậu quả. Đối với những cây có nhiều quả sẽ cắt bỏ những cành có tỷ lệ đậu quả thấp [

Chủ Đề