Nước biển có vị mặn vì sao

Bất kỳ ai cũng nhận ra rằng, nước biển rất mặn. Tại sao lại như vậy?

Tổn hại não đáng sợ do thiếu ngủ

NASA cân nhắc dùng bom nguyên tử chống ngày tận thế

Cô gái 18 sở hữu cơ thể như cụ bà 144

Nằm liệt giữa đường vì mặc quần bò quá bó

Tục "yêu" hội đồng của thỏ biển


Lí do khiến nước biển mặn là do chúng chứa lượng muối rất lớn. Tính trung bình, các đại dương trên Trái đất chứa khoảng 3,5% thành phần là muối [natri clorua], tức là tương đương tổng cộng khoảng 50 triệu tỉ tấn muối. Nếu bạn rải toàn bộ số muối này lên đất liền, chúng đủ để tạo ra một lớp dày khoảng 152 mét.

Bằng cách nào số muối khổng lồ này xâm nhập được vào các đại dương? Theo nghiên cứu, một phần muối có nguồn gốc từ đá và các trầm tích dưới đáy biển. Số muối khác lại thoát ra từ các miệng phun núi lửa nằm ẩn sâu dưới những lớp sóng. Tuy nhiên, phần lớn lượng muối trong các đại dương lại bắt nguồn từ đất liền bao quanh chúng ta.

Nước mưa hòa tan các khoáng chất và muối từ đá và đất khô, rồi cuốn trôi chúng ra sông. Tuy nhiên, lượng muối tích tụ trong các sông vẫn rất nhỏ, không đầy 1/200 lượng natri clorua tồn tại trong nước biển. Dẫy vậy, lượng muối nhất định này vẫn tích tụ ở đó và cuối cùng cũng tới được các đại dương khi nước sông đổ về qua các cửa biển.

Điều quan trọng là, muối sau đó được cô đặc hơn trong các đại dương, do sức nóng mặt trời khiến nước trên bề mặt của chúng bốc hơi, để lại muối phía sau. Trên khắp toàn cầu, 4 tỉ tấn muối từ các dòng sông đã thâm nhập vào các đại dương mỗi năm. Vì vậy, các đại dương của chúng ta chắc chắn trở nên mặn hơn và mặn hơn nhiều so với thuở sơ khai. Tuy nhiên, lượng muối tăng thêm mỗi năm từ các dòng sông hiện nhìn chung cân bằng với lượng muối tích tụ trở lại dưới đáy biển.

Độ mặn của nước biển cũng không như nhau trên khắp Trái đất. Ở các vùng cực, nước biển không mặn bằng những nơi khác vì chúng đã được băng tan hòa loãng. Trong khi đó, ở các vùng nhiệt đới quanh xích đạo, lượng nhiệt nóng tăng thêm khiến lượng nước bốc hơi lớn hơn lượng nước mưa trút xuống, làm nước biển mặn hơn.

Hiện ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy, sự khác biệt về độ mặn của nước biển trên khắp toàn cầu đang gia tăng. Chẳng hạn như, khi nhiệt độ nước biển tăng lên, một phần Đại Tây Dương tăng tốc bốc hơi nước và do đó tăng độ mặn của nước biển. Hiện tượng này trông có vẻ không quan trọng, nhưng càng có nhiều muối trong các đại dương, nước biển càng mặn và càng làm chậm lại quá trình hải lưu, ảnh hưởng tới sự lưu thông của các chất dinh dưỡng thiết yếu trong đại dương.

Tuấn Anh [theo BBC]

Nước biển có vị mặn vì các phân tử nước và phân tử muối xen kẽ với nhau, giữa chúng có khoảng cách

⇒ Đáp án C

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Tại sao nước biển lại mặn? Bạn có bao giờ đặt ra câu hỏi như vậy chưa? Việc tìm hiểu vấn đề khoa học này sẽ mang lại cho bạn nhiều kiến thức bổ ích và thú vị.

Vì sao nước biển lại mặn?

Để trả lời cho câu hỏi: Vì sao nước biển lại mặn các nhà khoa học đã dày công nghiên cứu, thí nghiệm và đưa ra các dẫn chứng khác nhau để đi đến một kết luận duy nhất. 

Lý do khiến nước biển quá mặn, mặn đến nỗi chúng ta không thể sử dụng cho mục đích sinh hoạt. Theo tính toán của các nhà khoa học, trên các đại dương của chúng ta có chứa khoảng 3,5% thành phần là muối, tương đương với 50 triệu tỷ tấn muối. Nếu bạn rải toàn bộ số muối này lên đất liền, chúng đủ để tạo ra một lớp dày khoảng 152 mét. Đây là lí do mà vì sao nước biển mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Nguyên nhân do đâu mà lượng muối lại xuất hiện ở nước biển nhiều đến thế? 

Thứ nhất: Lượng muối trong nước biển được sinh ra từ đá, các lớp trầm tích dưới đáy biển. Lượng muối này cũng thoát ra từ các miệng núi lửa phun nằm sâu trong lòng đại dương. Bên cạnh đó, lượng muối lớn trong các đại dương lại bắt nguồn từ đất liền bao quanh đại dương.

Thứ hai: Khi nước mưa rơi xuống hòa tan các khoáng chất, muối từ đá, và đất khô, cuốn chúng chảy ra sông. Lượng muối tích tụ ở các sông lâu dần được đưa tới các đại dương khi nước sông đổ ra biển qua các cửa biển. Cứ như vậy theo thời gian muối cứ lắng đọng dần xuống biển làm cho nước biển mặn. Lượng muối này ra biển được cô đặc bởi sức nóng của mặt trời khiên nước trên bề mặt bốc lên, để muối ở lại.

Thứ ba: Độ mặn của nước biển ở các vùng đại dương là khác nhau, như ở các vùng cực, nước biển không mặn bằng ở những nơi khác bởi vì tại đây băng tan hàng năm là loãng nước biển. Trong khi ở các vùng nhiệt đới, quanh xích đạo, lương nhiệt nóng, khiến lượng hơi nước bốc lên nhiều gấp nhiều lần ở nơi khác, điều này kiên nước biển ở đây mặn hơn.

Thứ tư: Độ mặn của nước biển trên toàn cầu đang tăng, chẳng hạn như nhiệt độ tăng lên, một phần Đại Tây Dương bốc hơi nước và tăng độ mặn của nước biển. Điều này chứng minh trong các đại dương ngày càng nhiều muối, nước biển ngày càng mặn nó đã làm chậm các dòng hải lưu, ảnh hưởng tới sự lưu thông của các chất dinh dưỡng cần thiết trong đại dương.

Lượng muối tích tụ trong biển quá nhiều qua hàng năm

Độ mặn của nước biển cũng có sự thay đổi 

Vì sao nước biển mặn? Bạn có biết rằng, độ mặn của nước biển phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. 

Thứ nhất: Nó phụ thuộc vào các yếu tố như mức độ băng tan, lượng nước chảy từ sông suối, mức độ bay hơi, lượng mưa, tuyết rơi, gió, chuyển động của sóng và chuyển động của các dòng hải lưu. Tất cả các yếu tố đó đều gây ra sự khác nhau về độ mặn của nước biển tại nhiều khu vực khác nhau trên thế giới.

Thú hai: Ở các vùng cực, nước biển không mặn bằng ở những nơi khác bởi vì tại đây băng tan hàng năm là loãng nước biển. Trong khi ở các vùng nhiệt đới, quanh xích đạo, lương nhiệt nóng, khiến lượng hơi nước bốc lên nhiều gấp nhiều lần ở nơi khác, điều này kiên nước biển ở đây mặn hơn.

Thứ ba: Vùng biển có độ mặn nhất [40 o/oo] thuộc về biển Đen và khu vực vịnh Ba Tư. Đây là 2 khu vực có tốc độ bay hơi của nước biển cao nhất. So sánh giữa các đại dương lớn với nhau, Đại Tây Dương có mức độ mặn của nước biển lớn nhất với độ mặn trung bình vào khoảng 37,9 o/oo.

Chỉ tính riêng Bắc Đại Tây Dương, biển Sargasso là khu vực có độ mặn lớn nhất với diện tích vào khoảng 5,18 km vuông. Độ mặn khá cao của nước biển tại khu vực này một phần là do nhiệt độ. Vùng biển này có nhiệt độ khá cao [vào khoảng 28oC].

Ở mỗi vùng biển sẽ có độ mặn khác nhau

Khi có nước ngọt chảy ra biển, tại sao nước biển vẫn mặn? 

Có bao giờ bạn suy nghĩ về vấn đề này khi mà lượng nước ngọt từ các hệ thống sông lớn đổ ra biển như:  Amazon, Mississippi, Mê Kông,..ngày càng nhiều nhưng tại sao nước biển vẫn mặn? Vào lúc ban đầu, biển cổ đại chỉ có chứa một lượng nhỏ muối và chưa đạt được độ mặn như ngày nay. Nhưng sau khi những cơn mưa đầu tiên xối xuống Trái Đất trẻ vào hàng trăm triệu năm trước, dòng nước đã phá vỡ các lớp địa chất và vận chuyển những loại khoáng sản ra biển. Kể từ đó, đại dương bắt đầu dần dần mặn hơn. Người ta ước tính rằng những con sông và suối từ Mỹ chảy ra biển hàng năm đã mang theo 225 triệu tấn chất rắn hòa tan và 523 triệu tấn trầm tích để cung cấp cho đại dương

Trong một tính toán mới đây đã cho thấy rằng khối lượng các chất rắn hòa tan từ đất chiếm khoảng 2,3 tấn trên 1 km vuông đất tại Úc cho tới 46,3 tấn trên 1km2 đất tại châu Âu. Theo ước tính, tất cả các con sông trên thế giới đã mang theo 4 tỷ tấn muối khoáng hòa tan ra biển mỗi năm. Lượng muối này sẽ nằm lại dưới đáy đại dương và dần hình thành nên những lớp trầm tích mới. Nói cách khác, lượng muối đi vào và đi ra tất cả cá đại dương trên Trái Đất hiện tại luôn được cân bằng.

Như vậy, lượng muối đi vào đại dương dưới dạng hòa tan và đi ra đại dương dưới dạng trầm tích vẫn chưa giải thích được nguồn gốc vị mặn của nước biển. Chúng ta vẫn biết, muối luôn tập trung ở biển và không thể di chuyển theo hơi nước. Khi mặt trời truyền nhiệt xuống mặt biển, hơi nước gần như tinh khiết bốc lên cao nhưng lượng muối khoáng vẫn nằm lại biển.

Từ những thông tin trên bạn đã hài lòng để đưa ra câu trả lời cho vấn đề tại sao nước biển lại mặn? Việc tìm hiểu những thông tin kiến thức bổ ích về khoa học sẽ giúp cho cuộc sống của bạn thêm thi vị khi được tìm hiểu những kiến thức mới. 

Tại sao nước biển lại mặnVì sao nước biển lại mặn

Video liên quan

Chủ Đề