Mua thuốc xóa trí nhớ ở đâu

Covid-19 là bệnh nguy hiểm về đường hô hấp và có nguy cơ để lại nhiều di chứng lên sức khỏe, đời sống con người ngay cả khi chữa khỏi, trong đó có hậu Covid suy giảm trí nhớ. Đây là di chứng thường gặp nhưng vẫn có thể cảm thiện được qua một số cách, cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé. 

Vì sao hậu Covid giảm trí nhớ?

Theo một số nghiên cứu thì có đến 80% người từng mắc Covid có dấu hiệu suy giảm trí nhớ. Hiện tượng này còn được gọi là “sương mù não”.

Có nhiều bệnh nhân diễn tả suy giảm trí nhớ hậu Covid là tình trạng đầu óc luôn trong trạng thái mụ mẫm, mơ hồ như có màng sương dày bao phủ khiến họ không thể suy nghĩ thông suốt được. Một số nguyên nhân được ghi nhận gồm:

Cytokine tăng

Có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng có một lượng lớn cytokine được sản sinh dẫn đến viêm khu trú một thời gian dài hậu Covid.

Giải thích một cách dễ hiểu thì cytokine được sản xuất bởi hệ thống miễn dịch nhằm chống lại sự nhiễm vi rút Covid-19. Tuy nhiên, phản ứng này xảy ra quá mức và không kiểm soát được khiến các tế bào thần kinh khó tiếp nhận xung thần kinh hơn, góp phần gây ra chứng giảm trí nhớ hậu Covid.

Não bị thiếu oxy

Có nhiều nghiên cứu gần đây đã công bố những hình ảnh về những ảnh hưởng đến hệ thần kinh của Covid-19 và cũng đã phát hiện ra nguyên nhân dẫn đến chứng suy giảm trí nhớ ở người từng mắc bệnh.

Trong quá trình điều trị, bệnh nhân gặp khó khăn về hô hấp đã khiến não bộ thiếu đi lượng oxy cần thiết trong 1 khoảng thời gian tương đối dài khiến các quá trình chuyển hóa bị rối loạn. 

Lượng máu lên não ít, không cung cấp đủ oxy cho não đã làm kết nối giữa các tế bào thần kinh bị rối loạn dẫn đến phân bố oxy cũng như dưỡng chất, năng lượng không đều đến các tế bào, không đảm bảo được hoạt động bình thường của trí não.

Não thiếu oxy ở bệnh nhân mắc Covid trong thời gian dài chính là nguyên nhân hàng đầu của chứng giảm trí nhớ, “sương mù não” hậu Covid.

Thiếu máu não là nguyên nhân dẫn đến hậu Covid giảm trí nhớ

Hoạt động của cơ quan khác ảnh hưởng đến não bộ

Đây là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến triệu chứng hậu Covid giảm trí nhớ không thể bỏ qua, rối loạn thị giác là một ví dụ điển hình. Khi bạn không thể nhìn và xác định rõ các vật xung quanh hay ở xa do viêm kết mạc hoặc các bệnh lý về mắt khác sẽ gây nên mệt mỏi cho não bộ và dẫn đến giảm trí nhớ, đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi triền miên.

Một số cách khắc phục 

Hậu Covid giảm trí nhớ là một biến chứng rất phổ biến và chúng ta đang sống trong thời kỳ hòa chung, sống chung với Covid nên việc mắc phải là khó lòng tránh khỏi. Vậy khi đã bị trí nhớ kém hậu Covid thì cần khắc phục, cải thiện bằng cách nào, bạn có thể tham khảo một số cách sau đây nhé:

Tập thở

Trên thực tế, các bác sĩ nhận định rằng bệnh nhân của mình đang quá tập trung vào khắc phục các vấn đề khác mà quên đi việc tập thở cũng rất quan trọng. Sau khi đã được tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa và kiên trì tập thở đều đặn mỗi ngày, có rất nhiều bệnh nhân đã giảm tình trạng sương mù não, thậm chí là hết hẳn.

Bài tập này khá đơn giản, bạn cần thực hiện mỗi ngày để nhanh đạt được kết quả nhé, các bước gồm:

  • Bước 1: Ngồi thẳng lưng, đặt một tay lên bụng, còn tay kia đặt lên trên ngực;

  • Bước 2: Từ từ hít vào sâu nhất có thể từ mũi, cảm nhận từ từ phần bụng phình to ra;

  • Bước 3: Nhẹ nhàng thở ra bằng miệng, hóp bụng lại;

  • Bước 4: Cuối cùng, bạn nên lặp lại động tác trên từ 4 – 6 lần trong ngày, mỗi lần từ 10 – 15 phút, kiên trì đến khi nhận thấy kết quả khả quan.

Tập hít thở đều đặn giúp tăng cường trí nhớ hậu Covid

Nghỉ ngơi nhiều hơn sau Covid

Một giấc ngủ ngon có tác động rất lớn đến khả năng tăng cường trí nhớ, hạn chế hậu Covid bởi thời gian khi ngủ là lúc não được nghỉ ngơi và nạp lại năng lượng sau một ngày làm việc mệt mỏi.

Nếu không có được giấc ngủ ngon hoặc không nghỉ ngơi đầy đủ sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống hàng ngày, khiến cho cơ thể, trí óc luôn trong trạng thái mệt mỏi, chán nản, càng khiến cho chứng giảm trí nhớ trở nên nặng nề hơn.

Bạn nên rèn luyện thói quen ngủ sớm, dậy sớm, ngủ đủ 8 tiếng/ngày và nghỉ nghỉ từ 30 – 45 phút mỗi trưa để não có thời gian phục hồi năng lượng, hỗ trợ điều trị hậu Covid giảm trí nhớ.

Có chế độ ăn bổ não

Chế độ ăn uống kém lành mạnh hay mất cân bằng các chất dinh dưỡng sẽ khiến não mệt mỏi, thiếu năng lượng và trở nên uể oải, khó tập trung hơn trong mọi việc. Ăn, uống nhiều đường, nạp nhiều chất béo bão hòa gây cho thần kinh bị cản trở một số chức năng nhận thức.

Chính vì vậy, bạn nên thay đổi chế độ ăn lành mạnh, đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường chức năng não bộ, giúp não hoạt động trơn mượt hơn. Bạn nên ưu tiên các thực phẩm có chứa tinh bột chuyển hóa chậm như khoai lang, gạo lứt, bánh mì nguyên cám,… và các thức ăn giàu axit béo omega 3-6-9 như cá hồi, các loại đậu, ngũ cốc,... Tốt nhất bạn nên tránh tuyệt đối các chất kích thích bia, rượu,…

Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể

Bạn hãy nhớ công thức 8 ly nước/ngày, tương đương mỗi ly khoảng 200ml nhé. Tăng cường nước không chỉ giúp cơ thể tăng cường khả năng chuyển hóa, điều hòa nhiệt độ cơ thể mà còn giúp cho não bộ hoạt động trơn tru hơn. Ngoài nước lọc thông thường, bạn có thể tăng nạp chất lỏng, chất điện giải cho cơ thể qua các món súp, cháo, canh, nước ép hoa quả, sinh tố rau quả,… ăn uống hàng ngày.

Nước là nhân tố quan trọng đảm bảo các cơ quan trong cơ thể chúng ta hoạt động bình thường, điều này có ảnh hưởng rất nhiều đến việc giảm thiểu các triệu chứng không mong muốn hậu Covid.

Nước rất quan trọng với người hồi phục hậu Covid

Hậu Covid giảm trí nhớ không phải tình trạng hiếm gặp và đây cũng không phải bệnh lý nguy hiểm nên bạn có thể yên tâm nhé, tuy nhiên nó lại dẫn đến nhiều bất tiện trong cuộc sống và công việc hàng ngày. Tình trạng này sẽ dần cải thiện khi áp dụng một vài biện pháp tại nhà đơn giản, dễ dàng thực hiện.

Nếu cảm thấy chứng suy giảm trí nhớ khiến bạn quá khó chịu, thường xuyên mệt mỏi, đau đầu không rõ nguyên do thì tốt nhất bạn nên đến bệnh viện để được chụp chiếu, tư vấn từ bác sĩ chuyên ngành nhé. 

Hồng Nhung 

Nguồn tham khảo: Tổng hợp 

Cùng với quá trình lão hóa của cơ thể, các tế bào thần kinh chết đi ngày càng nhiều, trí nhớ của con người sẽ suy giảm theo thời gian. Đây là tình trạng suy giảm trí nhớ bình thường của cơ thể. Ở người cao tuổi, sự suy giảm trí nhớ gây ra khó khăn trong học tập hay tiếp thu một vấn đề mới nhưng không ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt hàng ngày.

Mất trí nhớ

Mất trí nhớ là tình trạng suy giảm trí nhớ một cách bất thường và có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Người bị mất trí nhớ không thể nhớ nổi một sự việc vừa mới xảy ra hoặc những sự việc đã xảy ra trong quá khứ hay cả hai. Mất trí nhớ thường xảy ra đột ngột, tạm thời trong một thời gian ngắn hoặc diễn ra từ từ với mức độ ngày càng tăng, ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt hàng ngày.

Có rất nhiều nguyên nhân gây mất trí nhớ:

Tổn thương não do chấn thương sọ não, u não, đột quỵ…

Lối sống: lạm dụng rượu, ma túy, hút thuốc nhiều, stress, thiếu ngủ…

Bệnh lý: một số bệnh lý gây mất trí nhớ như bệnh động kinh, bệnh Parkinson, bệnh trầm cảm, cơ thể thiếu vitamin B12, bệnh Alzheimer…

Thuốc: một số loại thuốc khi sử dụng trong một thời gian dài, sẽ gây ra tác dụng phụ làm mất trí nhớ.

Những loại thuốc gây mất trí nhớ

Một số loại thuốc sau đây khi sử dụng trong một thời gian dài sẽ gây ra tác dụng phụ làm mất trí nhớ:

Nhóm thuốc an thần Benzodiazepin [Diazepam, lorazepam, triazolam…]: nhóm thuốc này thường được chỉ định trong điều trị rối loạn lo âu, mất ngủ… Do tác dụng của thuốc làm suy giảm hoạt động của não bộ, suy yếu các tế bào thần kinh, ảnh hưởng đến việc chuyển đổi trí nhớ ngắn hạn sang trí nhớ dài hạn, nên khi sử dụng một thời gian dài sẽ gây ra mất trí nhớ.

Nhóm thuốc statin giảm mỡ trong máu [Atorvastatin, lovastatin, simvastatin…]: nhóm thuốc này có tác dụng làm giảm lượng cholesterol trong máu, đồng thời cũng làm giảm lượng cholesterol trong não. Cholesterol ở trong não có vai trò quan trọng kết nối các tế bào thần kinh với nhau. Vì vậy, khi sử dụng nhóm thuốc statin trong một thời gian dài, làm giảm lượng cholesterol trong não, ảnh hưởng đến trí nhớ của người sử dụng.

Nhóm thuốc chống trầm cảm 3 vòng [Amitryptilin, nortryptilin, imipramin...]: nhóm thuốc này có tác dụng ức chế sự hoạt động của serotonin và norepinephrine [những chất dẫn truyền thần kinh quan trọng trong não], nên khi sử dụng nhóm thuốc chống trầm cảm 3 vòng trong một thời gian dài sẽ gây ra tác dụng phụ làm mất trí nhớ.

Nhóm thuốc cao huyết áp chẹn [Atenolol, propanolol, timolol…]: nhóm thuốc này thường được chỉ định trong điều trị cao huyết áp, rối loạn nhịp tim, đau thắt ngực… Khi sử dụng trong một thời gian dài, các thuốc chẹn  thường gây ra mất trí nhớ do ức chế hoạt động của các chất dẫn truyền thần kinh norepinephrin và epinephrine trong não.

Ngoài các thuốc trên, còn có nhiều loại thuốc khác cũng gây ra mất trí nhớ:

Thuốc giảm đau opioid [Hydrocodon, tramadol...].

Thuốc điều trị bệnh Parkinson [Apomorphin, pramipexole…].

Thuốc chống động kinh [Carbamazepine, gabapentin…].

Thuốc kháng histamin [Chlorpheniramin, dexchlorpheniramin…]…

Vì vậy, khi sử dụng các nhóm thuốc trên người bệnh cần phải hết sức thận trọng, tuân theo đúng chỉ định của bác sĩ kê đơn. Trong quá trình sử dụng, nếu thấy suy giảm trí nhớ một cách bất thường, cần thông báo kịp thời cho bác sĩ để có hướng xử lý, bằng cách giảm liều dùng hay thay thế một loại thuốc khác không gây ra tác dụng phụ làm mất trí nhớ.


Video liên quan

Chủ Đề