Nữ đóng bhxh bao nhiêu năm được hưởng lương hưu

Chính phủ đã hoàn thiện Dự án Luật BHXH [sửa đổi] và có Tờ trình số 527/TTr-CP ngày 10/10/2023 trình Quốc hội. Theo đó, dự thảo Luật BHXH [sửa đổi] đã cụ thể hóa 11 nội dung lớn, trong đó có Giảm điều kiện về số năm đóng BHXH tối thiểu để được hưởng lương hưu hàng tháng từ 20 năm xuống 15 năm nhằm gia tăng người được hưởng lương hưu.

Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội [BHXH] [sửa đổi] quy định mức lương hưu hàng tháng của người lao động khi đóng BHXH 15 năm. Ảnh minh họa.

Phó Vụ trưởng Vụ BHXH - Bộ LĐTB&XH Nguyễn Duy Cường đã có chia sẻ với báo chí: Theo nguyên lý BHXH và thông lệ quốc tế, người lao động để được hưởng lương hưu thì phải đáp ứng đồng thời 2 điều kiện là đủ tuổi nghỉ hưu và đủ thời gian đóng BHXH tối thiểu.

Đối với thời gian đóng BHXH, theo quy định của Luật BHXH hiện hành là phải đủ 20 năm đóng BHXH tối thiểu để được hưởng lương hưu. Trong quá trình tổng kết, đánh giá thực hiện Luật BHXH hiện hành thời gian qua cho thấy, quy định thời gian đóng BHXH tối thiểu để được hưởng lương hưu là phải đủ 20 năm đã gây khó khăn cho một số nhóm đối tượng nhất định. Ví dụ: Những người bắt đầu tham gia thị trường lao động muộn, tham gia vào hệ thống BHXH muộn [45, 47 tuổi mới tham gia BHXH]. Hay có những người tham gia BHXH sớm nhưng quá trình bị giãn đoạn nên khi đến tuổi nghỉ hưu vẫn không đáp ứng đủ số năm đóng BHXH. Và khi người ta không đủ điều kiện hưởng lương hưu thì sẽ có xu hướng hưởng BHXH một lần.

Do vậy, để tạo cơ hội cho những người mới bắt đầu tham gia BHXH muộn, Chính phủ có đề xuất giảm thời gian đóng BHXH tối thiểu để được hưởng lương hưu từ 20 năm xuống 15 năm. Tuy nhiên, lại có những người lao động hiểu là họ đóng BHXH đến khi đủ 15 năm thì không tham gia nữa. “Việc giảm thời gian đóng BHXH tối thiểu xuống 15 năm chỉ hướng đến một số nhóm đối tượng nhất định do không có điều kiện đóng dài, chứ không phải tất cả những người tham gia BHXH bắt buộc. Với nguyên tắc đóng - hưởng trong BHXH thì người lao động có thời gian đóng BHXH dài sẽ được hưởng tỷ lệ hưởng lương hưu cao và mức lương hưu cao hơn. Những người không có điều kiện đóng BHXH dài, có thể hưởng mức lương hưu khiêm tốn nhưng có nguồn thu nhập lương hưu ổn định khi về già. Và đặc biệt là có bảo hiểm y tế đảm bảo tốt hơn cuộc sống khi về già cho người lao động”- ông Nguyễn Duy Cường nhấn mạnh.

Dự thảo Luật BHXH [sửa đổi] kế thừa quy định hiện hành

Theo quy định tại dự thảo Luật BHXH [sửa đổi] khi đóng BHXH 15 năm, lao động nữ được hưởng lương hưu bằng 45% mức đóng nhưng lao động nam phải đóng BHXH 20 năm. Điều này đồng nghĩa với việc lao động nam đóng BHXH 15 năm chỉ được tính bằng 33,75% mức đóng. Như vậy, tỷ lệ hưởng lương hưu của lao động nam và nữ khác nhau khi có cùng 15 năm đóng BHXH.

Trả lời báo chí về việc này, Phó Vụ trưởng Vụ BHXH cho hay: Trong các lần sửa đổi Luật BHXH trước đây, chúng ta ưu tiên hơn cho việc đảm bảo cân đối bền vững của quỹ BHXH. Lần sửa đổi Luật BHXH lần này, chúng ta ưu tiên hơn cho việc mở rộng diện bao phủ đối tượng tham gia BHXH và đối tượng thụ hưởng BHXH. Chính vì vậy, về cơ bản các nội dung sửa đổi luật lần này liên quan đến công thức, mức hưởng các chế độ của BHXH, cách tính lương hưu đều kế thừa quy định Luật BHXH hiện hành.

Theo quy định của Luật BHXH năm 2014 hiện hành, khi đã đủ điều kiện hưởng lương hưu thì tỷ lệ hưởng lương hưu của lao động nữ có 15 năm đóng BHXH là 45% mức đóng. Còn đối với lao động nam, từ năm 2022 trở đi khi đủ điều kiện hưởng lương hưu thì 20 năm đóng BHXH tương ứng với tỷ lệ hưởng là 45%. Sau đó mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội tính thêm 2% và tối đa là 75 %.

Lao động nam cần 35 năm đóng bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu tối đa; còn lao động nữ cần 30 năm đóng bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu cao nhất...

Hiện nay, vấn đề đóng bảo hiểm xã hội và hưởng lương hưu được quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và các văn bản hướng dẫn.

Theo đó, mức hưởng lương hưu hằng tháng được quy định tại Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và được hướng dẫn bởi khoản 2 Điều 7 Nghị định 115/2015/NĐ-CP.

Mức lương hưu hằng tháng của người lao động được tính theo công thức sau:

Mức hưởng lương hưu hằng tháng = Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng x Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Trong đó, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu được tính như sau:

- Đối với lao động nữ nghỉ hưu từ ngày 1-1-2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% - tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội; sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.

Như vậy, lao động nữ cần 30 năm đóng bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu tối đa.

- Đối với lao động nam nghỉ hưu từ ngày 1-1-2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội theo bảng dưới đây, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội, được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.

Năm nghỉ hưu

Số năm đóng bảo hiểm xã hội tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 45%

2018

16 năm

2019

17 năm

2020

18 năm

2021

19 năm

Từ 2022 trở đi

20 năm

Như vậy, lao động nam cần 35 năm đóng bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu tối đa.

* Tóm lại, hiện nay, nếu người lao động muốn được hưởng lương hưu với tỷ lệ tối đa [75%] thì cần phải đáp ứng đủ điều kiện hưởng lương hưu và bắt buộc phải đóng bảo hiểm xã hội ít nhất 30 năm đối với nữ và 35 năm đối với nam.

Ngoài ra, đối với người lao động hưởng lương hưu trước tuổi quy định do suy giảm khả năng lao động thì tỷ lệ [%] hưởng lương hưu hằng tháng cũng sẽ được tính như trên nhưng cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì sẽ bị giảm 2%.

Cách tính lương hưu khi lạm phát như thế nào?

Theo Điều 57 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, Chính phủ sẽ quy định việc điều chỉnh tiền lương hưu trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng và tăng trưởng kinh tế phù hợp với ngân sách nhà nước và quỹ bảo hiểm xã hội [tức là điều chỉnh tiền lương hưu khi lạm phát].

Như vậy, khi có lạm phát thì Chính phủ sẽ điều chỉnh tiền lương hưu [tăng lương hưu] cho phù hợp với tình hình thực tế của từng thời kỳ.

Hiện nay, mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội được thực hiện theo Thông tư 36/2021/TT-BLĐTBXH ngày 31-12-2021.

Khi có luật mới thì mức đóng bảo hiểm thế nào?

Theo dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi đang được Chính phủ lấy ý kiến nhân dân, lao động nam tham gia bảo hiểm xã hội từ 15 năm đến dưới 20 năm thì lương hưu cho mỗi năm đóng được tính bằng 2,25% tiền lương bình quân tháng đóng bảo hiểm xã hội. Mức lương hưu với lao động nam thuộc nhóm này dao động từ 33,75% đến 42,75%.

Trường hợp lao động nam đóng bảo hiểm xã hội từ 20 năm trở lên thì hưởng lương hưu với mức 45% và cộng thêm 2% cho mỗi năm đóng sau đó. Muốn hưởng tối đa 75%, người lao động phải đóng bảo hiểm xã hội đủ 35 năm.

Đối với lao động nữ đóng 15 năm bảo hiểm xã hội thì hưởng lương hưu tối thiểu 45% và sau đó cộng thêm 2% cho mỗi năm tham gia. Để hưởng mức tối đa 75%, lao động nữ phải đóng bảo hiểm xã hội đủ 30 năm.

Như vậy, so với quy định hiện hành, người lao động vẫn phải đóng bảo hiểm xã hội tối đa 30 năm đến 35 năm để được hưởng mức lương hưu cao nhất là 75%.

Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội [sửa đổi] được lấy ý kiến đến tháng 4, dự kiến trình Chính phủ vào tháng 6, trình Quốc hội thảo luận, cho ý kiến tại kỳ họp Quốc hội tháng 10-2023, thông qua tại kỳ họp tháng 5-2024, có hiệu lực từ ngày 1-1-2025.

THẢO PHƯƠNG

Đóng bảo hiểm xã hội 15 năm là có thể được hưởng lương hưu?

Đây là nội dung đề xuất tại dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi mà Chính phủ đang lấy ý kiến nhân dân để trình Quốc hội thảo luận, cho ý kiến tại kỳ họp Quốc hội vào tháng 10 năm nay. Theo đó, dự thảo luật sửa đổi lần này đề xuất giảm điều kiện về số năm đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu để được hưởng lương hưu từ 20 năm xuống 15 năm.

Người không có lương hưu sẽ được trợ cấp 500.000 đồng mỗi tháng?

Tại dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội [sửa đổi] mà Chính phủ đang lấy ý kiến nhân dân, cơ quan soạn thảo [Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội] đề xuất tăng mức trợ cấp hưu trí xã hội từ 360.000 đồng/người/tháng hiện nay lên 500.000 đồng/người/tháng đối với người từ 80 tuổi trở lên mà không có lương hưu, không có trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng.

Đề xuất điều chỉnh tăng lương hưu từ ngày 1-7-2023 cho tất cả các đối tượng

Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội vừa có văn bản gửi các bộ, ngành lấy ý kiến xây dựng Nghị định điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng. Theo đó, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội đề xuất điều chỉnh chung tăng lương hưu cho tất cả các đối tượng hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng từ 1-7-2023, mức tăng cao nhất lên tới 20,8%.

Chủ Đề