Nốt móc tấm bằng bao nhiêu phách?

1-Ngón Á: Ví dụ Ðàn Tranh: là cách lướt trên hàng dây xen kẻ các câu nhạc, ngón Á thường ở phách yếu để chuẩn bị vào phách mạnh đầu hay cuối câu nhạc, có 3 loại ngón Á:

Á xuống: gảy nhiều âm liền bậc từ 1 âm cao xuống thấp. Á lên: vuốt lên bằng ngón 2. 3 từ âm thấp lên cao. Á vòng: kết hợp Á lên và Á xuống.

          Trong âm nhạc cổ truyền, ngón Á xuống là cơ bản.

2-Ngón Bịt [pizzicato]: là làm cho âm thanh vừa vang lên liền tắt một cách đột ngột, tạo sự thay đổi màu âm, diễn tả sự nghẹn ngào, có 2 cách thể hiện:

    1. sử dụng bàn tay hoặc ngón tay vừa gảy chặn ngay dây đàn.

    2. sử dụng bàn tay phải ở ngay thân ngón út chặn ngang ngựa đàn tạo một âm tối, tương tự sử dụng bộ hãm tiếng [sourdine]

Ví dụ Ðàn Tranh: ngón bịt là cách vừa dùng ngón tay phải gảy dây, vừa dùng đầu ngón tay trái đặt nhẹ lên dây đàn, hoặc chặn tay trái lên đầu nhạn đàn, nếu là gảy một nốt nhạc. Còn nếu định gảy hẳn một nốt nhạc với toàn âm bịt, nghệ nhân dùng cạnh bàn tay phải chặn nhẹ lên cầu đàn, dùng tay trái gảy thay tay phải.

3-Bồi âm [Flagiolletto]:

a-Âm bồi tự nhiên: nhấn nhẹ tay lên dây đàn, cao độ đúng như nốt ghi, nhưng màu sắc thay đổi hẳn, ký hiệu số [o] trên nốt.

b-Âm bồi nhân tạo: tạo ra bằng các dây bấm, có ưu điểm sử dụng được nhiều nốt.

Ví dụ Ðàn Tranh: âm bồi có thể đánh trên tất cả các dây, nhưng chỉ nên đánh trong khoảng âm giữa, âm dưới và nên đánh những âm bồi quãng 8. Cách đánh là dùng ngón tay trái chặn vào đoạn dây đàn thích hợp kể từ cầu đàn đến nhạn đàn trong khi tay phải gảy dây đó.

4-Ngón gõ: Ví dụ Ðàn Nguyệt: là ngón sử dụng ngón tay phải gõ vào mặt đàn, thường sử dụng khi các nhạc khí đều nghỉ [dấu lặng] hoặc để báo hiệu cho hát, hoặc hòa tấu, hoặc điểm giữa các câu nhạc, đoạn nhạc.

5-Ngón giật: Ví dụ Ðàn Bầu: gây ấn tượng đau xót, uất ức... Ký hiệu để chỉ ngón giật là 1 vạch thẳng nối từ nốt chính sang nốt phụ, khi dây căng hoặc chùng vừa đến cao độ của nốt phụ thì chặn dây lại ngay.

6-Dấu luyến dịu hay dấu láy chùm [gruppetto]: là một nhóm ba hay bốn nốt theo sau hay đứng trước nốt chính, nó được viết bằng nhiều nốt nhỏ hay bằng một trong hai ký hiệu sau đây:

7-Dấu láy ngắn [nốt dựa ngắn]: gồm một vài âm biểu diễn rất nhanh, tính vào trường độ âm đi trước hoặc sau nó, được ký hiệu bằng nốt nhỏ dạng móc đơn có vạch chéo.

8-Dấu láy dài [nốt dựa dài]: Dấu láy dài không bị gạch chéo, bằng trường độ một nửa nốt nối với nó.

Dấu láy [+]: của nhạc khí Hơi là dấu láy lên một cung   [Ví dụ: Sáo, Tiêu].

 

9-Dấu láy nhanh hay âm vỗ hoặc ngón vỗ [Mordente]:  là một ký hiệu để chỉ khi diễn cần phải láy thật nhanh 2 nốt gần nhau. Nốt thứ nhất cùng cao độ với nốt chính và nốt thứ hai ở trên hay ở dưới một cung hay nửa cung. Âm vỗ được cấu tạo bằng âm thêu, âm thêu là bậc kề bên cách âm cơ bản của giai điệu một nửa cung hay một cung đi lên hoặc đi xuống. Âm hình giai điệu của âm vỗ gồm ba âm: âm cơ bản, âm thêu và âm cơ bản:

 

Ví dụ Ðàn Bầu: ngón vỗ là kỹ thuật dùng tay trái đập nhẹ, nhanh và dứt khoát vào vòi đàn làm âm thanh phát ra nghe đứt đoạn như tiếng nấc, có thể vỗ vài ba lượt trên một âm, thường là những âm dài để diễn tả tình cảm.

Ví dụ Ðàn Tranh: ngón vỗ là cùng một kiểu ngón nhấn, nhưng đúng như tên gọi, đây là một cách dùng hai hay ba đầu ngón tay [ngón trỏ, ngón giữa và ngón áp út] vỗ lên một dây nào đó [phía bên trái nhạn đàn, vừa được tay phải gảy] và nhấc ngay các ngón tay lên, làm âm thanh cao lên đột ngột từ 1/2 cung đến 1 cung. Có hai loại vỗ:

Vỗ đồng thời: tức là cùng một lúc tay phải gảy dây, tay trái vỗ, sẽ nghe 2 âm: một âm phụ cao hơn 1/2 cung [hoặc 1 cung] luyến nhanh ngay xuống âm chính [âm phụ đó do ngón tay trái vỗ tạo nên], âm thứ hai là âm chính của dây đàn. Ðộ ngân của âm vỗ có thể nằm trong độ ngân của âm chính sau đó.

Vỗ sau: tay phải gảy dây xong, tay trái mới vỗ lên dây, như vậy sẽ nghe 3 âm luyến nhau: âm thứ nhất do tay phải gảy trên dây, âm thứ hai do ngón vỗ tạo nên, âm này cao hơn âm thứ nhất khoảng 1/2 cung [hoặc 1 cung]; và tiếp đó âm thứ ba là âm do ngón tay vỗ xong nhấc lên ngay, dây đàn được trở lại trạng thái cũ, âm thanh còn lại vang lên theo độ căng của dây đó lúc đầu.

 

10-Dấu láy rền [trille]: là âm hình giai điệu gồm hai âm cơ bản và thêu luân phiên nhau nhanh và đều. Trường độ của âm hình láy rền bằng trường độ của âm được láy. Dấu dùng để ký hiệu láy rền được đặt trên nốt nhạc.

    

11-Dấu luyến: [legato]: Thủ pháp lê-ga-tô là cách biểu diễn sao cho các âm quyện với nhau và ký hiệu bằng một đường vòng cung. Dấu luyến [legato] đặt trên hoặc dưới những nốt nhạc cần biểu diễn luyến âm.

12-Ngón nhấn: là dùng ngón bấm nhấn dây xuống để tạo hiệu quả tiếng đàn cao hơn, những chữ Xư, Xang, Công non, Oan trong các bài bản Nam đều có dùng kỹ thuật nhấn này và nhấn cao hơn 1/2 cung.

Ví dụ Ðàn Tranh: ngón nhấn là cách để đánh thêm những âm khác, có thể là 1/2 âm, 1/3 âm, 1/4 âm mà hệ thống dây Ðàn Tranh không có, cách nhấn là dùng ngón ba đầu ngón tay trái nhấn dây xuống từng yêu cầu từng bài [1/2 cung nhấn nhẹ, 1 cung nặng tay hơn], ví dụ Ðàn Tranh chỉ có những dây: Ðô, Rê, Fa, Sol, La, Ðô, muốn đánh âm Mi hay Si: nhấn trên dây Rê sẽ đạt âm Mi.

Ví dụ Ðàn Nguyệt: trên một cung, dùng ngón tay trái bấm nhấn dây đàn xuống để tạo ra âm thanh có cao độ khác nhau so với âm tự nhiên của cung đó gọi là nhấn.

13-Ngón nhấn mượn nốt: là ngón nhấn để đạt âm thanh mềm mại.

Ví dụ Ðàn Tranh: muốn đánh âm La, không sử dụng dây La mà mượn dây Sol [cạnh dây La], trường hợp này gọi là mượn nốt hay mượn cung. Âm La nghe mềm mại, dịu dàng hơn âm La đánh trên dây La. chú ý thường chỉ mượn những dây có âm thấp liền bậc với âm vang lên, không mượn những dây quá xa.

14-Ngón nhấn luyến: là nhấn từ 1 âm này đến 1 âm khác có cao độ cao hoặc thấp hơn âm khởi đầu, tất cả đều thực hiện trên cùng 1 ngăn đàn, hiệu quả nhấn luyến gần với luyến tạo âm thanh mềm mại, liền lạc. Ngón nhấn luyến gồm có nhấn luyến lên và nhấn luyến xuống.

Nhấn luyến lên: Ví dụ Ðàn Tranh: muốn đánh âm nhấn luyến lên, nghệ nhân gảy đàn vào một dây [ví dụ dây La] để vang lên âm đó rồi dùng ngón tay trái nhấn dần lên dây đó [bên trái nhạn đàn] làm âm thanh cao lên một cao độ nào đó, hoặc nhấn tiếp tục cho âm thanh cao lên nữa.

Nhấn luyến xuống: Ví dụ Ðàn Tranh: muốn có âm luyến xuống phải mượn nốt, ví dụ muốn có âm Fa luyến xuống Rê, phải mượn dây Rê nhấn mạnh trước rồi mới gảy sau, khi âm Fa vang lên, ngón tay trái nới dần ra để âm Rê vang theo. Ðánh âm nhấn luyến lên hay nhấn luyến xuống, chỉ cần gảy một lần thôi, độ ngân của các âm nhấn luyến được ghi như các nốt nhạc bình thường.

15-Ngón nhấn láy hoặc ngón nhún: là kết hợp vừa ngón nhấn và ngón láy, Ví dụ đàn Tranh: ngón nhún là cách nhấn liên tục trên một dây nào đó làm cho âm thanh cao lên không quá một cung liền bậc, ngón nhún tạo thành làn sóng có dao động lớn hơn ngón rung, tạo âm thanh mềm mại, sâu lắng [nhạc Huế thường sử dụng ngón nhún].

16-Ngón rung: Ví dụ Ðàn Nguyệt: có hai kiểu rung: rung dọc và rung ngang

Rung dọc [rung gân ngoài]: cách rung là lay nhẹ đầu ngón tay bấm trên dây, động tác này rất gần với cách rung của Ðàn Nhị hoặc Violon. Rung ngang [rung dây trong]: cách rung này là đặt ngón tay xuống cung đàn, dùng gân ngón bấm vít dây xuống rồi lại thả ra đều đặn cho đến hết trường độ của nốt nhạc. Khi vít dây nông, rung nhanh và đều đặn và tương đối nhanh gọi là rung mượt. Khi vít dây sâu, rung hơi chậm và gợn sóng tạo ra đợt sóng rõ ràng, ngân vang nhưng hơi chậm gọi là rung hột. Ðối với những âm rung thường xuyên có tính chất bắt buộc như Xự và Cống trong hơi Bắc, Xang, Oan trong hơi Nam, tùy theo trình độ và thói quen, người ta có thể xử lý chữ nhạc rung theo mức độ khác nhau.

Ví dụ Ðàn Tranh: ngón rung là cách dùng một, hai hoặc ba đầu ngón tay trái rung nhẹ trên sợi dây đàn [về phía bên trái] mà tay phải vừa gảy, ngón rung làm âm thanh phát ra được ngân dài, vang hơn, độ cao của âm thanh thay đổi không đáng kể, độ ngân của ngón rung tùy theo độ dài của nốt nhạc.

17-Ngón nhấn rung: kết hợp giữa nhấn và rung, ví dụ: xang và Oan trong Hơi Nam.

18-Ngón ngắt [staccato]: thủ pháp Staccato là cách biểu diễn ngắn ngọn âm thanh của giai điệu hoặc của hợp âm. Thủ pháp Staccato ký hiệu bằng dấu chấm, đặt trên đầu nốt nhạc hoặc dưới nốt nhạc.

19-Sử dụng miếng gảy: đánh xuống:[chữ U ngược] hất lên: V

20-Ngón vuốt [glissando]:  là ngón chạy từ nốt cao xuống thấp hay từ thấp lên cao.

Ví dụ Ðàn Bầu: ngón vuốt của Ðàn Bầu được sử dụng thường xuyên, khi vuốt lên hay vuốt xuống vẫn dùng ngón cái và ngón trỏ để căng dây hoặc chùng dây bình thường, chỉ khác là phải vừa kết hợp căng và chùng dây, vừa miết ngón vào vòi để cao độ được trượt qua tất cả các âm và dừng lại ở âm qui định trên bản nhạc.

Ví dụ Ðàn Tranh: ngón vuốt Ðàn Tranh là tay phải gảy đàn, tiếp theo dùng 2, 3 ngón tay trái vuốt trên dây đàn đó[từ nhạn đàn ra trục dây hay ngược lại] làm tăng sức căng của dây một cách đều đều, liên tục. Âm thanh được nâng cao dần lên trong phạm vi 1/2 cung đến 1 cung.

Ví dụ Ðàn Nguyệt: ngón vuốt của Ðàn Nguyệt cũng giống như cách vuốt của các đàn khác, nhưng ở Ðàn Nguyệt khi bấm để vuốt rất dễ lạc tiếng vì dây đàn có độ co giãn khá lớn.

Vuốt từ âm thấp lên cao: móng gảy đánh vào âm thứ nhất [âm thấp] vừa dứt thì ngón bấm tay trái vuốt trên dây di chuyển trên ngăn đàn của nốt có âm cao với mức độ đều đặn, tốc độ di chuyển tùy vào trường độ của nốt. Vuốt từ âm cao xuống thấp: cũng vậy móng gảy đánh vào âm thứ nhất [âm cao] vừa dứt ngón bấm tay trái di chuyển đến ngăn của nốt có âm thấp.

21-Ngón vê: Ví dụ Ðàn Bầu: ngón vê của Ðàn Bầu là khi đang gảy chuyển sang ngón vê, phải chuyển thế cầm que gảy từ 3 ngón sang 2 ngón [ngón cái và ngón trỏ]. Sau đó úp bàn tay xuống dây đàn sao cho điểm cạnh của bàn tay phải [ngay sát cổ tay] chạm vào dây ở điểm gút. Sau đó bật liên tục đầu que đàn vào điểm gảy của dây với tốc độ thật nhanh và biên độ hẹp, kết quả sẽ tạo hiệu quả vê như nhạc khí gảy, chỉ khác ở Ðàn Bầu là thường vê âm bội, không vê âm thực như các nhạc cụ khác.                      

Ví dụ Ðàn Nguyệt: ngón cái và ngón trỏ cầm ngón gảy, các ngón khác khum tròn, cổ tay kết hợp với ngón tay điều khiển móng gảy đánh xuống, hất lên đều đặn, liên tục trên dây đàn gọi là vê, khi vê, đầu móng gảy không nên đặt quá sâu xuống dây đàn vì sẽ làm tiếng đàn đứt quãng không vê được nhanh.

Nốt móc đơn bao nhiêu nhịp?

Nốt móc đơn tương đương 1/8 nốt tròn, 1/4 nốt trắng, 1/2 nốt đen, hai nốt móc kép, bốn nốt móc ba,... Trong các bản nhạc theo nhịp phân đôi [2/4, 3/4, 4/4,...], một nốt móc đơn ứng với nửa phách. Nếu thêm một dấu chấm dôi thì trường độ của nốt móc đơn được kéo dài thêm một nửa.

Nốt móc ba bao nhiêu phách?

Nốt móc ba tương đương 1/32 nốt tròn, 1/16 nốt trắng, 1/8 nốt đen, 1/4 nốt móc đơn, 1/2 nốt móc kép, hai nốt móc tư. Trong các bản nhạc theo nhịp phân đôi [2/4, 3/4, 4/4,...], một nốt móc ba ứng với 1/8 phách.

Một nốt đen bằng bao nhiêu phách?

Nốt đen [tiếng Anh: crotchet, quarter note] là một hình nốt nhạc có trường độ bằng 1/4 nốt tròn và bằng phân nửa nốt trắng. Đối với nhịp 3/4, 4/4 thì một nốt trắng tương đương hai phách trong một ô nhịp. Nốt đen và dấu lặng đen Bốn nốt đen.

Một nốt móc kép bằng bao nhiêu phách?

Nốt móc kép tương đương 1/16 nốt tròn, 1/8 nốt trắng, 1/4 nốt đen, 1/2 nốt móc đơn, hai nốt móc ba, bốn nốt móc tư,... Trong các bản nhạc theo nhịp phân đôi [2/4, 3/4, 4/4,...], một nốt móc kép ứng với 1/4 phách.

Chủ Đề