Tính đến năm 2004 số nước thành viên của EU sự dụng đồng Euro lâm đồng tiền chung là bao nhiêu nước?

Năm 2004 là năm diễn ra nhiều sự kiện quan trọng trong đời sống chính trị của Liên hiệp châu Ấu [EU]. Khối này đã tiến hành mở rộng lần thứ năm - kết nạp thêm mười nước thành viên mới; thông qua Hiến pháp chung châu Ấu, bầu Nghị viện châu Ấu [PE] lần thứ năm và bầu Chủ tịch mới của Ủy ban châu  Ấu [EC].

Đây cũng là năm có các diễn biến mới trong quan hệ giữa EU với Mỹ, và Việt Nam.

Năm của những sự kiện quan trọng trong đời sống chính trị của EU

Ngày 1-5-2004, EU đã kết nạp mười nước thành viên mới gồm Séc, Ba Lan, Hungary, Slovakia, Slovenia, Látvia, Lít-va, Estonia, Malta và Síp, nâng tổng số các nước thành viên EU từ 15 lên 25. Sự kiện được coi là "vụ nổ lớn" này được đón nhận với tâm trạng háo hức của giới quan chức; nhưng nhân dân các nước thành viên cũ và mới lại tỏ ra không vồ vập và hoài nghi.

Điều đó là dễ hiểu bởi lẽ việc mở rộng lớn nhất trong lịch sử 47 năm tồn tại của EU mang lại cả lợi ích và những thách thức đối với sự phát triển của EU trong tương lai.

Việc kết nạp mười thành viên mới với 75 triệu dân đưa EU trở thành một thị trường chung rộng lớn, một khu vực buôn bán lớn nhất thế giới với 450 triệu người tiêu dùng và một nền kinh tế chung ngang bằng với Mỹ [GDP của 25 nước thành viên EU vào khoảng gần 10 nghìn tỷ USD so với mức 11 nghìn tỷ USD của Mỹ]. Các cơ hội xuất khẩu và đầu tư mới cũng được mở ra cho các công ty trong và ngoài châu Ấu. Một EU mở rộng sẽ không chỉ thúc đẩy buôn bán với các nền kinh tế trong EU, mà cả với các đối tác khác như Mỹ và các nước châu Á.

Tuy nhiên,  việc gia nhập EU sẽ không nhanh chóng mang lại sự phồn vinh cho các nước thành viên mới, mặc dù trong thực tế các nước thành viên  mới đều  được hưởng lợi ích kinh tế lớn từ việc nhận các khoản trợ cấp  hàng tỷ euro từ các quỹ hỗ trợ  phát triển nông nghiệp và nông thôn, quỹ cải cách cơ cấu và quỹ phúc lợi xã hội. Nhưng phải mất  từ 30 đến 50 năm sau khi gia nhập EU, các nước thành viên mới mới có thể đạt được trình độ của các nước thành viên cũ. Tỷ lệ thất nghiệp và thâm hụt  ngân sách  sẽ vẫn ở mức cao do các cuộc  cải cách cơ cấu tiếp tục được thực hiện.

Mặc dù phải đối mặt nhiều khó khăn và thách thức, các nhà lãnh đạo EU vẫn cam kết sẽ tiếp nhận thêm các nước thành viên mới. Hội nghị cấp cao EU diễn ra trong hai ngày 16 và 17-12-2004 đã quyết định sẽ kết nạp Romania và Bulgaria làm thành viên chính thức của khối này vào ngày 1-1-2007. EU cũng sẽ mở vòng đàm phán về quy chế thành viên EU với Croatia và  Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 2005.

Sau khi kết nạp thêm mười nước thành viên mới, EU đã tổ chức bầu PE, thông qua Hiến pháp chung châu Ấu và bầu Chủ tịch EC kế nhiệm. Quá trình diễn ra những sự kiện này phản ánh thắng lợi cũng như khó khăn, bất đồng tác động  cả EU và các nước thành viên.

Cuộc bầu PE lần thứ năm được tổ chức thành công ở cả 25 nước thành viên EU, lựa chọn 732 nghị sĩ nhiệm kỳ năm năm, nhưng tỷ lệ cử tri đi bầu quá thấp [phản ánh sự thờ ơ của công chúng đối với những công việc chung của EU, nhất là ở mười nước thành viên mới].

Các đảng có xu hướng  hoài nghi châu Ấu hoặc kiên quyết đấu tranh chống xu thế hội nhập châu Ấu đã giành số phiếu ủng hộ cao hơn các đảng cầm quyền. Điều đó khiến nhiều nhà lãnh đạo EU lo ngại về triển vọng của một  châu Ấu thống nhất, vì các đảng này sẽ gây không ít khó khăn cho các đảng cầm quyền trong việc thông qua những chính sách chung của EU.

Việc các nhà lãnh đạo EU thông qua Hiến pháp chung châu Ấu tại Hội nghị cấp cao Brussels giữa tháng 6 năm nay được đánh giá là "một thắng lợi mang tính bước ngoặt", tạo cơ sở cho việc cải cách các cơ quan của EU, để khối này hoạt động có hiệu quả với 25 nước thành viên.

Trong khi các nhà lãnh đạo các nước thành viên đều tỏ ra hài lòng, coi việc thông qua Hiến pháp chung mới là bước tiến theo hướng thống nhất châu Ấu, phần lớn nhân dân các nước thành viên không nhất trí với lãnh đạo nước họ khi nói về Hiến pháp chung mới, thậm chí chỉ trích lãnh đạo nước họ về những thỏa hiệp làm "tổn hại lợi ích quốc gia" trong quá trình đàm phán về dự thảo Hiến pháp chung này.

Do đó, mặc dù đã được các nhà lãnh đạo cấp cao các nước thành viên EU thông qua, số phận bản Hiến pháp chung châu Ấu vẫn chưa được bảo đảm và chưa có hiệu lực chừng nào chưa được người dân và QH các nước thành viên thông qua. Dự kiến có tám nước thành viên EU sẽ tổ chức trưng cầu ý dân; ở những nước còn lại QH sẽ tiến hành bỏ phiếu thông qua bản Hiến pháp chung, thời hạn cuối cùng vào cuối năm 2006. Nếu chỉ một trong số 25 nước thành viên EU không chấp nhận, bản Hiến pháp chung này sẽ bị phá sản.

Cùng với việc thông qua Hiến pháp chung mới, các nhà lãnh đạo EU đã nhất trí đề cử ông Durao Baroso, cựu Thủ tướng Bồ Đào Nha làm ứng cử viên chức Chủ tịch EC. PE đã thông qua quyết định này cuối tháng 7 năm nay. Ông D.Baroso chính thức đảm nhiệm chức Chủ tịch EC ngày 1-11 vừa qua; danh sách các thành viên mới của EC  cũng mới được PE thông qua. Tuy nhiên, những tranh luận diễn ra trong quá trình lựa chọn người kế nhiệm chức Chủ tịch EC cũng như các thành viên của cơ quan này phản ánh bất đồng sâu sắc giữa các nước lớn trong EU và các lực lượng chính trị trong PE về chính sách đối nội, đối ngoại của khối này.

Quan hệ EU - Mỹ tuy được cải thiện, nhưng vẫn tồn tại nhiều bất đồng

Năm 2004 chứng kiến xu thế "hòa giải" giữa EU và Mỹ, được bắt đầu từ nửa cuối năm 2003, vẫn tiếp diễn. Sau chuyến thăm châu Ấu bốn ngày trung tuần tháng 12 năm nay nhằm khôi phục lòng tin giữa Mỹ và châu Ấu [trước khi Tổng thống Mỹ G.Bush thăm châu Ấu vào tháng 2-2005 với cùng mục đích nói trên], Bộ trưởng Ngoại giao sắp mãn nhiệm của Mỹ, ông C.Powell cho rằng những khác biệt giữa hai bờ Đại Tây Dương bắt nguồn từ cuộc chiến Iraq đang được khép lại.

Bằng chứng của sự hòa giải này là  các nước EU cam kết tăng cường lực lượng ở Afghanistan, bổ sung lực lượng huấn luyện binh sĩ Iraq, hợp tác giải quyết vấn đề Sudan và cuộc khủng hoảng chính trị ở Ukraine. Tuy nhiên ông C.Powell cũng thừa nhận giữa Mỹ và EU vẫn tồn tại rạn nứt và bất đồng về các vấn đề đối ngoại, đối nội.

Các nước EU phê phán chính sách đơn phương của Mỹ trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế, như phê phán Mỹ đơn phương rút khỏi Nghị định thư Kyoto về cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính cũng như chống lại việc đưa công dân Mỹ ra xét xử tại Tòa án quốc tế thường trực đầu tiên của thế giới về xét xử tội phạm chiến tranh, tội ác chống lại loài người và tội diệt chủng [ICC]. EU và Mỹ cũng có lập trường khác nhau trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng hạt nhân ở Triều Tiên và Iran cũng như cuộc xung đột giữa Israel và Palestine ở Trung Đông.

Việc các nước EU đẩy tới kế hoạch thành lập  lực lượng phản ứng nhanh châu Ấu [ERRF] với cam kết lập bốn  đơn vị đầu tiên của ERRF vào năm 2005, và lập một bộ chỉ huy và hoạch định kế hoạch tác chiến quân sự của khối này, độc lập với NATO, nhằm thoát khỏi sự bảo trợ của Mỹ bị các quan chức chính quyền Mỹ phản đối gay gắt.

Theo các nhà phân tích châu Ấu và Mỹ, những động thái nói trên cho thấy việc Tổng thống G.Bush, người không được nhân dân châu Ấu ủng hộ, tái đắc cử Tổng thống Mỹ nhiệm kỳ hai khiến cho việc khắc phục sự bất đồng giữa Mỹ và châu Ấu ngày càng khó khăn hơn.

Trong lĩnh vực kinh tế - thương mại giữa Mỹ và EU vẫn bất đồng về nhiều vấn đề. Trước hết, việc Mỹ duy trì chính sách "đồng USD yếu" nhằm bảo vệ nền kinh tế Mỹ gây tổn thất lớn cho EU, làm bùng phát cuộc tranh cãi gay gắt về vấn đề tỷ giá. Tỷ giá đồng USD những tháng qua giảm 30% so với đồng euro, làm cho GDP của các nước EU có thể suy giảm tới gần 50%. Theo các chuyên gia kinh tế, nếu giá trị đồng euro tăng lên tới 1,4 USD một euro thì nhịp độ tăng trưởng kinh tế của EU sẽ từ mức 1,8% hiện nay tụt xuống còn 1,5% năm 2005.

Nền kinh tế EU suy giảm do không xuất khẩu được hàng hóa. Thời gian qua, hàng xuất khẩu của EU tăng giá tới 30%, không thể xuất sang Mỹ và các thị trường khác. Chủ tịch Ngân hàng trung ương châu Ấu [ECB] và các bộ trưởng tài chính EU kêu gọi chính quyền Mỹ nhanh chóng triển khai những biện pháp kịp thời khắc phục tình trạng thâm hụt ngân sách và thâm hụt thương mại, nhằm tăng giá trị đồng USD so với đồng euro trên thị trường quốc tế.

EU và Mỹ còn lâm vào một loạt các vụ tranh chấp thương mại khác, liên quan vấn đề trợ giá cho các hãng sản xuất máy bay, chống bán phá giá, giảm thuế cho các công ty  sản xuất phục vụ xuất khẩu. Ngoài ra tranh chấp thương mại giữa EU và Mỹ về sản phẩm biến đổi gene và thịt bò xuất khẩu có chứa hoóc-môn  của EU chưa được giải quyết dứt điểm.

Mặc dù còn nhiều bất đồng và tranh chấp về thương mại, nhưng do sự lệ thuộc lẫn nhau, Châu Ấu và Mỹ vẫn tiếp tục  buôn bán và đầu tư mạnh vào các nền kinh tế của nhau, với tổng kim ngạch buôn bán hai chiều tăng vọt từ 422 tỷ USD năm 2000 lên khoảng 475 tỷ USD năm 2004 [tăng khoảng 12%]. Lợi nhuận của các công ty châu Ấu ở Mỹ đạt 44 tỷ USD [năm 2003] có thể lên tới 60 tỷ USD [năm 2004]. Nguồn thu của các công ty Mỹ từ châu Ấu đạt 82 tỷ USD [năm 2003], tăng thêm 29,2% sáu tháng đầu [năm 2004]. Năm 2003 các công ty Mỹ đầu tư vào châu Ấu 100 tỷ USD, trong sáu tháng đầu năm nay tăng 50%, lên 60 tỷ USD và có thể đạt 120 tỷ USD trong cả năm 2004.

Quan hệ EU - Việt Nam  phát triển tích cực trên các lĩnh vực

Năm 2004 đánh dấu sự phát triển tích cực trong quan hệ giữa EU và Việt Nam trên các lĩnh vực. Hai bên tăng cường các cuộc tiếp xúc và trao đổi các đoàn thăm, làm việc lẫn nhau.

Tiếp theo chuyến thăm Đức, Bỉ, EU của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh [tháng 3-2004] và Chủ tịch nước Trần Đức Lương thăm Anh [tháng 5-2004], Chủ tịch EC R.Prodi và Cao ủy phụ trách thương mại của EU P. Lami cùng các đoàn đại biểu khác của EU và EC đã thăm và làm việc tại Việt Nam trước và sau khi diễn ra Hội nghị cấp cao Á-Ấu lần thứ năm.

Hai bên tiếp tục giữ cơ chế đối thoại thường xuyên về dân chủ và nhân quyền. Đầu tháng 10 năm nay, EU và Việt Nam đã tổ chức thành công Hội nghị cấp cao EU - Việt Nam lần đầu tiên tại Hà Nội. Các nước EU đánh giá cao thành tựu của Việt Nam trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế; nhất là thành tựu của Việt Nam về tăng trưởng  kinh tế, xóa đói, giảm nghèo.

EU coi trọng vai trò của Việt Nam ở khu vực và quốc tế, mong muốn thúc đẩy hơn nữa quan hệ  hữu nghị và hợp tác với Việt Nam; ủng hộ Việt Nam ứng cử chức Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ khóa 2008 - 2009.

Quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa EU và Việt Nam cũng được tăng cường. Các nước EU tích cực hỗ trợ công cuộc đổi mới ở Việt Nam. Các nước thành viên EU và EC là nhà cung cấp ODA lớn thứ ba cho Việt Nam. Mặc dù hiện nay các nước EU đều có xu hướng chung là giảm viện trợ phát triển, nhưng hầu hết các nước đều ưu tiên và tăng viện trợ ODA cho Việt Nam.

Tại hội nghị tư vấn các nhà tài trợ  cho Việt Nam đầu tháng 12 năm nay, EU cam kết dành cho Việt Nam khoản viện trợ trị giá 722,53 triệu euro cho năm 2005, tăng 37% so với mức cam kết năm trước, với số nước thành viên viện trợ cho Việt Nam tăng thêm hai nước, đó là Hungary và Ireland. Năm nay, Việt Nam và EU đã ký bốn Hiệp định tài chính tiếp nhận viện trợ ODA của EC cho Việt Nam  trị giá 36,2 triệu euro.

EU cũng là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, với kim ngạch thương mại hai chiều năm nay dự tính đạt 6,9 tỷ USD so với mức 5,93 tỷ euro cả năm 2003. Đầu tư trực tiếp của các nước EU vào Việt Nam tám tháng đầu năm nay đạt 21,9 triệu USD.

Chuyển động tích cực đáng chú ý khác trong quan hệ EU - Việt Nam năm 2004 là Việt Nam  và EU đã kết thúc phiên đàm phán song phương thứ mười về mở cửa thị trường  giữa EU và Việt Nam ngày 9-10 vừa qua tại Hà Nội. Hai bên đã ký thỏa thuận song phương về việc EU công nhận Việt Nam gia nhập WTO.

Thỏa thuận này cùng với thỏa thuận về việc EU bãi bỏ chế độ quản lý bằng hạn ngạch đối với hàng dệt-may của Việt Nam từ ngày 1-1-2005 được ký ngày 3-12 vừa qua đánh dấu bước tiến quan trọng trong quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa EU và Việt Nam.

Diễn biến tình hình EU năm 2004 cho thấy mặc dù còn nhiều khó khăn phải giải quyết nhằm mục tiêu nhất thể hóa châu Ấu, các nhà lãnh đạo EU và các nước thành viên đang tạo đà cho bước phát triển mới, quyết tâm xây dựng EU thành một tổ chức thống nhất, có sức mạnh về chính trị, kinh tế, có ảnh hưởng trong khu vực và thế giới.

Chủ Đề