Những tính cách tốt của con người

7 tính cách mà những người tốt số đều có

Con người chỉ cần chịu học hỏi, tính tình sẽ trở nên tốt hơn. Con người chỉ cần tính tình trở nên tốt hơn, mọi việc đều sẽ trở nên tốt đẹp. Đương nhiên, những người như vậy là những người tốt số.

Đời người là đang học làm người, đây là việc cả đời.

Đời người dù là nông dân trồng trọt hay thương nhân buôn bán, dù là kiểu người nào, chỉ cần học hỏi thì sẽ tiến bộ, chỉ cần thay đổi tính tình trở nên tốt đẹp hơn, số mệnh sẽ được cải biến.

Dưới đây là 7 tính cách mà những người tốt số đều có:

Thứ nhất: Biết nhận sai
Ngày nay, rất nhiều người thường không chịu nhận sai, việc gì cũng đều là “lỗi của người khác”, nghĩ rằng bản thân mới là đúng, thật ra không nhận lỗi cũng chính là một cái sai.

Đối tượng nhận lỗi có thể là cha mẹ, bạn bè, xã hội, con cái, hoặc thậm chí nhận lỗi với cả những người không tốt với mình. Người biết nhận lỗi không những không mất đi thứ gì, mà ngược lại còn cho người khác thấy sự độ lượng của mình. Những người này thường tốt số, được nhiều người tương trợ, làm việc dễ thành công.

Học cách nhận lỗi là một việc quan trọng của những người có giáo dưỡng.

[Hình minh họa: Qua kyocera.co]

Thứ 2: Ôn hòa
Người có tâm địa ôn hòa thì đời người mới có thể sống vui vẻ hơn, thanh thản hơn, mệnh cũng thọ hơn.

Răng thì cứng, lưỡi thì mềm, đến cuối đời, răng rồi sẽ rụng cả, lưỡi vẫn còn ở đó, vì vậy phải mềm dẻo, cuộc đời mới lâu dài được, cứng nhắc thì sẽ chỉ chịu thiệt thòi. Tấm lòng ôn hòa thoáng đãng là phẩm chất của một người có giáo dưỡng cao.

[Ảnh qua deviantart.com]

Thứ 3: Nhẫn nại

Con người sống ở thế gian này chính là nhẫn nhịn một chút thì mọi sự đều bình yên, “lùi một bước là biển rộng trời cao”. Biết nhẫn, vạn sự khó khăn đều sẽ tiêu biến, sẽ hóa giải được, dùng trí tuệ để biến việc lớn thành nhỏ, việc nhỏ thành hư vô.



[Ảnh: Shutterstock]
Thứ 4: Thấu hiểu
Những người mệnh tốt tuy nhìn thấy rất nhiều khuyết điểm của người khác, nhưng họ vẫn luôn giữ được lòng trắc ẩn, tình yêu dành cho vạn vật, có thể nhìn thấy sự tốt đẹp của người khác bên trong những điều tồi tệ. Họ có thể chấp nhận bản thân, người khác, cũng có thể chấp nhận được mọi hoàn cảnh.


[Ảnh: Storyblock]
Thứ 5: Buông bỏ
Đời người càng đơn giản thì càng hạnh phúc. Đạo lý này không phải ai cũng hiểu. Con người trong cuộc sống sinh hoạt đời thường nếu như chỉ đi truy cầu hưởng thụ vật chất thì sẽ phải đối mặt với đủ loại áp lực về vật chất và tinh thần.

Con người khi đối mặt với mọi áp lực trong cuộc đời, nếu như không biết buông bỏ thì trong thời gian lâu dài sẽ bị những áp lực ấy đè nặng mà suy sụp. Trong cuộc đời mỗi người có rất nhiều điều càng ôm giữ càng mệt mỏi, chỉ có buông bỏ mới có được hạnh phúc thực sự.


[Ảnh qua pinterest]

Thứ 6: Biết ơn

Việc dành thời gian bày tỏ lòng biết ơn và cảm kích những điều bạn nhận được, dù là hữu hình hay vô hình, sẽ khiến bạn cảm nhận được nhiều cảm xúc tích cực hơn, tận hưởng những trải nghiệm tốt đẹp, cải thiện sức khỏe, giúp bạn đương đầu với nghịch cảnh và xây dựng các mối quan hệ vững chắc.

Người luôn ngập tràn lòng biết ơn đối với cuộc sống và người khác sẽ luôn có một cuộc sống hạnh phúc và thanh thản hơn, mệnh cũng thọ hơn.


[Ảnh: Unsplash]
Thứ 7: Biết quý trọng sức khỏe
Người có mệnh tốt luôn biết quý trọng sức khỏe của mình, họ không bỏ bê những việc có thể bảo vệ cơ thể như: luyện tập, dinh dưỡng, nghỉ ngơi, phòng trị bệnh, giữ vệ sinh, giữ tâm trạng thoải mái… Bởi, nếu bạn không có sức khỏe, bạn sẽ chẳng có gì!

Thanh Vân

Nguồn://trithucvn.net/doi-song/7-tinh-cach-ma-nhung-nguoi-tot-so-deu-co.html?fbclid=IwAR3gWIxBvriI7LwmvlSsDyMBCrrBIqQVpUh2tnlqr-RCodv1_WCdu_OALqY

1. Tính cách là gì?

Tính cách là những đặc điểm tâm lý ổn định của con người, có ảnh hưởng trực tiếp đến những suy nghĩ, hành động, lời nói của mỗi người. Một người có thể có rất nhiều những tính cách khác nhau và cũng có thể có chung tính cách của người khác. Tuy nhiên, có khá nhiều người vẫn hay nhầm lẫn giữa tính cách với tính tình hay cá tính. Đây là các khái niệm khác nhau hoàn toàn. Tính cách là yếu tố quan trọng nhất của mỗi con người, người ta có thể đánh giá những hành động, lời nói thậm chí cả suy nghĩ của bất cứ ai và có nhìn nhận về tính cách của họ.

Tính cách là gì?

Tính cách thường chia thành hai kiểu chủ yếu là tính cách tốt và tính cách xấu. Những người tốt thường có rất nhiều những tính cách tốt, tạo cho những người xung quanh cảm giác dễ chịu, thoải mái, mến phục hay yêu quý. Một số tính tốt của con người thường thấy hiện nay như: khiêm tốn, khoan dung, vị tha, hòa đồng, cởi mở, biết chừng mực, lễ phép,... Tuy nhiên, những người tốt lại thường khá tin người khác và hay bị lợi dụng.

Trái ngược với tính tốt là những tính xấu và điều này thường gây ra những điều không hay, tai họa hay tạo cảm giác khó chịu, bực bội và tùy vào mức độ mà bị chê trách, bị người khác lên án, thậm chí còn bị ghét. Và đa số những tính xấu đều bắt nguồn từ sự ích kỷ trong bản thân mỗi người. Những tính xấu thường gặp nhất trong cuộc sống hàng ngày phải kể đến như:

- Ích kỷ: đây là những người chỉ muốn điều tốt cho riêng bản thân mình mà không quan tâm đến lợi ích của mọi người xung quanh. Đây chính là động cơ chủ yếu, cơ bản nhất dẫn đến phát sinh những tính xấu khác.

- Tính khoe khoang, ba hoa: là những người thường khoe khoang một cách lố lăng những thứ mình có, thậm chí cả những thứ mình không hề có, luôn thể hiện mình biết nhiều, có nhiều thứ trong khi thực chất lại không được như vậy.

- Tính dựng chuyện, hay đi đặt điều và nói xấu người khác, đối với những người này luôn coi chuyện tốt của người khác thành chuyện xấu, dùng mọi cách để bêu xấu hay dìm những người xung quanh mình xuống để nâng bản thân mình lên, không muốn ai vượt qua mình.

Bên cạnh đó còn rất nhiều những tính xấu khác như vụ lợi, đố kỵ, ganh ghét, vô ơn,...

Biết học những tính tốt và bỏ đi những tính xấu là sự bổ sung cho nhau và tạo cho con người tâm hồn tốt đẹp, thanh khiết và hoàn hảo hơn.

1. Bạn tập trung cao độ vào những điều quan trọng

Trong quyển sách Những kẻ xuất chúng, tác giả Malcolm Timothy Gladwell từng đề cập:

“Thiên tài trong mắt mọi người sở dĩ trở nên vô cùng phi phàm không phải bởi họ bẩm sinh đã là một siêu nhân, mà bởi vì họ chấp nhận nỗ lực để vượt qua tất cả những người khác. Kỳ thực, chỉ cần trải qua 10.000 giờ luyện tập thì bất kì người bình thường nào cũng trở nên phi thường”.

Nguồn: Pexels

Ngày càng có nhiều bằng chứng khẳng định rằng não bộ tự nó hoạt động như một cơ bắp, teo lại khi không được dùng đến và tăng thể tích khi sử dụng nhiều. Vì thế, những người hiểu được sức mạnh của não bộ sẽ luôn cố gắng tập trung vào công việc, học những kỹ năng mới và đạt được thành tích nổi bật hơn.

1. Hướng nội

Mọi người thường nghĩ rằng chỉ những người thường xuyên tham gia vào các hoạt động xã hội, nói chuyện nhiều và cực kì thân thiện mới là đối tượng có thể thành công trong việc thay đổi thế giới xung quanh. Những nhà tuyển dụng cũng thường chú ý người hướng ngoại hơn và kì vọng họ có thể thành công nhờ tính cách này.

Ảnh: Vlada Karpovich / Pexels

Tuy nhiên, người hướng nội lại là những người giỏi về suy nghĩ hơn. Họ đôi lúc có thể nói chuyện nhiều và hòa đồng không kém người hướng ngoại, nhưng họ cũng cần thời gian nghỉ ngơi của riêng mình để nạp lại năng lượng. Những lúc đó, họ có thể suy nghĩ mà chẳng bị ai phân tán và các ý tưởng có cơ hội được hình thành một cách thấu đáo hơn. Thế nên, các nhà tuyển dụng thường sẽ hối hận với quyết định bỏ qua những người hướng nội. Những tấm gương điển hình có thể kể tên là Einstein và Bill Gates, họ cũng là những người hướng nội.

Bí quyết sống

Các bước

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 4:
Hình thành đặc điểm tính cách tốt

  1. 1
    Luôn vui vẻ và hạnh phúc. Cố gắng tìm niềm vui trong cuộc sống. Hãy cười với mọi người nhưng đừng cười chê những mặt chưa tốt của họ. Mọi người thường đánh giá cao người vui vẻ và hoạt bát. Luôn nở nụ cười là một phần to lớn để sở hữu tính cách tốt.
  2. 2
    Cố gắng giữ bình tĩnh trong tình huống căng thẳng. Nhiều người có vẻ như sở hữu tính cách tốt nhưng lại bộc lộ những mặt xấu trong tình huống khẩn cấp hoặc căng thẳng. Do đó, họ mất đi vẻ thu hút. Đừng trở thành một người như thế! Nếu gặp phải tình huống căng thẳng, bạn nên thả lỏng và tìm cách giải quyết vấn đề.
    • Ví dụ như xe bị hỏng trên đường cao tốc và bạn sẽ bị muộn giờ làm. Đừng la hét – việc đó sẽ không giải quyết được vấn đề. Hãy giữ cho đầu óc sáng suốt và lên kế hoạch để xử lý tình huống.
  3. 3
    Suy nghĩ phóng khoáng. [1] Một phần trong việc hình thành tính cách tốt là sẵn sàng thay đổi cách nhìn cuộc sống của bạn. Lắng nghe người khác và luôn sẵn lòng thay đổi quan điểm của mình. Đừng phê phán người khác chỉ vì họ cư xử khác với bạn. Suy nghĩ phóng khoáng sẽ giúp bạn có thêm những người bạn mới và có một cuộc sống thú vị hơn. Bạn không nên quay lưng với thế giới bên ngoài.
  4. 4
    Hãy khiêm tốn. Bạn có thể là người tài năng và đặc biệt nhất trên thế giới, nhưng nếu bạn không khiêm tốn thì có lẽ bạn không thể sở hữu một tính cách tốt. Hãy giữ thái độ khiêm tốn, bình đẳng. Không ai thích một người có cái tôi quá lớn.

Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 4:
Quan tâm đến người khác

  1. 1
    Học cách yêu thương người khác. [2] Tính cách xấu hình thành khi con người không muốn tha thứ cho nhau và cảm thấy bản thân đầy thù hận và nóng giận. Do đó, bạn nên dành yêu thương cho mọi người.
  2. 2
    Đặt câu hỏi. Việc tìm hiểu cũng là một cách thể hiện sự quan tâm đến người khác và cũng giúp bạn trở thành người thú vị. Hãy tìm hiểu những gì người khác cảm thấy thích thú và quan trọng. Bạn sẽ học được rất nhiều thứ và làm cho họ cảm thấy được quý trọng.
  3. 3
    Thể hiện lòng trung thành. Đừng phản bội những người thân cận. Những người thân yêu của bạn sẽ rất cảm kích khi bạn luôn giữ lòng trung thành với họ. Hãy ở cạnh người mà bạn yêu thương cho dù có bất cứ chuyện gì xảy ra. Bạn sẽ vượt qua những khó khăn trong mối quan hệ nếu giữ được sự trung thành với người ấy.
  4. 4
    Dang tay giúp đỡ và hỗ trợ. [3] Đừng hành động như bạn biết mọi thứ mà hãy sẵn lòng giúp đỡ mọi người khi có thể. Đó có thể là những việc đơn giản như giúp một người bạn chuyển nhà hoặc hỗ trợ bằng cách đưa ra lời khuyên trong cuộc sống. Hỗ trợ bằng tất cả những gì bạn biết nhưng đừng cố gắng xoay chuyển họ sang một hướng nào đó. Hãy tôn trọng quyết định và ý kiến của người khác.

Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 4:
Xây dựng tính cách tự tin

  1. 1
    Suy nghĩ tích cực về bản thân và người khác. [4] Suy nghĩ của chúng ta sẽ dần chuyển thành lời nói và hành động. Suy nghĩ tích cực về bản thân làm bạn tự tin và tôn trọng bản thân hơn – đây là tiêu chuẩn để sở hữu tính cách tốt. Khi bạn đã nhận thức rõ suy nghĩ của chính mình thì sẽ không mất nhiều công sức để có suy nghĩ tích cực.
  2. 2
    Thể hiện con người đích thực của bạn. Chúng ta có rất nhiều cơ hội thể hiện tính cách của chính mình qua cuộc sống hằng ngày. Hãy thể hiện bản thân! Đừng cố gắng trở thành một phần của đám đông. Sở hữu tính cách tốt không có nghĩa là bạn sẽ giống những người khác. [5] Ví dụ, nếu đang trò chuyện với một nhóm hoặc một người nào đó, đừng cố gắng tán thành với mọi điều họ nói. Bạn có thể nói lên chính kiến và câu chuyện của bản thân một cách tế nhị và có liên quan đến chủ đề.
    • Luôn luôn thể hiện đúng với con người bạn. Chúng ta thường bị thu hút bởi người sống thật. Nếu bạn diễn kịch trước mặt mọi người thì họ sẽ nhận ra ngay.
  3. 3
    Tập trung vào những mặt tốt trong tính cách của bạn. [6] Chúng ta thường dễ tự ti vào mặt yếu kém cần cải thiện. Bạn không nên để điều đó xảy ra. Hãy tập trung thể hiện những tính cách mà bạn cho rằng thu hút người khác.
  4. 4
    Cố gắng cải thiện những mặt mà bản thân bạn chưa hài lòng. [7] Chẳng hạn như bạn cho rằng mình nói về bản thân quá nhiều hoặc bạn nhanh chóng mất kiên nhẫn. Việc nhận ra những điều này là rất quan trọng nhưng đừng ghét bản thân vì điều đó. Thử chú ý đến hành động của bạn. Khi thấy bạn hành động thiếu kiên nhẫn thì hãy nhìn nhận và cố gắng xử lý tình huống theo cách khác.

Phương pháp 4
Phương pháp 4 của 4:
Phát triển sở thích

  1. 1
    Tìm hiểu về bản thân. Nhìn vào sâu thẳm tâm hồn bạn và suy nghĩ xem bạn là ai. Đây là một việc rất khó khăn nhưng rất quan trọng. Hãy tìm ra sự khác biệt giữa hành động và tính cách thật của bạn.
  2. 2
    Suy nghĩ xem bạn quan tâm đến điều gì. Lưu ý, sẽ rất khó tìm ra lĩnh vực mà bạn quan tâm nếu bạn không biết mình là ai. Đừng chọn quan tâm những điều mà người khác cho rằng chúng quan trọng. Hãy tìm hiểu xem tâm trí của bạn thường đặt vào đâu.
    • Có thể bạn thích chơi đá bóng vì bố của bạn thích môn thể thao này. Hoặc bạn ủng hộ đảng phái chính trị nào đó vì bạn bè đều ủng hộ. Hãy tìm ra cảm nhận thật của bạn.
  3. 3
    Phát triển sở thích. [8] Sở hữu một vài sở thích là cách để có tính cách tốt. Bạn cần trở thành một người đặc biệt thay vì rập khuôn như đám đông. Hãy dành thời gian làm những thứ mà bạn thích. Bạn không cần phải làm mọi thứ một cách xuất sắc, chỉ cần bạn có đam mê là đủ.
  4. 4
    Có chính kiến. [9] Có chính kiến là một phần quan trọng để sở hữu tính cách tốt. Chắc hẳn bạn sẽ không muốn trở thành người luôn gật đầu với mọi thứ. Chúng ta đều có chính kiến riêng, chỉ là đôi khi một số người không nói ra điều đó để tránh mâu thuẫn. Đừng thể hiện suy nghĩ một cách độc đoán; hãy trình bày thông tin rõ ràng và sẵn lòng thay đổi quan điểm. Đừng ngại hỏi ý hiến của người khác và chia sẻ suy nghĩ của bạn.
  5. 5
    Dành thời gian làm những việc mà bạn quan tâm. [10] Cho dù đó là chơi đàn ghi-ta, đọc tin tức hay học cách điều khiển máy bay mô hình, nếu bạn thấy thích thì hãy dành thời gian để thực hiện. Bạn dành càng nhiều thời gian làm nhiều thứ thì bạn sẽ có nhiều hiểu biết hơn. Hãy làm mọi việc vì chính bạn, không phải vì người khác cho rằng bạn thật tuyệt khi chơi đàn ghi-ta.

Tính cách một người hình thành bởi những yếu tố nào?

Tính cách được hiểu là tính chất, đặc điểm nội tâm của mỗi con người, ảnh hưởng trực tiếp tới suy nghĩ, hành động và lời nói của họ. Trong một người có thể chứa nhiều tính cách khác nhau và nhiều người có thể có cùng một tính cách chung. Tính cách không giống với tính khí, tính tình hay cá tính. Thứ giá trị nhất của con người chính là tính cách.

Tính cách của mỗi người phụ thuộc vào nhiều yếu tố

Cũng chính vì tính cách là yếu tố quan trọng nhất để nói lên bạn là ai, nên đến bây giờ cuộc tranh cãi tính cách được hình thành từ yếu tố tính cách bẩm sinh hay do quá trình nuôi dưỡng và môi trường sống xung quanh vẫn không ngừng diễn ra.

Để tìm ra câu trả lời, trước tiên chúng ta hãy “đặt lên bàn cân” 3 yếu tố chính ảnh hưởng trực tiếp tới tính cách con người:

– Yếu tố thứ nhất: Quá trình nuôi dưỡng

Quá trình nuôi dưỡng là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng tới tính cách con người?

Quá trình nuôi dưỡng tính cách có thể hình thành sớm. Ngay từ lúc còn nằm trong bụng mẹ cho tới khi trưởng thành, quá trình này vẫn chưa dừng lại. Rõ ràng, nếu một đứa trẻ sinh ra trong một gia đình với đầy đủ tình thương yêu, dạy dỗ của ông bà, cha mẹ sẽ là nền tảng để hình thành nên tính cách tốt. Ngược lại, nếu gia đình thiếu tình yêu thương, quan tâm, chăm sóc sẽ khiến tính cách của trẻ có thể phát triển theo chiều hướng thiếu tích cực.

– Yếu tố thứ hai: Môi trường

Nếu cho rằng con người có tính cách bẩm sinh, điều đó vẫn chưa đủ. Tính cách còn đến từ môi trường sống.

Môi trường sống là toàn bộ không gian sống, học tập và sinh hoạt của mỗi cá nhân. Môi trường được hình thành bởi nhiều yếu tố như: môi trường sinh hoạt, môi trường học tập, môi trường gia đình, môi trường tâm lý…

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu một người được nuôi dưỡng trong môi trường sinh hoạt ô nhiễm, nhiều chất độc hại sẽ phát triển tư duy và tính cách chậm hơn những người sống trong môi trường lành mạnh, sạch sẽ.

Môi trường học tập là môi trường giúp con người hình thành tính cách và trí tuệ. Môi trường gia đình là nơi tính cách bắt đầu được hình thành. Nếu gia đình ngập tràn yêu thương, hạnh phúc sẽ tạo nên một con người có tính cách lành mạnh. Còn môi trường tâm lý được xem là nơi nuôi dưỡng tinh thần, hình thành cảm xúc. Nếu môi trường tâm lý tốt, sẽ hình thành nên những tính cách tốt.

– Yếu tố thứ ba: Di truyền

Chắc hẳn bạn đã từng nghe tới câu nói “con nhà tông không giống lông cũng giống cánh”. Câu nói này không chỉ ám chỉ ngoại hình, trí tuệ, mà còn tới từ tính cách bẩm sinh – di truyền. Ngày nay, khoa học chứng minh điều này rõ hơn.

Yếu tố di truyền ảnh hưởng không nhỏ đến tính cách mỗi người

Theo một nghiên cứu tại Đại học George Washington, tính cách của một đứa trẻ được hình thành dựa trên tính cách của cha mẹ. Nếu cha mẹ có tính khí nóng nảy thất thường, con cái sẽ bị ảnh hưởng khi dễ nổi cơn nóng giận. Ngược lại nếu cha mẹ khiêm tốn, lễ phép thì con lễ phép, sâu sắc.

Video liên quan

Chủ Đề