Nguyên tắc linh hoạt của to chức bộ máy có ý nghĩa là

Tổ chức là một tập hợp các cá nhân riêng lẻ tương tác qua lại lẫn nhau, cùng làm việc hướng tới những mục tiêu chung. Vậy cơ cấu tổ chức là gì? Các yếu tố cần thiết để thiết lập một cơ cấu tổ chức? Cùng Luận Văn 24 tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé.

Xem thêm:

Cơ cấu tổ chức là 1 hệ thống chính thức về các mối quan hệ vừa độc lập, vừa phụ thuộc trong tổ chức, thể hiện những nhiệm vụ rõ ràng do ai làm, làm cái gì và liên kết với các nhiệm vụ khác trong tổ chức như thế nào nhằm tạo ra một sự hợp tác nhịp nhàng để đáp ứng mục tiêu của tổ chức.

Cơ cấu tổ chức giúp cho nhân viên làm việc cùng nhau một cách hiệu quả, bằng cách: 

  • Phân chia con người và các nguồn lực khác cho các hoạt động.
  • Làm rõ trách nhiệm của các nhân viên và sự nỗ lực hợp tác của họ bằng cách thông qua các bản mô tả công việc, các sơ đồ tổ chức và quyền hành trực tuyến
  • Cho phép nhân viên biết được những điều đang kỳ vọng ở họ thông qua các quy tắc, các thủ tục hoạt động và tiêu chuẩn công việc.
  • Thiết kế các tiến trình để thu thập và đánh giá thông tin giúp các nhà quản trị đưa ra các quyết định và giải quyết vấn đề.

2. Yêu cầu của một cơ cấu tổ chức là gì?

Cơ cấu tổ chức phải đảm bảo:

  • Phù hợp với mục tiêu và chiến lược kinh doanh .
  • Đảm bảo sự phân quyền rõ ràng, cụ thể và chính xác.
  • Đảm bảo duy trì sự phối hợp hoạt động giữa các bộ phận.
  • Đảm bảo tính cân đối và hiệu quả .
  • Quản ký và kiểm soát các hoạt động của tổ chức.

Một cơ cấu tổ chức phải thể hiện rõ ràng nhiệm vụ của các nhân viên đồng thời liên kết các nhiệm vụ khác nhau trong một tổ chức để đạt được mục tiêu chung của tổ chức.

3. Các yếu tố của một cơ cấu tổ chức

3.1. Chuyên môn hóa

Khái niệm

Là tiến trình xác định những nhiệm vụ cụ thể và phân chia chúng cho các cá nhân, nhóm đã được đào tạo để thực hiện những nhiệm vụ đó.

Đặc trưng

  • Đứng đầu các bộ phận chuyên môn hóa là các nhà quản trị chức năng, họ thường giám sát một bộ phận riêng biệt như: marketing, kế toán, nguồn nhân lực,…
  • Chuyên môn hóa tạo điều kiện cho việc nâng cao năng suất lao động và giúp cho người quản lý quản lý công việc được chặt chẽ.

3.2. Bộ phận hóa

Khái niệm

Tổ chức thành từng nhóm lao động đảm nhận các công việc khác nhau.

Đặc trưng

  • Quy mô doanh nghiệp thường lớn.
  • Mục đích: đảm bảo sự điều phối và kiểm soát một cách hiệu quả.
  • Khi quyết định bộ phận hóa phải: quyết định đến mô hình giám sát, cung cấp nguồn vốn cho mỗi bộ phận, có tác dụng thúc đẩy việc phối hợp tốt hơn trong hoạt động.

3.3. Tiêu chuẩn hóa

Khái niệm

Liên quan đến các thủ tục ổn định và đồng nhất mà các nhân viên phải làm trong quá trình thực hiện công việc của họ.

Đặc trưng

Cho phép các nhà quản trị đo lường sự thực hiện của nhân viên dựa vào các mục tiêu đã được thiết lập.

Ví dụ: Các bản mô tả công việc, các mẫu đơn xin việc.

3.4. Quyền hạn

Khái niệm

Cơ bản là quyền ra quyết định và hành động.

Đặc trưng

  • Những tổ chức khác nhau sẽ phân quyền hành khác nhau.
  • Trong tổ chức tập trung, các nhà quản trị cấp cao đưa ra quyết định và truyền thông cho các nhà quản trị cấp dưới.
  • Trong tổ chức phi tập trung, các quyết định là của nhà quản trị cấp thấp và các nhân viên làm việc trong nhóm.
  • Việc phân bổ quyền lực gắn liền với việc giao quyền.

3.5. Phạm vi kiểm soát

Khái niệm

Số nhân viên dưới quyền của một giám sát viên.

Đặc trưng

  • Số nhân viên ít: tầm kiểm soát hẹp.
  • Số nhân viên nhiều: tầm kiểm soát rộng.
  • Khi chọn phạm vi kiểm soát phải chú ý: tính tương tự của công việc, đào tạo và chuyên nghiệp hóa, sự ổn định của công việc, sự thường xuyên tác động qua lại, sự hợp nhất công việc, sự phân tán nhân viên.

3.6. Phối hợp

Khái niệm

Bao gồm những thủ tục chính thức và không chính thức hợp nhất những hoạt động của những cá nhân, các nhóm và các bộ phận khác nhau trong tổ chức.

Đặc trưng

  • Các hoạt động được điều khiển một cách nhịp nhàng, liên kết với nhau.
  • Ở một số tổ chức, sự phối hợp dựa trên các quy tắc được viết sẵn. Một số tổ chức khác, sự phối hợp dựa trên tinh thần tự nguyện, sự nhạy cảm.

Hiện tại, Luận Văn 24 đang cung cấp Dịch vụ viết thuê luận văn uy tín đa dạng các lĩnh vực với 15 năm kinh nghiệm. Nếu bạn đang gặp những khó khăn trong quá trình hoàn thành bài luận văn, hãy để chúng tôi đồng hành giúp đỡ bạn hoàn thành tốt nhất bài luận văn của mình.

4. Các nguyên tắc của một cơ cấu tổ chức

4.1. Các nguyên tắc của tổ chức quản trị

Những nguyên tắc tổ chức quản trị chủ yếu đó là

a] Nguyên tắc chỉ huy 

Theo nguyên tắc này, mỗi người thực hiện chỉ nhận mệnh lệnh từ một người lãnh đạo.Điều này giúp cho người nhân viên thực thi công việc một cách thuận lợi, tránh tình trạng“trống đánh xuôi kèn thổi ngược”. 

b] Nguyên tắc gắn với mục tiêu 

Bộ máy của doanh nghiệp phải phù hợp với mục tiêu. Mục tiêu là cơ sở để xây dựng bộ máy tổ chức của doanh nghiệp. 

c] Nguyên tắc chuyên môn hóa và cân đối 

Cân đối giữa quyền hành và trách nhiệm, cân đối về công việc giữa các đơn vị với nhau.Sự cân đối sẽ tạo sự ổn định trong doanh nghiệp và phải có sự cân đối trong mô hình tổ chức  doanh nghiệp nói chung. 

d] Nguyên tắc linh hoạt 

Bộ máy quản trị phải linh hoạt để có thể đối phó kịp thời với sự thay đổi của môi trường bên ngoài và nhà quản trị phải linh hoạt trong hoạt động để có những quyết định đáp ứng với sự thay đổi của tổ chức. 

f] Nguyên tắc hiệu quả 

Bộ máy tổ chức phải xây dựng trên nguyên tắc giảm chi phí.

4.2. Các nguyên tắc chủ đạo của cơ cấu tổ chức doanh nghiệp lưu trú

a] Thang bậc quản lý

  • Mọi người trong tổ chức có một người lãnh đạo và làm việc dưới sự chỉ huy của người này.
  • Xác định rõ trách nhiệm của từng cấp trên – dưới.
  • Xác định mối liên hệ công việc của nhân viên với cơ quan.

Tuy nhiên việc áp dụng một cách máy móc sẽ bóp chết tính sáng tạo của tổ chức. 

b] Tính thống nhất trong quản lý và điều hành

  • Mỗi nhân viên chỉ chịu trách nhiệm trước một cấp trên duy nhất.
  • Tạo sự thống nhất trong việc thực thi nhiệm vụ.
  • Thường bị vi phạm ở hầu hết tổ chức khi nó phát triển về quy mô và công việc được chuyên môn hóa.

Tham khảo:

Quyền hạn được giao phó tương đồng với trách nhiệm. 

Các mức độ giao quyền: 

  • Thu thập thông tin cho quyết định của lãnh đạo. Đưa ra các giải pháp cho lãnh đạo lựa chọn.
  • Có ý kiến về sự phê chuẩn của lãnh đạo.
  • Có quyền quyết định nhưng phải báo cáo lại cho lãnh đạo biết kết quả.
  • Có toàn quyền không cần thiết liên lạc cho lãnh đạo trong tất cả mọi vấn đề.

Bài viết trên đã chia sẻ cho bạn các kiến thức để trả lời cho câu hỏi Cơ cấu tổ chức là gì? cũng như các yếu tốt để có thể xây dựng cơ cấu trong một tổ chức. Mong rằng kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong quá trình học tập. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì hoặc cần tìm nơi nhận làm tiểu luận về cơ cấu tổ chức vui lòng liên hệ hotline 0988 55 2424 để được tư vấn và hỗ trợ trực tiếp.

Nguồn: Luanvan24.com

Tôi là Thu Trà, hiện tại tôi là Quản lý nội dung của Luận Văn 24 – Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn uy tín. Chúng tôi đặt lợi ích của khách hàng là ưu tiên hàng đầu.  Website: //luanvan24.com/ – Hotline: 0988552424.

Video liên quan

Chủ Đề