Người trên 60 tuổi vay ngân hàng

70 tuổi có vay vốn ngân hàng được không? Nhiều người khởi nghiệp mượn tên ba mẹ để vay nhưng ngân hàng đều “lắc đầu”. Hay người lớn tuổi có nguyện vọng làm ăn kinh doanh để tạo của ăn của để cho con cháu ở tuổi xế chiều. Rốt cuộc người lớn tuổi có vay ngân hàng được không, nganhangaz sẽ trả lời ngay dưới đây.

Vì sao ngân hàng phải quy định độ tuổi vay vốn?

Thường thì người dân mình đi vay, cứ nghĩ là mình có tài sản thế chấp, Mình còn khỏe mạnh và mình có dòng tiền thu nhập để trả nợ, thì ngân hàng sẽ đồng ý cho vay.

Tuy nhiên họ không hề hay biết các ngân hàng cung cấp khoản vay đều dựa trên quy định chung theo quy định của ngân hàng nhà nước ban hành. Trong đó có quy định về độ tuổi vay vốn, khách hàng phải phù hợp và trong độ tuổi vay vốn mới được cung cấp khoản vay.

Bộ Luật lao động mới có quy định về tuổi nghỉ hưu của nước ta rất rõ ràng: Nam nghỉ hưu ở độ tuổi 60 tuổi 3 tháng, nữ nghỉ hưu ở độ tuổi 4 tháng.

Thông thường theo chính sách của đa số các ngân hàng, khách hàng vay vốn phải đủ 18 tuổi trở lên và không quá 65 tuổi đối với nam và không quá 60 tuổi đối với nữ.

70 tuổi có vay vốn ngân hàng được không?

Tại sao khách hàng vay vốn phải đủ 18 tuổi trở lên

Vì đây là tuổi bắt buộc không chỉ trong lĩnh vực vay vốn, mà còn tiêu chí bắt buộc trong tất cả các giao dịch dân sự khác: như đứng tên trong hợp đồng mua bán nhà, thành lập doanh nghiệp, công ty,…

Tại sao người dưới 65 tuổi được vay tiền.

Như đã đề cập, 70 tuổi thì không còn độ tuổi lao động nữa. Ở độ tuổi này, người ta lại dễ bị mắc các chứng bệnh người già nên sức khỏe có phần giảm suốt. Nguồn kinh tế dựa vào tiền hưu trí hoặc tiền biếu tặng của con cháu.

Và câu trả lời để ngân hàng hợp lý hóa việc không chấp thuận khoản vay của người trên 70 tuổi là lớn tuổi, không có trả năng chi trả.

Ngược lại, nếu khách hàng vay vốn nằm trong độ tuổi lao động, chắc chắn họ có nguồn thu nhập ổn định đảm bảo chi trả khoản vay đúng hạn.Vì vậy mà ngân hàng không phải lấn cấn trong việc giải ngân tiền vay.

70 tuổi có vay vốn ngân hàng được không?

Chiếu theo quy định của ngân hàng rõ ràng như vậy thì người lớn hơn độ tuổi 70 tuổi thì không được vay vốn ngân hàng nữa. Nhưng ở đây đang xét ở trường hợp người 70 tuổi trực tiếp làm hồ sơ vay vốn.

Nhưng cũng có một số ngân hàng linh động trong các sản phẩm vay vốn. Cho phép độ tuổi vay tiền lớn hơn là từ 18 đến 65 đối với nữ, còn 70 đối với nam.

70 tuổi có vay thế chấp ngân hàng được không?

Tuy nhiên, ngân hàng vẫn nhìn ra được hiện trạng khi đất nước phát triển. Tuổi thọ người Việt Nam càng cao. Không ngạc nhiên mấy khi ra đường vẫn bắt gặp những hình ảnh các cô chú 70 80 mươi tuổi vẫn còn khỏe mạnh.

Thêm nữa, những người ở độ tuổi này sẽ có số tiền tiết kiệm tích góp đáng kể. Nhưng vì có thể mong muốn con cái ỷ lại, chểnh mảng trong việc làm nên nên mới muốn vay ngân hàng để tạo động lực. Để con cái có ý thức làm ăn.

Ngân hàng nào uy tín cho người 70 tuổi vay vốn

Hoặc gia đình đông con, cha mẹ đâu thể dồn toàn bộ tài sản để cho một người con số tiền lớn. Có thể anh em kiện cáo, nảy sinh mâu thuẫn, mất tình cảm gia đình.

Ngân hàng vẫn xét độ tuổi của người được ủy quyền hay bảo lãnh vay tiền. Cộng với đó, các bằng chứng chứng minh thu nhập. Ngân hàng sẽ giao dịch trực tiếp với người được ủy quyền vay tiền. Còn người 70 tuổi vay thì liên quan trực tiếp qua tài sản thế chấp.

70 tuổi có vay tín chấp ngân hàng được không?

Trường hợp vay thế chấp người 70 tuổi sẽ dùng tài sản của mình làm căn cứ để vay vốn ngân hàng. Đối với vay tín chấp, hoàn toàn dựa vào uy tín người vay.

Khả năng vay tín chấp ngân hàng cho người trên 70 tuổi là cực kì thấp, nếu không muốn nói là không có. Tổ chức tín dụng sẽ vin vào điều kiện sức khỏe thì quả thật là điểm yếu của các cô chú 70 tuổi.

Các hình thức vay vốn cho người 70 tuổi

Có 2 hình thức vay tiền theo ủy quyền và bảo lãnh mà bạn cũng nên tìm hiểu.

Người 70 tuổi ủy quyền vay vốn

Khách hàng lớn hơn 70 tuổi có thể sử dụng hình thức ủy quyền tài sản để nhờ người thân nằm trong độ tuổi đứng ra vay. Lưu ý người thân ở đây phải có mối quan hệ máu mủ ruột thịt.

Người 70 tuổi bảo lãnh vay vốn

Trường hợp này có vẻ phổ biến hơn rất nhiều. Điều ràng buộc của ngân hàng ở đây là: Nếu người đứng ra vay không có khả năng chi trả thì người 70 tuổi phải chịu trách nhiệm thanh toán hết khoản tiền đó. Nếu không tài sản thế chấp sẽ bị thanh lý để bù nợ theo đúng quy định.

Lựa chọn gói vay nhanh, dễ dàng, hồ sơ duyệt ngay trong ngày lãi suất cạnh tranh hấp dẫn xem ngay tại: AppFinance.vn

Thủ tục để người 70 tuổi vay vốn ngân hàng

Vay ủy quyền, bảo lãnh của người 70 tuổi

Theo quy định của pháp luật, vay vốn ngân hàng theo hình thức ủy quyền cần có hợp đồng uỷ quyền là sự thoả thuận giữa các bên. Theo đó bên được uỷ quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên uỷ quyền, còn bên uỷ quyền thực hiện theo cam kết đúng như hợp đồng.

Người được ủy quyền:

  • Là công dân Việt Nam.
  • Độ tuổi thông thường: 18 đến 65 tuổi 
  • Có giấy đăng ký tạm trú hoặc hộ khẩu/ sổ tạm trú dài hạn tại địa chỉ đang ở.
  • Không có dư nợ xấu tại bất kỳ tổ chức tín dụng nào tính đến thời điểm đi vay.

Người nhận ủy quyền tài sản thế chấp có quyền:

  • Được khai thác công dụng tài sản thế chấp, nếu có thỏa thuận
  • Được trả thù lao và chi phí bảo quản, giữ gìn tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Người nhận ủy quyền tài sản có nghĩa vụ:

  • Bảo quản, giữ gìn tài sản thế chấp. Nếu làm mất tài sản thế chấp, làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản thế chấp thì phải bồi thường.
  • Không được tiếp tục khai thác công dụng tài sản thế chấp nếu việc tiếp tục khai thác có nguy cơ làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản thế chấp.
  • Giao lại tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp hoặc bên thế chấp theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật

Tài sản thế chấp

  • Là giá trị tài sản được dùng để bảo đảm nghĩa vụ của vay theo quy định của Ngân hàng.
  • Tài sản thuộc quyền sử dụng, quyền sở hữu của người được bảo lãnh.
  • Tài sản không vướng tranh chấp, có giấy tờ pháp lý rõ ràng, không thuộc quy hoạch của Nhà nước, không bị kê biên, phong tỏa.

Giầy tờ pháp lý liên quan đến tài sản đảm bảo phải tuân thủ những quy định:

  • Bản gốc không tẩy xóa, rách, mờ.
  • Các trang bổ sung phải có đầy đủ dấu giáp lai của cơ quan phát hành.
  • Bản sao y chứng thực trong vòng 6 tháng [ bản sao cần được ngân hàng chấp nhận].

Cha mẹ 70 tuổi bảo lãnh con dâu, con rễ vay vốn được không?

Cha mẹ đã ngoài 70, lớn tuổi nhưng có sổ đỏ đất đai. Con dâu, con rễ chỉ muốn mượn tài sản này để thế chấp lấy khoản vay vốn. Trường hợp này chúng tôi xin trả lời là ngân hàng không cho phép như vậy.

Khi thực hiện vay ủy quyền hay bảo lãnh. Ngân hàng sẽ soi xét giấy khia sinh để tham vấn quan hệ huyết thống của người ủy quyền và người được ủy quyền.

Theo quy định chung các ngân hàng thì chỉ những trường hợp cha mẹ bảo lãnh hoặc ủy quyền cho con ruột thì mới được chấp thuận khoản vay.

Ví dụ cha mẹ ủy quyền, bảo lãnh cho con trai/ con gái ruột vay vốn ngân hàng thì không có trở ngại gì xảy ra.

Ngân hàng uy tín nào có người 70 tuổi vay tiền

Nếu tìm một ngân hàng có điều kiện thủ tục dễ để người lớn tuổi vay tiền thì cũng nên chọn những ngân hàng uy tín. Mặc dù chế độ chính sách của hầu hết các ngân hàng là không giải quyết hợp đồng vay vốn trực tiếp với người vay.

Sau đây là một số cái tên đáng tin cậy để mọi người cân nhắc: Ngân hàng Agribank, Vietcombank, Ngân hàng phương đông OCB, Ngân hàng quốc tế VIB, Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng Vpbank, Ngân hàng TMCP Sài Gòn SCB,..và còn rất nhiều những ngân hàng khác nữa.

Những thông tin nêu đã giải đáp được thắc mắc liệu 70 tuổi có vay vốn ngân hàng được không. Nếu thực sự có nhu cầu vay vốn thì hãy liên hệ với nhân viên các ngân hàng uy tín để được tư vấn, hướng dẫn hồ sơ vay một cách nhiệt tình.

Xem thêm:

* Thế chấp Sổ đỏ là cách gọi phổ biến dùng để chỉ việc thế chấp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Pháp luật không giới hạn về độ tuổi thế chấp

Để trả lời cho câu hỏi người trên 60 tuổi có được thế chấp quyền sử dụng đất hay không cần phải xem quy định để việc thế chấp quyền sử dụng đất có hiệu lực.

Căn cứ Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015, điểm a khoản 3 Điều 167 và Điều 188 Luật Đất đai 2013, thế chấp quyền sử dụng đất có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau:

[1] Điều kiện về chủ thể thế chấp

- Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập. Nếu bên thế chấp và bên nhận thế chấp là cá nhân thì phải từ đủ 18 tuổi trở lên và không thuộc trường hợp mất năng lực hành vi dân sự,…

- Người thế chấp hoàn toàn tự nguyện.

[2] Điều kiện về mục đích và nội dung thế chấp

Thế chấp quyền sử dụng đất không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội [nội dung này căn cứ vào hợp đồng thế chấp và trên thực tế hợp đồng thế chấp đều đáp ứng được điều kiện này].

[3] Điều kiện về hình thức

Hợp đồng thế chấp phải được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật.

[4] Điều kiện về quyền sử dụng đất

Quyền sử dụng đất để được thế chấp phải có đủ các điều kiện sau: Có Giấy chứng nhận, đất không có tranh chấp, quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án, trong thời hạn sử dụng đất.

[5] Phải được đăng ký thế chấp theo quy định.

Như vậy, pháp luật không giới hạn về độ tuổi thế chấp. Nói cách khác, dưới góc độ pháp lý thì người trên 60 tuổi vẫn được thế chấp quyền sử dụng đất nếu đáp ứng đủ điều kiện.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay có không ít ngân hàng có quy định giới hạn về độ tuổi thế chấp quyền sử dụng đất dẫn tới việc người trên 60 tuổi hoặc 65 tuổi không được thế chấp nhằm hạn chế tối đa rủi ro cho ngân hàng.

Một số lưu ý khi thế chấp quyền sử dụng đất

* Cá nhân được nhận thế chấp nhà đất

Căn cứ Điều 35 Nghị định 21/2021/NĐ-CP, người nhận thế chấp không nhất thiết phải là tổ chức tín dụng mà cá nhân, tổ chức kinh tế không phải tổ chức tín dụng vẫn có quyền nhận thế chấp nếu đủ các điều kiện sau:

- Bên nhận thế chấp là cá nhân là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, là tổ chức kinh tế theo quy định Luật Đất đai.

- Việc nhận thế chấp không vi phạm điều cấm của Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan, không trái đạo đức xã hội trong quan hệ hợp đồng về dự án đầu tư, xây dựng, thuê khoán, thuê, dịch vụ, giao dịch khác.

- Trường hợp nghĩa vụ được bảo đảm bao gồm trả tiền lãi thì lãi suất phát sinh do chậm trả tiền, lãi trên nợ gốc quá hạn, lãi trên nợ gốc trong hạn, lãi trên nợ lãi chưa trả hoặc lãi, lãi suất khác áp dụng không được vượt quá giới hạn thỏa thuận về lãi, lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 357, khoản 5 Điều 466 và Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015.

Trường hợp có thỏa thuận về việc xử lý đối với hành vi không trả nợ đúng hạn của bên có nghĩa vụ và không có quy định khác của pháp luật thì chỉ xử lý 01 lần đối với mỗi hành vi không trả nợ đúng hạn.

- Điều kiện có hiệu lực khác của giao dịch dân sự theo quy định Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan.

* Thế chấp phải được đăng ký mới có hiệu lực

Việc thế chấp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải đăng ký và chỉ có hiệu lực khi được đăng ký vào sổ địa chính. Nội dung này được quy định rõ tại khoản 3 Điều 188 Luật Đất đai 2013 như sau:

“Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.”.

Ngoài ra, pháp luật quy định rõ việc thực hiện đăng ký thế chấp sẽ do bên nhận thế chấp thực hiện [theo khoản 4 Điều 323 Bộ luật Dân sự 2015].

* Bên nhận thế chấp có quyền xử lý tài sản nếu bên thế chấp không trả lãi

Điều 299 và khoản 7 Điều 323 và Bộ luật Dân sự 2015 quy định rõ các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm như sau:

“1. Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

2. Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật.

3. Trường hợp khác do các bên thỏa thuận hoặc luật có quy định.”.

Như vậy, bên nhận thế chấp có quyền xử lý tài sản thế chấp nếu đến hạn trả lãi, trả gốc mà bên thế chấp không trả, trừ trường hợp hợp đồng thế chấp có thỏa thuận khác.

Ngoài ra, người thế chấp cũng cần nắm rõ quy định về xóa thế chấp quyền sử dụng đất sau khi trả nợ xong.

Trên đây là quy định giải đáp về việc người trên 60 tuổi có được thế chấp Sổ đỏ không? Theo đó, pháp luật không giới hạn về độ tuổi thế chấp nhà đất nhưng không ít ngân hàng quy định về vấn đề này.

Nếu cần tìm hiểu thêm thông tin về thế chấp nhà đất liên quan đến trường hợp của mình hãy bấm gọi ngay 1900.6192 và nói với các chuyên gia pháp lý của chúng tôi vấn đề của bạn.

>> Hồ sơ, thủ tục đăng ký thế chấp Sổ đỏ vay vốn ngân hàng

Video liên quan

Chủ Đề