Thành phần hóa học của nhiễm sắc thể là

Thành phần hoá học của NST bao gồm:

A. Phân tử Prôtêin

B. Phân tử ADN

C. Prôtêin và phân tử ADN

Đáp án chính xác

D. Axit và bazơ

Xem lời giải

Mã câu hỏi: 194071

Loại bài: Bài tập

Chủ đề :

Môn học: Sinh học

Câu hỏi này thuộc đề thi trắc nghiệm dưới đây, bấm vào Bắt đầu thi để làm toàn bài

CÂU HỎI KHÁC

Đáp án và giải thích chính xác câu hỏi trắc nghiệm: “Thành phần hóa học chủ yếu của NST là?”cùng với kiến thức lý thuyết liên quan là tài liệu hữu ích môn Sinh học 9 do Top lời giảibiên soạn dành cho các bạn học sinh và thầy cô giáo tham khảo.

Trắc nghiệm: Thành phần hóa học chủ yếu của NST là?

A. Protein và sợi nhiễm sắc

B. Protein histon và axit nucleic

C. Protein và ADN

D. Protein anbumin và axit nucleic

Trả lời:

Đáp án đúng:B. Protein histon và axit nucleic

Thành phần hóa học chủ yếu của NST là: protein histon và axit nucleic

Hãy để Top lời giải giúp bạn tìm hiểu thêm những kiến thức thú vị hơn về nhiễm sắc thể nhé!

Kiến thức tham khảo vềnhiễm sắc thể

1. Cấu trúc của nhiễm sắc thể là gì?

Cấu trúc hiển vi của một NST

– Mỗi NST điển hình gồm 3 trình tự nucleotit đặc biệt:

+ Tâm động là vị trí liên kết với thoi phân bào giúp NST di chuyển về các cực của tế bào trong quá trình phân bào.

+ Vùng đầu mút có tác dụng bảo vệ NST và giúp cho các NST không dính vào nhau.

+ Các trình tự khởi đầu nhân đôi AND là những điểm mà tại đó ADN bắt đầu được nhân đôi.

Cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể:

+Một đoạn ADN gồm 146 cặp nuclêôtit quấn quanh khối cầu prôtêin gồm 8 phân tử prôtêin loạihistôntạo nên nuclêôxôm.

+Giữa các nuclêôxôm kế tiếp được nối với nhau bằng đoạn ADN và một phân tử prôtêin histôn tạo nên chuỗi pôlinuclêôxôm gọi là sợi cơ bản có đường kính 11nm.

+Sợi cơ bản xoắn lần thứ nhất thành sợi nhiễm sắc có đường kính 30 nm, tiếp tục xoắn lần thứ hai tạo thành sợi siêu xoắn có đường kính 300 nm, tiếp tục xoắn lần thứ ba tạo thành sợi crômatit có đường kính 700 nm.

+Tại kì giữa của quá trình phân bào, NST tồn tại ở trạng thái kép gồm 2 crômatit giống nhau và dính với nhau ở tâm động [eo sơ cấp]. Tâm động chia crômatit thành hai cánh cân hoặc không cân. NST còn có thêmeo thứ cấp.

2. Chức năng của nhiễm sắc thể là gì?

+Lưu trữ thông tin di truyền:Như đã nói ở trên nhiễm sắc thể là cơ sở vật chất quy định tính di truyền. Chính vì thế mà nó mang trong mình loại gen chứa thông tin di truyền. Mỗi gen sẽ được nằm trên một vị trí khác nhau trên nhiễm sắc thể.

+Bảo quản thông tin di truyền:Không chỉ đảm nhiệm chức năng lưu trữ mà nhiễm sắc thể còn là nơi giúp bảo quản thông tin di truyền. Nhờ có cấu trúc đặc biệt mà thông tin trên nhiễm sắc thể sẽ được bảo quản rất tốt.

+Truyền đạt thông tin di truyền:Các thông tin di truyền nằm trên nhiễm sắc thể sẽ được truyền đạt qua các thế hệ. Chúng được truyền đạt bằng cách nhân đôi, phân li, tổ hợp. Để quá trình này được diễn ra chúng phải trải qua các giai đoạn nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.

- Do vậy, NST được coi là cơ sở vật chất của tính di truyền ở cấp độ tế bào.

+Ngoài các khả năng liên quan đến thông tin di truyền thìnhiễm sắc thể còn giúp điều hòa hoạt động của gen. Cụ thể khi các hoạt động đóng xoắn, tháo xoắn trên nhiễm sắc thể diễn ra thì ADN sẽ trở thành dạng mạch thẳng. Đặc biệt thông tin di truyền từ nhiễm sắc thể chỉ được truyền quá ARN nhờ quá trình phiên mã và dịch mã. Mà hai quá trình này chỉ diễn ra khi nhiễm sắc thể có sự tháo xoắn. Ví dụ, 1 trong 2 NST X của phụ nữ bị bất hoạt bằng cách xoắn chặt lại hình thành thể Barr [hiện tượng dị nhiễm sắc hoá].

+Giúp phân chia đồng đều vật chất di truyền cho các tế bào con trongquá trình phânbào[nhờ cấu trúc tâm động].

3. Ví dụ về tính đặc trưng của bộ nhiễm sắc thể của mỗi loài sinh vật?

- Tế bào của mỗi loài sinh vật có bộ NST đặc trưng về số lượng và hình dạng xác định.

+ Số lượng NST của một số loài:

Người 2n=46; n=23

Tinh tinh 2n=48; n=24

Gà 2n=78; n=39

Đậu Hà Lan 2n=14; n=7

Ngô 2n=20; n=10

+ Hình dạng đặc trưng như hình hạt, hình que và chữ V

4. Giải thích vì sao bộ NST đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính lại được duy trì ổn định qua các thế hệ cơ thể?

- Do sự phối hợp các quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh đã duy trì bộ NST đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính qua các thế hệ:

+Giảm phân tạo giao tử mang bộ NST đơn bội n NST.

+Thụ tinh giúp phục hồi bộ NST lưỡng bội 2n NST đặc trưng cho loài.

+Nguyên phân làm tăng số lượng tế bào [2n NST] giúp cơ thể lớn lên.

5. Những diễn biến cơ bản của nhiễm sắc thể trong quá trình nguyên phân

Trong quá trình phân bào có những diễn biến cơ bàn sau đây: Khi bước vào kì đầu của quá trình nguyên phân, thoi phân bào nối liền hia cực tế bào. Thoi phân bào có vai trò quan trọng đối với sự vận động của NST trong quá trình phân bào và nó tan biến khi sự phân chia nhân kết thúc.
Màng nhân và nhân con bị tiêu biến khi nguyên phân diễn ra và chúng lại được tái hiện ở thời điếm cuối cùa sự phân chia nhân.

Khi bước vào nguyên phân, các NST kép bắt đầu đóng xoắn và co ngắn, có hình thái rõ rệt và tâm động đính vào các sợi tơ của thoi phân bào. Sau đó. chúng tiếp tục đóng xoắn cho tới khi đỏng xoắn cực đại và tập trung thành một hàne ở mặt phầng xích đạo của thoi phân bào. Tiếp theo, 2 crômatit trong từng NST kép tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn rồi phân li vể 2 cực nhờ sự co rút của sợi tơ thuộc thoi phân bào. Khi di chuyển tới 2 cực, các NST dãn xoắn, dài ra ờ dạng sợi mảnh. Sau đó lại bắt đầu một chu kì mới của tế bào.

Kết quà của nguyên phân là tò một tế bào mẹ cho ra 2 tế bào con có bộ NST giống như bộ NST của tế bào mẹ [2n NST].

Video liên quan

Chủ Đề