Người bảo lãnh vay tiền ngân hàng

Bảo lãnh cho người khác vay vốn, có phải trả nợ thay?

Tại Điều 342 Bộ luật Dân sự 2015, trách nhiệm dân sự của bên bảo lãnh được quy định như sau:

- Trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ đó.

- Trường hợp bên bảo lãnh không thực hiện đúng nghĩa vụ bảo lãnh thì bên nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu bên bảo lãnh thanh toán giá trị nghĩa vụ vi phạm và bồi thường thiệt hại.

Cũng theo Khoản 2 Điều 335 Bộ luật Dân sự 2015, các bên có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

Căn cứ theo các quy định nêu trên, bên bảo lãnh sẽ có nghĩa vụ trả nợ thay cho bên được bảo lãnh nếu:

- Có thỏa thuận về việc bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ.

- Bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

Ảnh minh họa: TTXVN

Thời hạn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh

Việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh được quy định cụ thể tại Điều 21 Thông tư 07/2015/TT-NHNN, cụ thể:

- Chậm nhất sau 5 ngày làm việc kể từ ngày bên bảo lãnh nhận được văn bản yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của ngân hàng: Bên bảo lãnh thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết; hạch toán ghi nợ vào tài khoản cho vay bắt buộc số tiền đã trả thay và thông báo số tiền đã trả thay, tiền lãi.

- Chậm nhất 5 ngày kể từ khi nhận được yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh: Nếu từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thì bên bảo lãnh phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do từ chối thực hiện nghĩa vụ.

.

Cập nhật lúc: 21:10, 08/02/2022 [GMT+7]

Để được vay vốn ngân hàng, tổ chức tín dụng hoặc cá nhân, không ít người nhờ người thân, bạn bè đứng ra bảo lãnh hoặc lấy tài sản ra bảo đảm cho việc vay vốn của mình. Khi người vay không thanh toán được nợ thì người bảo lãnh mới biết rằng mình “dại”.

Luật sư Ngô Văn Định, Phó giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật Hội Luật gia tỉnh [trái] tư vấn cho người dân các quy định về bảo lãnh cho người khác vay vốn. Ảnh: Đoàn Phú

Luật sư Ngô Văn Định, Phó giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật tỉnh [Hội Luật gia tỉnh] cho hay, việc bảo lãnh hoặc lấy tài sản cá nhân của mình để bảo đảm cho người khác vay vốn được pháp luật thừa nhận. Trong trường hợp bên được bảo lãnh, được người khác lấy tài sản ra bảo đảm không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên bảo lãnh, lấy tài sản ra bảo đảm phải thực hiện nghĩa vụ đó.

* Người bảo lãnh phải thực hiện thay nghĩa vụ

Để vay được số tiền 100 triệu đồng từ một tổ chức tín dụng, bà H.T.Y. [65 tuổi, ngụ xã Sông Nhạn, H.Cẩm Mỹ] nhờ chị P.T.N. [con gái, ngụ cùng địa phương] ký giấy bảo lãnh để bà vay vốn. Nghĩa vụ đóng lãi và trả nợ gốc là do mẹ của chị chịu trách nhiệm. Đến kỳ hạn trả nợ vay, bà Y. không có khả năng thanh toán nên cán bộ tổ chức tín dụng tìm chị N. đòi nợ. “Vậy tôi có phải trả nợ thay cho mẹ không?” - chị N. hỏi.

Luật sư Ngô Văn Định giải thích, tùy vào hợp đồng bảo lãnh để xác định thời hạn cũng như phạm vi chịu trách nhiệm đối với nghĩa vụ bảo lãnh của chị. Trong trường hợp không có thỏa thuận cụ thể thì chị phải chịu trách nhiệm với phần gốc và cả phần lãi của nghĩa vụ vay tiền nói trên. Việc ngân hàng liên hệ yêu cầu chị thực hiện nghĩa vụ thay bà Y. là đúng pháp luật, đúng với thỏa thuận giao kết trong hợp đồng bảo lãnh. Do đó, chị phải có nghĩa vụ thanh toán đầy đủ cho tổ chức tín dụng các khoản tiền gốc và tiền lãi của hợp đồng vay, khi hợp đồng đó đến hạn thực hiện mà mẹ chị không thực hiện hợp đồng. Sau đó, chị có quyền yêu cầu mẹ thanh toán lại cho chị số tiền này.

“Điều 340 Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định, bên bảo lãnh có quyền yêu cầu bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ đối với mình trong phạm vi nghĩa vụ bảo lãnh đã thực hiện, trừ trường hợp có thỏa thuận khác” - luật sư Ngô Văn Định phân tích.

Cũng theo luật sư Ngô Văn Định, bảo lãnh là việc người thứ ba [sau đây gọi là bên bảo lãnh] cam kết với bên có quyền [sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh] sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ [sau đây gọi là bên được bảo lãnh] khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ đó. Trường hợp bên bảo lãnh không thực hiện đúng nghĩa vụ bảo lãnh thì bên nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu bên bảo lãnh thanh toán giá trị nghĩa vụ vi phạm và bồi thường thiệt hại.

* Tài sản bảo đảm sẽ được bán để trả nợ

Khi giải quyết vấn đề vay vốn cho khách hàng, các tổ chức tín dụng, ngân hàng thường yêu cầu người vay không có tài sản hoặc quá tuổi lao động phải có người bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ hoặc đưa tài sản của người bảo lãnh ra bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

Luật sư Cao Sơn Hà, Đoàn Luật sư tỉnh cho biết, biện pháp bảo đảm có ý nghĩa tương tự như biện pháp bảo lãnh, đó là những cách thức, giải pháp nhằm hỗ trợ, khẳng định, bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng, thỏa thuận một cách chắc chắn. Biện pháp bảo đảm đi liền, không tách rời với nghĩa vụ chính trong hợp đồng, giao dịch chính. Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ các nghĩa vụ đã cam kết thì bên có quyền có thể áp dụng biện pháp bảo đảm đã thỏa thuận hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng để buộc bên có nghĩa vụ phải thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết nhằm bảo đảm quyền lợi cho mình.

Luật sư Cao Sơn Hà lưu ý, tài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, trừ trường hợp cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu. Tài sản bảo đảm có thể được mô tả chung, nhưng phải xác định được. Tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai. Giá trị của tài sản bảo đảm có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm.

Vì tin tưởng người em nên ngoài bảo lãnh, ông P.V.T. [ngụ xã Phú Thạnh, H.Nhơn Trạch] còn lấy quyền sử dụng đất của cá nhân ra bảo đảm cho người em vay khoản tiền 500 triệu đồng từ ngân hàng. Nay gần tới hạn trả nợ, người em lánh mặt làm ông rất lo lắng. Ông T. thắc mắc, khi người vay không thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng thì tài sản bảo đảm được xử lý ra sao?

Luật sư Cao Sơn Hà giải thích, khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì tài sản bảo đảm được định giá theo quy định tại Điều 306 Bộ luật Dân sự năm 2015.

Theo đó, bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có quyền thỏa thuận về giá tài sản bảo đảm hoặc định giá thông qua tổ chức định giá tài sản khi xử lý tài sản bảo đảm. Trường hợp không có thỏa thuận thì tài sản được định giá thông qua tổ chức định giá tài sản. Việc định giá tài sản bảo đảm phải bảo đảm khách quan, phù hợp với giá thị trường. Tổ chức định giá phải bồi thường thiệt hại nếu có hành vi trái pháp luật mà gây thiệt hại cho bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm trong quá trình định giá tài sản bảo đảm.

Theo luật sư Cao Sơn Hà, Đoàn Luật sư tỉnh, việc xử lý tài sản bảo đảm phải được thực hiện đúng với thỏa thuận của các bên. Trường hợp Bộ luật Dân sự, các luật khác có liên quan quy định tài sản đang dùng để bảo đảm phải xử lý để bên bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác thì tài sản này được xử lý theo quy định đó. Vì vậy, người dân cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định dùng tài sản của mình để đảm bảo cho người khác vay tiền.

Đoàn Phú

Trong hợp đồng vay tài sản các bên có nghĩa vụ thực hiện đúng nội dung đã thỏa thuận trong hợp đồng, tuy nhiên để đảm bảo hơn nữa việc thực hiện nghĩa vụ các bên có quyền thỏa thuận các biện pháp bảo đảm. Hiện nay, theo quy định các biện pháp bảo đảm gồm có: cầm cố, thế chấp, đặt cọc, ký cược, ký quỹ, bảo lưu quyền sở hữu, bảo lãnh, tín chấp, cầm giữ tài sản.

1. Luật sư tư vấn biện pháp bảo đảm trong hợp đồng vay tài sản

Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ nhằm buộc người có nghĩa vụ phải thực hiện đúng nghĩa vụ mà họ đã cam kết, thoả thuận trong giao dịch dân sự. Trong trường hợp người có nghĩa vụ không thực hiện, thực hiện không đúng, không đẩy đủ các nghĩa vụ mà họ đã cam kết, thì người có quyền có thể áp dụng biện pháp bảo đảm nghĩa vụ do các bên thỏa thuận hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền can thiệp để buộc bên có nghĩa vụ phải thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết nhằm bảo đảm quyền lợi cho mình.

Trong số các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì biện pháp bảo lãnh là một trong những biện pháp được nhiều người lựa chọn trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng vay. Theo đó, bão lãnh là trường hợp người bảo lãnh cam kết với bên có quyền sẽ thực hiện thay nghĩa vụ cho bên có nghĩa vụ nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

Như vậy, việc nắm rõ được các quy định của pháp luật liên quan đến hình thức bảo lãnh sẽ giúp cho các bên tránh được các tranh chấp phát sinh khi giao kết hợp đồng. Nếu quý khách có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến hình thức bảo lãnh, quý khách có thể liên hệ với công ty Luật Minh Gia thông qua các hình thức như gửi Email tư vấn hoặc gọi tới số 1900.6169 để được bộ phận tư vấn pháp luật dân sự của chúng tôi tư vấn cụ thể về các vấn đề này theo quy định của pháp luật hiện hành.

2. Trách nhiệm của người bảo lãnh khi nghĩa vụ trả nợ đến hạn

Câu hỏi: Cho tôi hỏi về trách nhiệm của người bảo lãnh vay vốn như sau: Thời gian trước đây, vợ tôi có đứng ra vay ngân hàng 1 món tiền, hàng tháng trả 1 phần gốc và  lãi và tôi là người ký bên liên đới. Do mẫu thuẫn trong cuộc sống, hiện tại chúng tôi ly thân, và chưa ra tòa ly hôn. Hiện tại vợ tôi đã nghỉ việc ở công ty trước đây làm. Vài tháng gần đây, vợ tôi không trả được số tiền hàng tháng, nên bên ngân hàng có liên lạc với tôi để giải quyết, yêu cầu tôi trả tiền.

Nếu không sẽ làm văn bản lên cơ quan của tôi.  Tôi có trao đổi với vợ, số tiền đấy vợ tôi sẽ chịu trách nhiệm trả, không liên quan gì tới tôi. Xin quý công ty tư vấn, trong trường hợp của tôi:

1. Là người liên đới thì có trách nhiệm gì?

2. Và khi vợ tôi có nói tôi không có trách nhiệm, sẽ tự trả, thì về phía ngân hàng họ có thể giải quyết như thế nào?

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Thứ nhất, do anh không trình bày rõ khi giao kết hợp đồng anh và vợ anh cùng liên đới thực hiện nghĩa vụ trả tiền cho ngân hàng [2 người cùng vay] hay anh là bên liên đới với tư cách của người bảo lãnh nhưng theo cách trình bày của anh chúng tôi hiểu rằng anh ký tên trong hợp đồng vay tài sản với tư cách là người bảo lãnh cho vợ anh như quy định điều 335 Bộ luật dân sự 2015:

“1. Bảo lãnh là việc người thứ ba [sau đây gọi là bên bảo lãnh] cam kết với bên có quyền [sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh] sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ [sau đây gọi là bên được bảo lãnh], nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

2. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.”

Việc bảo lãnh sẽ chấm dứt theo quy định tại điều 343 Bộ luật dân sự 2015:

“Bảo lãnh chấm dứt trong trường hợp sau đây:

1. Nghĩa vụ được bảo lãnh chấm dứt.

2. Việc bảo lãnh được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.

3. Bên bảo lãnh đã thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

4. Theo thỏa thuận của các bên.”

Do anh là người bảo lãnh nên nếu như đến hạn thanh toán nghĩa vụ mà vợ anh chưa trả nợ được cho ngân hàng đồng thời không được gia hạn thời gian trả nợ thì khi đó anh sẽ là người có nghĩa vụ thanh toán khoản nợ này thay cho vợ anh. Ngân hàng có quyền yêu cầu anh thanh toán nghĩa vụ theo như đã cam kết trong hợp đồng, sau khi thanh toán nghĩa vụ trả nợ anh có quyền yêu cầu vợ anh bồi hoàn lại khoản tiền này. Nếu đến hạn anh từ chối thanh toán nghĩa vụ này thì Ngân hàng có cơ sở để khởi kiện yêu cầu anh hoàn trả nghĩa vụ bằng tài sản thay cho vợ anh.

Tuy nhiên, khi đến hạn mà chưa trả hết nợ vợ anh có thể xin gia hạn thời gian trả nợ với Ngân hàng. Khi này Ngân hàng tùy từng trường hợp cụ thể có thể gia hạn nếu xét thấy khả năng trả nợ vẫn còn.

Thứ hai, mặc dù giữa anh và vợ anh đã có thỏa thuận vợ anh sẽ là người trực tiếp chi trả khoản nợ này tuy nhiên thỏa thuận hủy bỏ việc bảo lãnh này phải được sự đồng ý của bên nhận bảo lãnh là Ngân hàng. Nếu không có sự xác nhận này thì thỏa thuận giữa anh và vợ anh sẽ không được pháp luật công nhận.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Trách nhiệm của người bảo lãnh khi nghĩa vụ trả nợ đến hạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ luật sư tư vấn trực tuyến để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

Video liên quan

Chủ Đề