Ngoại khối là gì

Thị trường vừa có phiên giao dịch ngập sắc xanh, với biên độ tăng mạnh nhất trong hai năm. VN-Index đóng cửa tại 1.228,37 điểm, tăng 4,81% so với tham chiếu. Phiên giao dịch hôm qua cũng là phiên đầu tiên Sở giao dịch chứng khoán TP HCM [HoSE] trở lại công bố thông tin giao dịch tự doanh.

Theo dữ liệu từ HoSE, bộ phận tự doanh các công ty chứng khoán là một nhân tố hỗ trợ đà tăng của thị trường khi mua ròng hơn 150 tỷ đồng trong phiên 17/5. Nhóm này mua vào gần 13,7 triệu cổ phiếu, giá trị gần 474 tỷ đồng, trong khi bán ra 8,7 triệu đơn vị, với giá trị gần 320 tỷ đồng.

Xét về quy mô, STB, HPG và SSI là ba mã được mua nhiều nhất, với quy mô mua ròng đều trên một triệu cổ phiếu. Trong đó, nếu xét về giá trị, bộ phận tự doanh mua ròng hơn 54 tỷ đồng cổ phiếu HPG, hơn 37 tỷ đồng cổ phiếu STB và hơn 30 tỷ đồng mã SSI.

Ngược lại, DXG là mã bị bán ra mạnh nhất với khối lượng bán ròng gần 1,4 triệu cổ phiếu, trị giá hơn 32 tỷ đồng. Các mã khác như AAA, BCM, KDH ghi nhận lực bán ròng từ 200.000 đến gần 400.000 đơn vị.

Xem thêm

Với khối ngoại, nhóm này liên tục gom hàng trong bối cảnh thị trường giảm sâu, nhà đầu tư cá nhân trong nước bán tháo. Tính trong một tháng gần nhất, nhóm này mua ròng hơn 170 triệu cổ phiếu, trị giá trên 5.000 tỷ đồng. Trong đó, các mã được khối ngoại "chuộng" nhất là chứng chỉ quỹ FUEVFVND, nhóm ngân hàng, bất động sản.

Tính trong một tuần gần nhất, ngoại trừ chứng chỉ quỹ FUEVFVND, hai mã ngân hàng được mua vào nhiều nhất là CTG và SHB. Trong đó, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng hơn 9,4 triệu cổ phiếu CTG và hơn 2,2 triệu cổ phiếu SHB. Ngoài ngân hàng, cổ phiếu VCI và VNM cũng được chú ý.

Xét trong một tháng, CTG và SHB cũng nằm trong nhóm 5 cổ phiếu được mua ròng mạnh nhất, với khối lượng mua ròng lần lượt là 13,7 triệu và 7,6 triệu cổ phiếu.

Các mã bất động sản cũng nằm trong danh sách được nhóm này quan tâm. Từ giữa tháng 4 tới nay, NLG và VRE được mua ròng 19,6 và 12,6 triệu cổ phiếu.

P/E [chỉ số đánh giá mối quan hệ giữa thị giá và thu nhập trên một cổ phiếu] của VN-Index về mức trung bình 10 năm, theo nhận định của một số nhóm phân tích, là nguyên nhân khiến nhà đầu tư nước ngoài tích luỹ cổ phiếu. Việt Nam trở thành một trong số ít các thị trường ghi nhận dòng tiền đổ vào mạnh hơn rút ra, ngược chiều với nhiều thị trường lớn của châu Á như Đài Loan, Hàn Quốc, Ấn Độ.

Minh Sơn

Thị trường chứng khoán Việt Nam đã đi vào hoạt động được gần 20 năm, đứng sau sự phát triển của lĩnh vực này sự liên kết của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Những tác động cụ thể cùng với sự chi phối của khối ngoại đối với thị trường ngày càng rõ rệt và sâu sắc. Vậy khối ngoại là gì? Tổ chức này có ảnh hưởng gì đến chỉ số chứng khoán nước ta? Mời quý độc giả tham khảo bài viết sau đây của chúng tôi để hiểu rõ hơn về lĩnh vực này nhé!

Khối ngoại được biết đến là một khái niệm thuộc một phạm trù của chứng khoán và được dùng để chỉ các nhà đầu tư nước ngoài. Đây là tên gọi quen thuộc với nhiều doanh nhân nhưng lại khá mới mẻ với những người chưa từng tham gia lĩnh vực này. 

Các nhà đầu tư nước ngoài khi tham gia giao dịch với thị trường chứng khoán nước ta sẽ được thống kê số liệu riêng theo quy định để giới hạn việc quản lý số cổ phiếu sở hữu. Từng có thời điểm, việc giao dịch với các khối ngoại ảnh hưởng đến tâm lý của nhiều nhà đầu từ mua bán trong nước ở một số mã và toàn thị trường.

Khối ngoại được biết đến là từ ùng để chỉ các nhà đầu tư nước ngoài

Tính đến những năm trở lại đây, khối ngoại vẫn là những nhà đầu tư lớn mạnh nhất trên thị trường nước ta. Cụ thể một số tập đoàn như Indochina Capital, PXP Vietnam, VinaCapital,  JP Morgan, Dragon Capital, HSBC, City Group… là các quỹ hoạt động thành công nhất trên thị trường Việt Nam hiện nay.

Trên thị trường chứng khoán, điểm nổi bật là có sự tham gia của quỹ ETF. Đây là các quỹ có ảnh hưởng đặc biệt đến nước ta và nắm giữ lượng cổ phiếu có giá trị cực kì lớn. Quỹ ETF đang khuynh đảo thị trường chứng khoán Việt Nam. Có thể thấy, khối ngoại có nhiều động thái khác biệt đối với các nhà đầu tư. 

Trong những tình huống giá cổ phiếu bị biến động, thì khối ngoại luôn tách rời độc lập với các nhà đầu tư nước ta. Vì vậy, khi chúng ta đổ xô ra bán thì họ tìm cách để mua vào. Vào thời điểm thị trường trong nước tụt dốc không phanh thì khối ngoại lại nắm giữ 20% giá trị trên toàn thị trường chứng khoán. 

Khối ngoại vẫn là những nhà đầu tư lớn mạnh nhất trên thị trường nước ta

Nhiều chuyên gia cho rằng, nhà đầu tư nước ngoài rất giỏi, họ chỉ cần nhìn đồ thị là có thể đoán trước được tốc độ lên xuống của một số loại cổ phiếu. Sự tự tin của họ luôn bộc lộ rõ khi tham gia vào bất kì thị trường của đối tác theo đúng kỹ thuật. Khối ngoại có xu hướng chia thành 2 nhóm. Một bên là đầu tư dài hạn có danh mục rõ ràng và bên còn lại là đầu cơ trao đổi mua bán liên tục. 

Điều đáng lo ngại là nhóm thứ 2 đang có xu hướng tăng cao nắm vững những định hướng của thị trường quốc tế. Đây cũng chính là thành phần tham gia những thủ thuật làm giá cũng như tung những tin đồn lũng đoạn. Thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn chưa có biện pháp cụ thể để dẹp bỏ các tổ chức đầu cơ này.

Câu hỏi được nhiều người đặt ra là trong tương lai, nếu nước ta rơi vào tình trạng chứng khoán khủng hoảng thì các nhà đầu tư sẽ ra sao? Việc để khối ngoại thống lĩnh thị trường liệu sẽ mang lại lợi ích hay rủi ro? Đây vẫn đang là bài toán khó giải đáp của các nhà đầu tư Việt Nam.

Việc để khối ngoại thống lĩnh thị trường liệu sẽ mang lại lợi ích hay rủi ro?

Bài viết đã giúp bạn giải đáp câu hỏi khối ngoại là gì ? Những ảnh hưởng của tổ chức này đến thị trường chứng khoán của nước ta. Hy vọng qua những thông tin hữu ích trên, sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về lĩnh vực này.

Mọi thông tin, tin tức xin liên hệ theo địa chỉ bên dưới:

Công ty Cổ phần Tư Vấn và Đầu Tư Bất Động Sản An Khang

Địa chỉ: 88 Vũ Tông Phan, phường An Phú, quận 2, Tp. HCM

Hotline: 0822 6789 33 [Kinh doanh]

Email:

Xem thêm
Rủi ro tín dụng là gì?
Hedge fund là gì?

Video liên quan

Chủ Đề