Âm thịnh dương suy nghĩa là gì

Y học truyền thống Trung Quốc [Đông y] đặc biệt chú ý đến sự cân bằng của âm dương, bởi cho dù có sự mất cân bằng âm khí hay dương khí trong cơ thể thì sẽ đều gây ra vấn đề bất thường mà chúng ta sẽ phải "chịu trận".

Sự cân bằng âm dương sẽ liên quan đến sự trao đổi chất của cơ thể, nếu có vấn đề với sự trao đổi chất của cơ thể, các bệnh xuất hiện tiếp theo đó cũng sẽ tăng lên.

Giả sử nếu do âm khí không đủ, rất dễ bị bốc hỏa vào buổi chiều và các triệu chứng thiếu âm cũng gây ra hiện tượng đổ mồ hôi đêm.

Nếu dương không đủ, các triệu chứng chân tay lạnh, xanh xao, yếu ớt và thậm chí chóng mặt và đánh trống ngực và các triệu chứng khác sẽ xuất hiện.

Tiếp theo, hãy tham khảo phương pháp học cổ truyền Trung Quốc để hiểu cách đánh giá khi cơ thể bạn xuất hiện thiếu dương, hay còn được gọi là dương suy, dương hư.

Hơi thở

Thông thường, tần số và nhịp thở của một người chính là tiêu chí đại diện cho người đó có khỏe mạnh hay không. Hơi thở nhẹ nhàng và mạnh mẽ là biểu hiện bình thường của sức khỏe tích cực của một người.

Ví dụ, trong cuộc sống hàng ngày, hơi thở trở nên yếu hơn và nhịp điệu trở nên bất thường, điều đó cho thấy người đó có thể gặp vấn đề ở một khía cạnh nào đó.

Tuy nhiên, do thiếu dấu hiệu để đánh giá cụ thể, thì bạn có thể xem xét việc mình có bị dương suy hay không.

Nếu hơi khó thở hoặc thở không đều sau khi tập thể dục, hiệu suất điển hình của chứng khó thở cũng cho thấy cơ thể ở trạng thái yếu. Cần bổ sung năng lượng dương càng sớm càng tốt, cải thiện thể lực để duy trì sự cân bằng cơ thể.

Sợ lạnh

Triệu chứng này thường gặp ở những người thiếu hụt dương khí ở lá lách. Lá lách phụ trách viện vận chuyển hóa học. Nếu dinh dưỡng cơ bản không được bổ sung đầy đủ, sự trao đổi chất và lưu thông các chất của cơ thể sẽ bị giảm theo, do đó các triệu chứng ớn lạnh sẽ xuất hiện.

Một người có nhiều dương khí hay dương thịnh sẽ không quá sợ lạnh ngay cả trong môi trường có khí hậu thấp. Do đó, sợ lạnh cũng là một biểu hiện điển hình của việc thiếu dương, dương suy.

Sắc mặt

Tình trạng thể chất của một người và khí huyết có đầy đủ hay không có thể được nhìn thấy từ khuôn mặt của họ.

Như chúng ta thường thấy rõ nhất là thời điểm sau khi tập thể dục, sắc da đỏ bừng sẽ xuất hiện trên khuôn mặt. Nó là một trạng thái chứa đầy khí huyết, hệ thống tuần hoàn hoạt động mạnh mẽ. Vì vậy, đây cũng có thể được chứng minh rằng năng lượng dương của chúng ta là đủ vào thời điểm này.

Đồng thời, bạn sẽ không có vẻ ngoài nhợt nhạt sau khi tập thể dục do thiếu dương. Tập thể dục là cách bổ sung dương khí hiệu quả. Càng tập đúng và tập đủ, bạn lại bổ sung dương khí cho cơ thể nhiều hơn.

Giọng nói

Chúng ta thường thấy rằng một người tràn đầy năng lượng, nghĩa là giọng nói của họ khá to và ổn định, và hào quang của người đó cũng rất mạnh mẽ. Điều này bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dương khí tự thân của chính mình và lượng dương khí tại thời điểm này quyết định sự thay đổi giọng nói của chính người đó. 

Tương tự như vậy, người nào có âm thanh và trạng thái giọng nói yếu ớt là điển hình của việc thiếu dương khí.

Một người thiếu dương sẽ không thể nói bằng thứ âm thanh mạnh mẽ, uy lực, hào sảng, khiến mọi người cảm thấy đầy hào quang.

Sự đầy đủ của dương khí là nền tảng của các hoạt động của một người khỏe mạnh. Không có dương khí đủ, bất kể bạn làm gì, sẽ có những khó khăn nhất định.

Dương khí, nghe thì có vẻ không quá quan trọng, nhưng đây là yếu tố cơ bản của các hoạt động hàng ngày, đòi hỏi chúng ta phải chú ý và duy trì mọi lúc, mọi nơi. Người có dương khí đủ thì ai nhìn vào cũng thấy sinh khí, khỏe mạnh, giàu năng lượng.

Nếu khi bạn bị bệnh tật tấn công, năng lượng dương rất dễ bị mất, dương khí sẽ bị thiếu hụt. Lúc này, bạn sẽ cần được điều trị và kiểm soát bằng thuốc hoặc các phương tiện khác.

Âm Dương dựa vào nhau để tồn tại, Âm sinh bởi Dương, Dương sinh bởi Âm. [Ảnh qua ĐKN]

Âm Dương dựa vào nhau để tồn tại, Âm sinh bởi Dương, Dương sinh bởi Âm. Có câu: “Cô Dương bất sinh, độc Âm bất trưởng”, ý rằng Âm lẻ loi không sinh ra được, Dương trơ trọi không thể phát triển được. Ngoài ra, Âm Dương còn là hai nhân tố đối lập với nhau, Dương thịnh thì Âm suy, Âm thịnh thì Dương suy.

Âm Dương giao hòa sinh ra vạn vật. Thái cực sinh Lưỡng nghi, Lưỡng nghi sinh Tứ tượng, Tứ tượng sinh Bát quái…

Thái cực là sự tương đối, lấy con người làm đơn vị thì gia đình là Thái cực, lấy gia đình làm đơn vị thì quốc gia là Thái cực, lấy quốc gia làm đơn vị thì địa cầu là Thái cực, lấy hành tinh làm đơn vị thì hằng tinh là Thái cực. Thái cực tầng tầng lớp lớp bất tận, rộng lớn ngoài sức tưởng tượng của chúng ta, cũng nhỏ ngoài sức tưởng tượng của chúng ta.

Âm Dương chỉ là sự tương đối chứ không phải là tuyệt đối. Lấy người nam là Dương thì người nữ là Âm, lấy ngày là Dương thì đêm là Âm.

Thái cực Âm Dương vô cùng vô tận, đó là sự tổng quát về thời gian và không gian, là khái niệm đa chiều, trong đó, “Thái cực đồ” là một khái niệm trừu tượng, là một bản vẽ mặt phẳng tương đối.

Âm Dương tăng và giảm, có sự chuyển đổi tăng lên và giảm xuống. Có câu rằng: “Họa phúc của hôm nay đều đến từ việc làm ngày hôm qua. Hành động của ngày hôm nay tất sẽ gây phúc họa sau này”. Quá trình Âm Dương tăng và giảm là quá trình thay đổi từ ‘lượng’ đến thay đổi về ‘chất’. 24 tiết khí được phản ánh ở một trong số “điểm biến chất”. Cho nên “Đừng thấy việc thiện nhỏ mà bỏ qua, đừng thấy việc ác nhỏ mà cố tình làm”.

“Dương kết thúc thì Âm bắt đầu; Âm kết thúc thì Dương bắt đầu”, đây chính là đạo lý “vật cực tất phản”, sự vật phát triển đến cực điểm thì sẽ chuyển hóa theo hướng ngược lại. Đó cũng là đạo lý “luân hồi” trong đạo Phật. Một sinh mệnh ở trong nhân gian mất đi thì nhất định một linh hồn dưới âm phủ sẽ xuất hiện. “Lúc đắc ý hãy xem nhẹ, khi không như ý hãy nghĩ thoáng”. Con người không có ai may mắn đi đến hết cuộc đời, nhưng cũng không ai cả đời chỉ gặp toàn là xui xẻo”.

Âm Dương luôn ở mức tương đối cân bằng, nhưng ở mỗi thời – không, lượng Âm Dương là không cân bằng. Âm Dương không cân bằng mới có thể tạo thành động lực vận động và biến đổi, thúc đẩy sự vật phát triển, cũng là nguyên nhân căn bản của chuyển động Âm Dương. Cho nên “Thế gian không có sự công bằng tuyệt đối, chỉ có sự công bằng tương đối”. Hiểu được triết lý này, chúng ta sẽ không phải “oán trời trách đất” nữa.

Thái cực tầng tầng lớp lớp vô tận. Bên trong “đại Thái cực” có “tiểu Thái cực”. Đôi mắt Âm Dương chính là “tiểu Thái cực” trong “đại Thái cực”. Đại Thái cực là môi trường để tiểu Thái cực tồn tại, vì thế môi trường có ảnh hưởng và tác động rất lớn đến tất cả sự vật.

Tiểu Thái cực cũng bao hàm các nguyên tố Âm Dương, Ngũ hành, cho nên tiểu Thái cực sẽ phải chịu ảnh hưởng của môi trường đại Thái Cực, thế nhưng nó vẫn có “quyền chủ động” của chính nó. Đây chính là tư tưởng triết học “Tiên thiên bất túc, hậu thiên lai bổ”, tức là cái ban đầu chưa đầy đủ, cái sau sẽ tới bổ sung. Ứng dụng trong Mệnh lý học, chính là vận mệnh có thể thay đổi từ những nỗ lực sau này.

Thái cực có thể lý giải được tư tưởng triết học “Trời – người vốn là hợp nhất”, sự phát triển của vạn vật là sự kết hợp từ những yếu tố bên trong và bên ngoài. Nhân tố bên trong chính là quá trình tu tâm, tu đức, còn bên ngoài chính là tu thiện duyên. Nội ngoại đều tu, thành công ắt đến, cơ hội chỉ dành cho những ai có sự chuẩn bị.

“Đạo hay không phải đạo”, tư tưởng triết học bác đại tinh thâm ẩn chứa trong Thái cực không có ngôn ngữ hay văn tự nào có thể miêu tả được, nó phải được con người chúng ta dụng tâm lĩnh ngộ, hành đạo rồi sẽ “đắc đạo”.

Tuệ Tâm, theo Secretchina

Nhà anh Lâm, chị Hà gồm năm người ở tại một căn hộ chung cư trong khu phố V.T, bạn bè thường bảo nhà của anh là “chuồng vịt trời” vì đến tận bốn người là nữ. Hai vợ chồng Lâm lấy nhau đã được sáu năm, có với nhau ba cô con gái vừa đáng yêu vừa ngoan. Nhà hàng xóm cùng chung cư với anh Lâm cũng biết chị Hà bị gia đình chồng ghét bỏ vì sinh tận ba cô công chúa.

Dù nhà phong kiến nhưng anh Lâm chưa từng tỏ ra khó chịu hoặc chê trách Hà. Anh rất yêu thương vợ, việc trong nhà ngoài ngõ cái gì làm được đều đỡ đần cho vợ. Hai vợ chồng luôn biết sắp xếp và chia thời gian để mọi việc ổn thỏa. Công việc của chị phải thường xuyên đi sớm về trễ nên việc đưa đón con cái, cơm nước và chăm sóc việc nhà một tay anh lo liệu.

Giờ nhớ lại khoảng thời ấy, và nhìn cuộc sống hiện tại, đôi lúc chị lại cảm ơn cuộc đời đã cho chị gặp anh. [Ảnh minh họa]

Trái với suy nghĩ nhiều người rằng đàn ông không thích làm việc nhà, anh Lâm lại không như thế. Lắm lúc trên bàn nhậu, anh còn cười đùa và tự nhận mình là “osin cao cấp”. Đàn ông thời nay, mấy ai chịu lăn xả và tỉ mỉ như anh. Chị Hà cũng không vì chồng “đảm đang” mà dựa dẫm và bỏ bê bổn phận. Bản thân chị nếu có thời gian cũng sẽ giúp đỡ và chia sẻ với anh.

Nhà “âm thịnh dương suy”, lại bị gia đình chồng xem nhẹ, nhưng chị Hà thấy rất thoải mái vì lúc nào cũng có chồng cảm thông và thấu hiểu. Ba cô công chúa lại ngoan hiền, anh Lâm chẳng bao giờ nề hà việc lớn nhỏ, cứ rảnh là làm giúp chị.

Chị Hà nhớ lại lúc mang bầu cháu thứ hai, gia đình nhỏ của chị dọn đến ở nhà chung cư hiện tại. Thời còn ở cùng ba mẹ chồng, mọi việc trong nhà đều do một tay chị chăm lo. Anh Lâm cũng chưa từng làm việc nhà bao giờ. Nhưng từ khi ra riêng, thấy chị vất vả anh cũng tình nguyện “vượt qua chính mình”.

Dù chị không sinh được con trai nhưng bù lại có được người chồng rất mực yêu thương, biết cảm thông cho chị thì cũng đã đủ hạnh phúc. [Ảnh minh họa]

Mấy năm trước, khi chị Hà vượt cạn lần ba, vì lại sinh con gái nên chị cũng chẳng được mẹ chồng chăm lo bao nhiêu. Nhớ lúc ấy, một mình trong bệnh viện, vừa ôm con vừa lo lắng đủ điều không biết anh Lâm có thể chu toàn mọi việc. Chị thấy buồn tủi lại khổ tâm nhưng lúc gặp chồng chị không dám than thở lời nào.

Ấy vậy mà anh Lâm hiểu hết, chẳng những chu toàn mọi việc mà còn cố gắng học hỏi để có thể đỡ đần cho vợ. Gửi cháu nhỏ về nhà nội ít hôm thì một mình anh vừa tranh thủ đi làm rồi chăm sóc cho chị. Lúc ấy nhìn anh phờ phạt mà chị thấy xót cả ruột. Đến lúc về nhà, ở cữ chẳng làm gì nhiều, lúc này chị mới nhận ra chồng mình rất giỏi chăm lo mọi việc. Một tay anh Lâm lo liệu mọi thứ, vun vén nhà cửa đâu ra đó lại còn lo cháu lớn không một chút sai sót.

Anh cũng biết nỗi khổ của chị khi bị mọi người chê cười là nhà “âm thịnh dương suy”. Anh nhiều lần ôm vợ, cười hề hề rồi bảo: Nhà toàn con gái sau này mình tha hồ bắt nạt con rể. Những lúc như thế, chị thấy lòng thật ấm áp vì dù mình không có nhan sắc vượt trội, dù công việc không

kiếm ra tiền nhiều, dù rằng không sinh được con trai nhưng bù lại có được người chồng rất mực yêu thương, biết cảm thông cho chị thì cũng đã đủ hạnh phúc.

Giờ nhớ lại khoảng thời ấy, và nhìn cuộc sống hiện tại, đôi lúc chị lại cảm ơn cuộc đời đã cho chị gặp anh. Sống trên đời, không phải xem ai giàu hơn ai, không phải tranh nhau chút vinh lợi mà chính là phải làm sao để các thành viên trong gia đình luôn hạnh phúc. Âm thịnh dương suy thì sao, con nào chẳng là con, phải không nào!

Theo Lam Nguyên [Khám Phá]

Video liên quan

Chủ Đề