Nêu các cách sử dụng trang phục

1/ Cách sử dụng trang phục

Em có nhiều bộ trang phục đẹp, phù hợp với bản thân nhưng phải biết mặc bộ nào cho hợp với hoạt động, thời điểm và hoàn cảnh xã hội là một yêu cầu quan trọng.

a/ Trang phục phù hợp với hoạt động

- Trang phục đi học

- Áo trắng, quần xanh, tím than, xanh lá cây sẫm... kiểu may đơn giản

- Trang phục đi lao động

- Màu sẫm vải sợi bông, kiểu may đơn giản, rộng, dép thấp, giày bata

- Trang phục đi lễ hội, lễ tân

- Mỗi dân tộc có một kiểu trang phục riêng

b/Trang phục phù hợp với môi trường và công việc

Trang phục đẹp phải phù hợp với môi trường và công việc

2Cách phối hợp trang phục

a/ Phối hợp vải hoa văn với vải trơn

- Áo hoa, kẻ ô có thể mặc với quần hoặc váy trơn có màu đen hoặc màu trùng hay đậm hơn, sáng hơn màu chính của áo, không nên mặc quần và áo có hoa văn khác nhau.

b/ Phối hợp màu sắc

- Sự kết hợp giữa các sắc độ khác nhau trong cùng một màu

Ví dụ: Áo xanh nhạt, quần xanh sẫm, hoặc áo lục nhạt, quần lục sẫm, ...

- Sự kết hợp giữa 2 màu cạnh nhau trên vòng màu

Ví dụ: Áo vàng, quần vàng lục, ...

- Sự kết hợp giữa 2 màu tương phản đối nhau trên vòng màu

Ví dụ:

+ Đỏ và lục, cam và xanh

+ Màu trắng, màu đen có thể kết hợp bất kì các màu khác

+ Đỏ và đen, trắng và đen, trắng và xanh


II/ Bảo quản trang phục

- Bảo quản trang phục là việc làm cần thiết và thường xuyên trong gia đình

- Biết bảo quản đúng kĩ thuật sẽ giữ được vẻ đẹp, độ bền của trang phục tạo cho người mặc vẻ gọn gàng, hấp dẫn, tiết kiệm được tiền chi dùng cho may mặc

- Bảo quản trang phục bao gồm những công việc: làm sạch [giặt, phơi,...], làm phẳng đồ [là,...], cất giữ

1/ Giặt, phơi

- Bước 1: Lấy các vật ở trong túi ra

- Bước 2: Tách riêng quần áo màu trắng và nhạt với quần áo màu sẫm để giặt riêng

- Bước 3: Vò trước những chỗ bẩn nhiều bằng xà phòng như: cổ áo, tay áo

- Bước 4: Ngâm nửa giờ, sau đó vò kỹ để xà phòng thấm đều

- Bước 5: Giũ nhiều lần bằng nước sạch cho hết xà phòng

- Bước 6: Cho thêm chất làm mềm vải

- Bước 7: Phơi áo quần màu sáng bằng vải bông, lanh, pha ở ngoài nắng và phơi áo quần màu tối vải tổng hợp ở trong bóng râm. Nên phơi bằng mắc áo cho áo quần phẳng, mau khô và dùng cặp quần áo để quần áo không bị rơi khi phơi.

2/ Là [ủi]

Là [ủi] là công việc cần thiết để làm phẳng quần áo sau khi giặt, phơi

Lưu ý:

- Các loại quần áo bằng vải sợi bông, vải lanh, vải lụa ... cần là thường xuyên vì sau khi giặt xong dễ bị co và nhàu

- Các loại quần áo bằng vải tổng hợp không cần là thường xuyên mà chỉ là sau một số lần sử dụng để tránh bị hằn nếp vải

a/ Dụng cụ là

- Gồm có bàn là, bình phun nước, cầu là

b/ Quy trình là

Điều chỉnh nấc nhiệt độ của bàn là phù hợp với từng loại vải:

- Vải bông: > 160oC

- Vải sợi pha: < 160oC

- Vải tổng hợp: < 120oC

- Vải tơ tằm: < 120oC

- Bắt đầu là loại vải có yêu cầu nhiệt độ thấp, sau đó là vải có nhiệt độ cao hơn. Đối với một số loại vải, cần phun nước làm ẩm vải

- Thao tác là: Là theo chiều dọc vải, đưa bàn là đều đặn

- hi ngưng là, phải dựng đứng hoặc để vào nơi qui định

c/ Kí hiệu giặt, là


3Cất giữ

- Treo bằng móc hoặc gấp gọn gàng để trong ngăn tủ

- Áo quần chưa dùng gói trong túi nilon để tránh ẩm mốc

Bởi Vũ Thị Ngọc Thuý, Đỗ Viết Dương

Giới thiệu về cuốn sách này

Hay nhất

− Trang phục bao gồm các loại áo quần và một số vật dụng khác đi đi kèm như mũ, giầy, tất, khăn quàng. . . trong đó áo quần là những vật dụng quan trọng nhất
Có 4 cách phân loại trang phục
− Theo thời tiết: trang phục mùa lạnh, trang phục mùa nóng
− Theo công dụng: trang phục mặc lót, trang phục mặc thường ngày, đồng phục, trang phục bảo hộ lao động, trang phục thể thao . . .
− Theo lứa tuổi: trang phục trẻ em, trang phục người đứng tuổi, trang phục thanh thiếu niên
− Theo giới tính: trang phục nam, nữ

Chức năng của trang phục
− Bảo vệ cơ thể tránh tác hại của môi trường
− Làm đẹp cho con người trong mọi hoạt động

^...^ ^_^

Trang phục bao gồm các loại áo quần và một số vật dụng khác đi kèm như mũ,giày,tất,khăn quàng..Trong đó áo quần là những vật dụng quan trong nhất

Chức năng của trang phục:
a/Bảo vệ cơ thể tránh tác hại của môi trường
b/Làm đẹp cho con người trong mọi hoạt động

I.  Phương pháp lựa chọn và sử dụng trang phục 

1. Theo vóc dáng

Lựa chọn và sử dụng trang phục theo vóc dáng.

Lựa chọn

Vóc dáng

Cao, gầy

Béo, thấp

Thấp, bé

Kiểu dáng

Quần áo hơi rộng, thoải mái có các đường cắt có xếp li

Quần áo với cơ thể có đường cắt dọc theo chân.

Quần áo có xếp li tạo độ phồng vừa phải.

Vải

Mặt vải bóng, xốp

Mặt vải trơn, phẳng,  có độ đàn hồi

Mặt vải bóng, thôm xốp, có độ đàn hồi

Màu sắc

Màu sáng như màu trắng, xanh nhạt, hồng nhạt, vàng nhạt,..

Màu tối như đèn, màu xanh đậm, màu nâu đậm,...

Màu tươi sáng nên mặc đồng màu

Họa tiết

Có dạng kẻ dọc ngang hoặc họa tiết lớn

Có dạng kẻ dọc nhỏ hoặc họa tiết nhỏ

Có dạng ker sọc dọc hoặc họa tiết vừa

Phụ kiện trang phục

Túi, thắt lưng to bản, giày bệt có mũi tròn

Túi to có độ dài qua hông thắt lưng có độ to vừa phải giày cao gót hở mũi hoặc mũi nhọn

Túi, thắt lưng nhỏ, giày hở mũi hoặc mũi nhọn đồng màu với trang phục

2. Theo lứa tuổi

- Trẻ em: kiểu dáng rộng, thoải mái, màu sắc tươi sáng, họa tiết trang trí vui mắt, loại vải mềm dễ thấm hút mồ hôi có độ co giãn.

- Thanh niên: đa dạng, phong phú về kiểu dáng và chất liệu, màu sắc tươi trẻ.

- Người già: kiểu dáng rộng, thoải mái, chất liệu thấm hút mồ hôi tốt, màu sắc nhã nhặn với họa tiết đơn giản.

3. Theo hoàn cảnh sử dụng

- Tùy thuộc vào hoàn cảnh sử dụng, việc lựa chọn kiểu dáng, màu sắc, chất liệu,.. của trang phục khác nhau.

+ Trang phục đi học: kiểu dáng rộng, thoải mái với kiểu may đơn giản. Vải sợi pha có màu sắc nhã nhặn.

+ Trang phục lao động, sản xuất: kiểu dáng rộng, thoải mái với kiểu may đơn giản. Vải sợi bông, thoáng mát, dễ thấm hút mồ hôi, có màu sẫm.

+ Trang phục thể thao: kiểu dáng phụ thuộc vào từng môn thể thao. Vải co giãn, thấm hút mồ hôi tốt, có màu sắc tươi sáng.

4. Theo sự đồng bộ của trang phục 

- khi lựa chọn trang phục cần chú ý đến sự kết hợp giữa quần áo và phụ kiện đì kèm để tạo nên sự thống nhất về màu sắc và phong cách cho trang phục.

II. Thực hành lựa chọn và sử dụng trang phục 

- Bước 1: hình thức lựa chọn trang phục.

- Bước 2: Xác định, mô tả, xếp loại các tiêu chí lựa chọn trang phục phù hợp

Bảng 10.2. Tiêu chí lựa chọn trang phục

 

- Bước 3: Vẽ, mô tả hoặc sưu tầm ảnh trang phục mà em lựa chọn  

 Loigiaihay.com

I. LỰA CHỌN TRANG PHỤC 

- Màu sắc, hoa văn của trang phục có ảnh hưởng đến vóc dáng của người mặc, làm người mặc có thể béo ra, thấp đi hoặc gầy đi, cao lên. 

- Kiểu may của trang phục ảnh hưởng đến vóc dáng của người mặc, làm người mặc có thể béo ra, thấp đi hoặc gầy đi, béo lên. 

- Lựa chọn trang phục có chất liệu, kiểu dáng, màu sắc, đường nét, họa tiết làm cho người mặc có cảm giác gầy đi hoặc cao lên; hoặc người mặc có cảm giác béo ra, thấp xuống. 

- Lựa chọn trang phục dựa trên lứa tuổi. 

- Lựa chọn trang phục còn phù hợp điều kiện việc làm; sở thích về màu sắc, kiểu dáng trang phục. 

- Lựa chọn trang phục phù hợp với điều kiện tài chính của gia đình 

II. CÁCH SỬ DỤNG TRANG PHỤC 

1. Cách sử dụng trang phục 

- Tùy theo hoạt động, thời điểm và hoàn cảnh xã hội, cần sử dụng các bộ trang phục khác nhau 

- Trang phục để sử dụng cho một hoạt động chủ yếu: 

   + Trang phục đi học: có kiểu dáng đơn giản, gọn gàng, dễ mặc, dễ hoạt động; có màu sắc hài hòa; thường được may từ vải sợi pha 

   + Trang phục lao đồng: Có kiểu dáng đơn giản, rộng, dễ hoạt động; có màu sắc sẫm màu; thường được may từ vải sợi bông 

   + Trang phục dự lễ hội: có kiểu dáng đẹp, trang trọng; có thể là trang phục truyền thống tùy vào tính chất lễ hội. 

   + Trang phục mặc ở nhà: có kiểu dáng đơn giản, thoải mái; thường được may từ vải sợi thiên nhiên

2. Các phối hợp trang phục 

- Phối hợp về họa tiết: Vải hoa hợp với vải trơn có màu trùng với một trong các màu chính của vải hoa. Không nên mặc áo và quần có hai dạng họa tiết khác nhau 

- Phối hợp về màu sắc 

   + Sử dụng một màu hoặc kết hợp các sắc độ trong cùng một màu 

   + Kết hợp nhiều màu với nhau: màu đối nhau, màu cạnh nhau, … trên vòng tròn màu có sẵn

   + Màu trắng hoặc màu đen có thể kết hợp với bất kì màu nào. 

III. BẢO QUẢN TRANG PHỤC 

- MỤC ĐÍCH:  

   + Bảo quản trang phục đúng cách sẽ giúp quần áo giữ được vẻ đẹp và độ bền cao 

   + Bảo quản trang phục gồm các bước: làm sạch, làm khố, làm phẳng, cất giữ 

1. Làm sạch 

- Giặt ướt: 

   + Làm sạch quần áo bằng nước kết hợp với các loại bột giặt, nước giặt ,… 

   + giặt ướt bằng tay hoặc sử dụng máy giặt 

   + Áp dụng cho quần áo sử dụng hàng ngày. 

- Giặt khô: 

   + Làm sạch vết bẩn bằng hóa chất, không dùng nước 

   + Áp dụng cho quần áo làm từ len, tơ tằm, da, lông vũ, …

2. Làm khô 

- Phơi: 

   + Khái niệm: làm khô quần áo bằng cách phơi ở nơi thoáng, có ánh nắng 

   + Ưu điểm: tiết kiệm chi phí

   + Nhược điểm: phụ thuộc vào thời tiết và tốn nhiều thời gian 

- Sấy: 

   + Khái niệm: làm khô quần áo bằng máy 

   + Ưu điểm: giúp quần áo nhanh khô, không phụ thuộc vào thời tiết 

   + Nhược điểm: tiêu hao năng lượng 

3. Làm phẳng 

- Có nhiều phương pháp khác nhau, trong đó phương pháp phổ biến là sử dụng bàn là

- Phương pháp sử dụng bàn là: 

   + Chuẩn bị các dụng cụ như bàn là, cầu là, bình phun nước 

   + Thao tác là: Khi là cần điều chỉnh nhiệt độ của bàn là phù hợp với từng loại vải. Đối với một số loại vải, trước khi là cần phun nước làm ẩm vải. Trong khi là, không để bàn là lâu ở một chỗ trên mặt vải. Là xong rút phích cắm điện, dựng bàn là chờ bàn là nguội cất vào nơi quy định. 

4. Cất giữ 

- Với những quần áo sử dụng thường xuyên cần treo bằng mắc áo hoặc gấp và xếp gọn gàng vào ngăn tủ theo từng loại 

- Những quần áo chưa dùng đến cần gói trong tủ để tránh ẩm, mốc 

Video liên quan

Chủ Đề