Nét văn hóa của 54 dân tộc việt nam năm 2024

Chương trình tháng 10 "Khám phá nét ẩm thực dân tộc" với các hoạt động: Chương trình Kỷ niệm 93 năm ngày Phụ nữ Việt Nam 20.10 với chủ đề "Vẻ đẹp người phụ nữ đồng bào qua đôi bàn tay khéo léo".

Nhân kỷ niệm 93 năm ngày Phụ nữ Việt Nam (20/10/1930 - 20/10/2023), Ban Quản lý Khu các làng dân tộc tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày phụ nữ Việt Nam nhằm tôn vinh phụ nữ trong đó có cán bộ công chức viên chức, người lao động Ban Quản lý và đồng bào các dân tộc đang hoạt động hàng ngày nhằm tạo không khí vui tươi phấn khởi khích lệ tinh thần, động viên phụ nữ tiếp tục vượt qua khó khăn hoàn thành các nhiệm vụ được giao; Thể hiện tài năng, sự sáng tạo, gắn kết cùng quyết tâm xây dựng "Ngôi nhà chung" đoàn kết phát huy sức mạnh tập thể.

Đồng bào các dân tộc tổ chức chương trình dân ca dân vũ đặc sắc của các nhóm cộng đồng dành tặng tất cả những người phụ nữ trong ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10.

Giới thiệu sự khéo léo, đảm đang của phụ nữ qua việc mỗi nhóm cộng đồng giới thiệu một loại bánh đặc sắc và ấn tượng nhất của dân tộc; Giới thiệu nghệ thuật dệt vải độc đáo tới du khách của các dân tộc Tà Ôi, Ba Na, Thái… Nghề đan lát truyền thống của các dân tộc.

Trong dịp này cũng diễn ra hoạt động tái hiện Lễ kết nghĩa buôn làng của dân tộc M'nông tỉnh Bình Phước: Chương trình giao lưu, dân ca dân vũ "Bản hòa âm M'Nông".

Hoạt động trưng bày, triển lãm, giới thiệu nghề truyền thống của đồng bào M'Nông: biểu diễn nghề truyền thống; giới thiệu những sản phẩm nghề thủ công truyền thống gắn với đời sống sinh hoạt của các nhóm đồng bào M'Nông như nghề dệt, đan lát…; Giới thiệu, thao tác các công đoạn chế tác trang phục, sản phẩm thủ công truyền thống của đồng bào M'Nông; Giới thiệu các sản phẩm trang sức, nghề dệt cổ truyền của đồng bào M'Nông nét văn hóa độc đáo gắn với các nghi lễ truyền thống của đồng bào như lễ kết nghĩa buôn làng, lễ mừng lúa mới, lễ lên nhà lúa cúng lúa…Các nghệ nhân sẽ thực hành, chế tác thực hiện các công đoạn để hoàn thành sản phẩm cùng du khách trải nghiệm, tương tác; Trưng bày, triển lãm ảnh "Bình Phước - Hồn đất, tình người" với 100 hình ảnh đặc trưng của vùng đất, văn hoá, con người các dân tộc tỉnh Bình Phước; những tiềm năng thế mạnh về kinh tế, du lịch, những điểm đến, sản phẩm tiêu biểu của tỉnh Bình Phước.

Đặc biệt, hoạt động giới thiệu không gian văn hóa ẩm thực M'Nông - Tinh hoa hội tụ sẽ trình diễn, giới thiệu các công đoạn chế biển các món ăn truyền thống của dân tộc M'Nông tỉnh Bình Phước. Giới thiệu, tương tác, trải nghiệm cùng du khách tham quan việc thực hành chế biến ẩm thực truyền thống của đồng bào M'Nông với các món ăn độc đáo như bánh lá, cá khô, cơm lam, thịt nướng.

(LVH) - Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) là điểm đến lý tưởng để khám phá và tìm hiểu văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Cách trung tâm Hà Nội hơn 40km về phía Tây theo hướng đại lộ Thăng Long, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam là nơi tái hiện không gian kiến trúc văn hóa của 54 dân tộc Việt Nam, được coi là “Ngôi nhà chung” - nơi hội tụ và giới thiệu những nét văn hóa đặc trưng, đa sắc màu của cộng đồng 54 dân tộc anh em trên khắp mọi miền Tổ quốc.

Nét văn hóa của 54 dân tộc việt nam năm 2024

Quần thể Chùa Khmer tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Hàng năm, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam diễn ra ba sự kiện văn hóa mang tầm quốc gia: Ngày hội Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc, Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam (19/4) và Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam” với sự tham gia của cộng đồng các dân tộc đến từ các vùng miền trong cả nước. Qua đó, góp phần tôn vinh bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam, là dịp các dân tộc anh em hội tụ tại “Ngôi nhà chung’’ cùng lan tỏa bảo tồn, gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống đó, đồng thời cũng là dịp du khách được theo dõi, hưởng thụ và trải nghiệm những nét văn hóa độc đáo, riêng có của mỗi dân tộc, cảm nhận sự đa dạng, phong phú của nền văn hóa Việt Nam.

Nét văn hóa của 54 dân tộc việt nam năm 2024

Đồng bào dân tộc M'nông tỉnh Bình Phước tham gia hoạt động tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Bên cạnh đó, hoạt động hàng tháng đa dạng với những chủ đề khác nhau, trong đó sẽ có những hoạt động điểm nhấn diễn ra vào dịp cuối tuần để du khách có thể sắp xếp thời gian vừa tham quan, vừa trải nghiệm văn hóa.

.jpg)

Đồng bào dân tộc Gia Rai biểu diễn dân ca dân vũ

Với chủ trương “để chủ thể văn hóa tự giới thiệu về mình”, hiện tại, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam đang có 15 nhóm cộng đồng các dân tộc Nùng, Tày, Mông, Dao, Mường, Thái, Khơ Mú, Tà Ôi, Ba Na, Xơ Đăng, Gia Rai, Cơ Tu, Raglai, Ê Đê, Khmer hoạt động thường xuyên, vì vậy, đến đây du khách dễ dàng tìm hiểu văn hóa thông qua chủ thể văn hóa, cũng chính là những “hướng dẫn viên” sẽ giới thiệu bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình.

Nghệ nhân dân tộc M'nông trình diễn dệt vải

Tại đây, đồng bào các dân tộc sẽ tái hiện cuộc sống hàng ngày, thao tác, trình diễn nghề thủ công truyền thống dệt vải, đan lát, chế tác nhạc cụ, làm thuốc, giới thiệu ẩm thực, trò chơi dân gian, dân ca dân vũ,…Trong đó, du khách có thể trải nghiệm văn hóa ẩm thực và thưởng thức các món ăn với hương vị hấp dẫn, các sản vật địa phương theo vùng miền tại các làng dân tộc như: thưởng thức ca cao, cà phê của dân tộc Ê Đê, Ba Na; bánh a quát của dân tộc Tà Ôi; mâm cỗ lá của dân tộc Mường; lạp xưởng, khâu nhục của dân tộc Nùng, Tày,..

Lễ cưới của đồng bào dân tộc Nùng được tái hiện tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Lắng nghe những làn điệu dân ca dân vũ và các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống như: vũ điệu ''Tung tung da dá'' vừa mềm mại vừa mạnh mẽ của dân tộc Cơ Tu, các điệu xòe uyển chuyển nhẹ nhàng của dân tộc Thái, nghệ thuật múa Rô băm độc đáo của dân tộc Khmer, tiếng khèn vang vọng của dân tộc Mông, vòng xoang nhịp nhàng của dân tộc Gia Rai, Ba Na hay tiếng đàn Klông pút rộn ràng của dân tộc Xơ Đăng…

(1).jpg)

Cộng đồng các dân tộc đang hoạt động thường xuyên tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam tham gia trình diễn dân ca dân vũ

Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam nơi du khách thỏa sức khám phá, tìm hiểu văn hóa của 54 dân tộc Việt Nam, mỗi làng dân tộc mang những nét kiến trúc riêng sẽ là những trải nghiệm thực tế và là dịp du khách được mở mang tầm mắt với không gian văn hóa của các dân tộc Việt Nam.

Du khách tìm hiểu khung dệt vải của dân tộc Thái

Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam đã trở thành một điểm đến không thể thiếu trong hành trình tham quan của các gia đình, hội nhóm hay trong lịch trình tour của các công ty du lịch, đơn vị lữ hành, cũng như các em học sinh, sinh viên tham gia các chương trình trải nghiệm thực tế, tìm hiểu văn hóa kết hợp dã ngoại.

.jpg)

Du khách tham quan không gian văn hóa của dân tộc Khơ Mú

Tới mỗi làng dân tộc, các em và du khách sẽ được giới thiệu về nét văn hóa đặc sắc của các dân tộc như kiến trúc nhà rông, nhà sàn, phong tục tập quán, các nghi lễ tôn giáo, trang phục, nghề truyền thống,…Với những không gian rộng rãi, các em và du khách vừa tham quan chiêm ngưỡng phong cảnh thiên nhiên, vừa tham gia các hoạt động dã ngoại, tổ chức chương trình vui chơi bổ ích, lý thú.

Nét văn hóa của 54 dân tộc việt nam năm 2024

Du khách và các bạn trẻ cùng hòa vào lời ca điệu múa rộn ràng vui tươi của các dân tộc

Tham quan Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam du khách như được đi cả một hành trình dài, khám phá và tìm hiểu văn hóa các dân tộc ở khắp các vùng miền của đất nước mà không cần phải đi đâu xa, đến đây, du khách càng hiểu biết hơn và tự hào hơn về văn hóa đa dạng, phong phú của 54 dân tộc Việt Nam.

Thời gian mở cửa tham quan: 8h00 - 17h00 từ thứ 2 đến Chủ nhật (cả ngày lễ, tết trong năm)

Thời gian bán vé tham quan: Từ 8h00 - 16h00

Giá vé vào cổng tham quan: Người lớn 30.000 đồng/vé; sinh viên, học viên 10.000 đồng/vé; học sinh 5.000 đồng/vé; miễn phí trẻ em dưới 6 tuổi.

Giá vé xe điện: Người lớn 40.000 đồng/vé; học sinh, sinh viên, người cao tuổi, thương binh 25.000 đồng/vé; trẻ em dưới 1m miễn phí.