Nên uống thuốc bắc trong bao lâu

Nhiều người dùng mới sử dụng thuốc bắc luộn có những câu hỏi và thắc mắc uống thuốc bắc bao lâu thì có tác dụng hay uống thuốc nam bao lâu thì có tác dụng hoặc uống thuốc bao lâu thì ngấm,…Sau đây hãy cùng Viknews giải đáp tất cả các thắc mắc đó cho bạn để bạn có được cái nhìn tổng quan và chính xác nhất về vấn đề này.

uống thuốc bắc bao lâu thì có tác dụng

Y học cổ truyền có nhiều ưu điểm và có thể điều trị được một số bệnh mãn tính mà Tây y không thể xử lý được. Kết hợp Đông Tây y là một trong những nguyên tắc chiến lược của công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của ngành Y tế Việt Nam.

Tìm hiểu về thuốc bắc và cách uống thuốc bắc đúng

Đông y còn có tên tiếng Anh là Chinese Herbs. Một thuật ngữ chỉ các loại dược liệu ở Trung Quốc và một số nước phía Bắc. Thuốc bắc chủ yếu bao gồm các loại bỏ, rửa và làm khô các loại thảo mộc tự nhiên lành tính. Ngoài ra, còn có các loại thảo mộc được sử dụng tươi. Một số hương vị có nguồn gốc từ động vật như vây cá mập, cá ngựa, tắc kè, xương hổ, khỉ, v.v.

Thuốc bắc là gì?

Y học cổ truyền Trung Quốc được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam và các nước khác chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc. Việc sử dụng các bài thuốc Đông y để chữa bệnh mang lại những hiệu quả nhất định. Đồng thời, khi sử dụng đúng cách, đúng liều lượng sẽ an toàn cho sức khỏe người dùng.

Uống thuốc bắc có tốt không : Trong đông y thuốc bắc cực kì tốt cho con người trong việc bồi bổ cơ thể và chữa một số bệnh bệnh.Không nên lạm dụng uống nhiều hoặc thời gian uống quá dài bởi những độc tố trong thuốc có thể sẽ tích tụ vào cơ thể gây tổn thương nội tạng như gan, thận, ruột, dạ dày. Một số nghiên cứu khác cho rằng uống quá nhiều thuốc Bắc sẽ làm gia tăng nguy cơ bị bệnh ung thư

Uống thuốc bắc có tốt không cho sức khỏe con người

Hiện nay có rất nhiều người chọn uống thuốc bắc để bồi bổ sức khỏe tăng cường sức đề kháng như uống nhân sâm, linh chi, tam thất, … và ngay cả đối với phụ nữ mang thai muốn cả mẹ và bé khỏe mạnh hơn cũng có thể uống thuốc bắc tuy nhiên cần có sự chỉ định rõ ràng và chính xác từ phía bác sĩ, thầy thuốc và những người có trình độ chuyên môn.

Đặc điểm của thuốc bắc là không mang lại hiệu quả tức thời như thuốc tây được, do đó người uống cần phải có thời gian kiên trì để thuốc ngấm, tuy nhiên sau một thời gian nếu chưa thấy được sự biến chuyển gì bạn cần xem xét lại.

Uống thuốc bắc bao lâu thì có tác dụng? [Hay uống thuốc nam bao lâu thì có tác dụng hoặc uống thuốc đông y bao lâu thì có tác dụng]

Bên cạnh đó cơ địa và thể trạng của mỗi người là không giống nhau nên thời gian thuốc phát huy công dụng cũng khác nhau, do đó nếu uống thuốc bắc một thời gian mà không có hiệu quả thì cần phải liên hệ với những người có kiến thức chuyên môn bạn nhé

Thuốc nam để bao lâu thì phát huy tác dụng? Nó cũng phụ thuộc vào cách sử dụng thuốc. Theo đông y, thuốc nam phát huy tác dụng cao nhất khi được làm ấm.

Uống thuốc bao lâu thì ngấm

Tuy nhiên, đối với những bệnh nhân có thể bị cảm lạnh như cảm mạo, trúng gió, cảm lạnh, tê cóng,… nên uống những đồ uống nóng để ra mồ hôi, làm ấm cơ thể và lưu thông khí huyết.

Nếu bị sốt, bạn nên uống đồ uống lạnh hoặc nóng để hạ sốt và giải độc cơ thể.

Theo lương y Lê Văn Cảnh, người bệnh mỗi ngày thường uống 1 thang thuốc, 1 thang sắc 2 lần đối với thuốc chữa bệnh, 3 – 4 lần đối với những loại thuốc bổ dưỡng…

Thuốc bắc nên uống bao nhiêu thang

Tùy mỗi loại bệnh mà thầy thuốc sẽ có hướng dẫn riêng, người bệnh nên lưu ý những ghi chú trên toa thuốc vì có những bệnh, thuốc chỉ sắc 1 lần là đổ bỏ

Theo y học cổ truyền, thuốc đông y rất tốt cho việc bồi bổ sức khỏe và điều trị bệnh. Một số vị thuốc nam có tác dụng bồi bổ, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể là nấm linh chi, nhân sâm, tam thất,… rất được người dùng ưa chuộng.

Công dụng của thuốc bắc

Loại thảo dược này rất tốt cho những người bị trầm cảm, phụ nữ mang thai và phụ nữ sau sinh. Tuy nhiên, để dùng thuốc nam một cách an toàn và hiệu quả, chúng phải được sử dụng theo chỉ dẫn của thầy thuốc Đông y hoặc người có chuyên môn.

Chúc bạn thành công!

Mỗi loại thuốc có cách uống khác nhau.

Đối với thuốc bắc, việc uống trước hay sau khi ăn, uống nóng hay lạnh, ngâm hay sắc tùy thuộc vào loại thuốc và bệnh cần điều trị. Sau đây là một số hướng dẫn cụ thể:

- Uống trước bữa ăn 30-60 phút: Áp dụng với các thuốc chữa bệnh can thận hư, bệnh đường ruột, dạ dày và các bệnh từ lưng trở xuống. Trong trạng thái bụng đói, dược tính dễ dàng chuyển xuống dưới, thuốc uống vào sẽ tiếp xúc trực tiếp với niêm mạc đường tiêu hóa, nhanh chóng đi qua dạ dày, xuống ruột. Nhờ đó, thuốc sẽ nhanh chóng được hấp thu và phát huy tác dụng, không bị thức ăn trong dạ dày làm loãng.

- Uống sau bữa ăn 15-30 phút: Áp dụng cho các bệnh phía trên như tâm, phế, ngực và trên dạ dày. Các loại thuốc gây kích thích đối với đường tiêu hóa hoặc có độc tính khá cao cũng nên uống sau khi ăn để tránh hấp thu quá nhanh, gây trúng độc.

Quảng cáo

- Uống vào sáng sớm khi đói: Áp dụng cho các loại thuốc thang bồi bổ để thuốc được hấp thu đầy đủ. Các thuốc dùng để diệt trùng, công hạ và chữa bệnh mạch máu tứ chi cũng nên uống lúc đói, nhằm làm cho thuốc nhanh đến ruột, nồng độ thuốc không bị giảm đi.

- Uống trước khi ngủ 15-20 phút: Áp dụng cho các thuốc bổ tâm tỳ, an thần, ngủ ngon và chữa các bệnh ứ trệ, bệnh vùng ngực. Uống xong nên nằm ngửa, nếu là thuốc trầm giáng thì nên nằm nghiêng.

- Uống ấm: Các thuốc sắc ôn hòa và bổ dưỡng.

Quảng cáo

- Uống nguội: Các thuốc sắc giải độc, phòng nôn, thanh nhiệt.

- Uống nóng: Các thuốc sắc giải biểu [cho ra mồ hôi] nên uống nóng để toát được mồ hôi. Các loại thuốc khử hàn, thông huyết mạch cũng nên uống nóng.

- Uống liền một mạch: Nghĩa là uống một lần hết ngay, hợp với các bệnh nặng hoặc bệnh về dạ dày, các thuốc thông tiện, hoạt huyết, hóa ứ. Mục đích của cách uống này là để thuốc không làm tổn hại đến chính khí, phát huy hết tác dụng.

- Uống từ từ: Tức uống từng tí một hoặc ngậm thuốc, áp dụng cho các bệnh đau họng, nôn mửa nhằm làm cho thuốc ngấm dần vào chỗ đau.

- Ngâm uống: Với các loại thuốc quý như trầm hương, mộc hương và thuốc có mùi thơm, không nên đun lâu, có lúc nên pha uống [cho thuốc vào cốc, cho thang còn nóng vào ngâm, một lúc sau thì uống]. Các loại nhục quế, tàng hồng hoa nên ngâm nước nóng để uống, tránh đun lâu để không làm mất các thành phần có ích trong thuốc.

Nông Nghiệp Việt Nam

I. KHÁI NIỆM THUỐC THANG
Thuốc thang là các vị thuốc đã được bào chế và phối ngũ theo lý luận của Y học cổ truyền, được đun với nước ở một khoảng thời gian nhất định, sau đó bỏ bã và lấy dịch chiết để uống.


Với ưu điểm sử dụng linh hoạt, dễ thực hiện, dùng được cho nhiều loại bệnh, hấp thu nhanh, hiệu quả tác dụng nhanh, phân liều hoàn chỉnh dùng trong ngày, dễ dàng điều chỉnh theo diễn biến của người bệnh, nên đây là phương pháp bào chế thông dụng, được sử dụng phổ biến nhất trong điều trị. Bên cạnh đó, có một số hạn chế như do dạng thuốc đã được cá thể hóa để phù hợp với từng người bệnh, khi cần số lượng lớn có tính đồng nhất thường mất thời gian hơn so với các phương pháp khác; đồng thời, tính ổn định kém nên khó bảo quản, vận chuyển.
II. KỸ THUẬT SẮC THUỐC
Kỹ thuật sắc thuốc có vai trò quan trọng quyết định hiệu quả thuốc. Lý Thời Trân đã viết “uống thuốc thang, dẫu phẩm chất thuốc tốt và bào chế đúng phép, nhưng sắc thuốc lỗ mãng, vội vàng, đun lửa không đúng mức, thì thuốc cũng không công hiệu”
2.1. Chuẩn bị
- Dụng cụ sắc thuốc: Nồi sứ, gốm hoặc bằng nhôm, tránh dùng các dụng cụ bằng gang, sắt gây phản ứng hóa học với các thành phần của vị thuốc.
- Nước dùng để sắc thuốc: Thường dùng nước ngọt như nước giếng, nước mưa, tốt nhất dùng nước sạch chứa ít khoáng chất và tạp chất.
- Sơ chế các vị thuốc: Các vị thuốc đã được bào chế theo chỉ định. Dùng nước rửa sạch thuốc, giã dập các phiến thuốc, ngâm trong nước 30 phút trước khi sắc để giảm thời gian sắc thuốc mà chất lượng nước sắc tốt hơn. Ngoài ra, một số loại thuốc cần chú ý như:
+ Các loại thuốc là kim thạch [Thạch cao, Thạch quyết minh, Đại giả thạch,…], nhân của các hạt có vỏ cứng thường giã vụn trước khi sắc.


+ Các vị thuốc dạng bột không tan trong nước, các loại hạt nhỏ [Xa tiền tử, Tô tử, Đình lịch tử], các vị thuốc có lông [Tuyền phúc hoa, Tỳ bà diệp] dễ kích thích cổ họng khi lẫn vào nước thuốc được bọc vào túi vải riêng
2.2. Trình tự, kỹ thuật sắc thuốc
-Kỹ thuật sắc thuốc luôn chú trọng mức độ lửa, lượng nước và thời gian. Trước tiên, cho lửa to để nhanh chóng sôi, sau đó, tùy theo mục đích điều trị, được chia thành hai cách:
+ Sắc thuốc phát tán: các loại thuốc này phần nhiều lấy khí, thường có chứa tinh dầu, dễ bay hơi nên được sắc một lần, đổ ít nước [mức nước vừa đủ ngập vị thuốc], dùng lửa lớn [vũ hỏa], đun sôi trong 20 phút.
+ Sắc thuốc bổ: các loại thuốc này phần nhiều lấy vị, cho nên được sắc 2 lần, sắc lâu để chất thuốc đủ thời gian để chiết hết. Trong lượt đầu tiên, đổ nhiều nước [mức nước ngập quá bề mặt thuốc khoảng 5- 6 cm, khoảng bốn bát nước], dùng lửa nhỏ [văn hỏa], đun sôi trong 120 phút, đến còn lại gần một bát. Sau đó sắc tiếp lần 2, cho khoảng hai bát nước sắc đến khi còn lại nửa bát. Hòa chung hai lượt thuốc với nhau để dùng.
-Thứ tự cho các loại thuốc vào sắc
Đa phần các vị thuốc đều được cho vào sắc cùng một lượt, riêng một số vị thuốc sau có những đặc điểm riêng, cần chú ý khi sắc. Bác sỹ điều trị sẽ hướng dẫn cụ thể cho mỗi người bệnh:

Đặc điểm Cách nhận biết thông thường
Vị thuốc Ma hoàng phải được sắc trước bỏ bọt, sau mới cho các thuốc khác vào để sắc tiếp

Hình ảnh vị thuốc Ma hoàng

Sắc riêng: thường là các vị thuốc quý hiếm để tránh hao hụt như Nhân sâm, Tam thất, Lộc nhung  
Sắc trước: [1] các loại thuốc từ vỏ giáp xác của động vật, khoáng vật,…như Thạch quyết minh, Mẫu lệ, Long cốt, Qui bản, Thạch cao sống, Từ thạch, Sừng trâu; [2] hoặc các thuốc nhẹ, số lượng thuốc lớn [Lô căn, Mao căn, Trúc nhự, Hạ khô thảo] sắc trước, chắt lấy nước làm nước sắc. - Vỏ giáp xác của động vật, các loại khoáng vật;
- Các thân, cành có số lượng thuốc lớn.
Sắc sau: các loại thuốc có chứa tinh dầu, dễ bay hơi hoặc biến tính khi đun sôi quá lâu như Bạc hà, Mộc hương, Sa nhân, Bạch đậu khấu, Thanh hao, Hương nhu Thường là cành, lá, hoa, thân thảo, có mùi thơm đặc trưng khi vò nát
Hòa tan khi uống: [1] các vị thuốc tự nhiên dùng được trực tiếp [Mật ong]; hoặc [2] các vị thuốc không tan trong nước, bay hơi hoặc mất tác dụng khi sắc [Mang tiêu, bột Quế, Trầm, bột Sa nhân, Chu sa, Ngưu hoàng, Hổ phách]; hoặc [3] các dạng cao dùng được trực tiếp [A giao, cao Kê huyết đằng, cao Qui bản, cao Sừng hươu]; hoặc [4] vị thuốc dễ tạo keo khi đun nóng [bột Mạch nha] -Thường là các loại cao dẻo được cắt thành từng miếng,
-Các thuốc dạng bột đã được gói riêng khi nhận thuốc.
III. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG THUỐC THANG CHO NGƯỜI BỆNH
* Nên uống thuốc còn nóng hay nguội?
Nên chưng ấm khi uống. Riêng người bệnh thể hàn [cảm mạo phong hàn, phong tê thấp thể hàn...] cần phải uống nóng để tăng sức phát hãn, tăng phát khí vị để lưu thông khí huyết. Người bệnh thuộc thể nhiệt [cảm mạo phong nhiệt, dị ứng do nhiệt, nhiệt tý] có thể uống hơi ấm hoặc nguội.


* Nên uống thuốc lúc no hay đói?
Các loại thuốc thường dùng sau bữa ăn độ một giờ rưỡi đến hai giờ, chia uống từ 2 -3 lần trong ngày. Không nên uống lúc no quá hay đói quá; vì sẽ cản trở hấp thu hoặc dễ gây kích ứng, buồn nôn.... Riêng thuốc có tác dụng tả hạ [thông đại tiện], trục thuỷ [lợi tiểu], trừ trùng tích nên uống khi đói; thuốc có tác dụng thanh nhiệt, kháng dị ứng, kích thích tiêu hoá thường uống trước bữa ăn độ một giờ; thuốc bổ dưỡng thường uống sau bữa ăn khoảng hai giờ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y tế [2008], Quy trình “Sắc thuốc thang”, Quy trình kỹ thuật chuyên ngành Y học cổ truyền,
2. Khoa Y học cổ truyền [2018], Chế biến dược liệu, đào tạo Bác sỹ Y học cổ truyền, Đại học Y Dược Huế
3. Khoa Y học cổ truyền [2005], Bào chế đông dược, Đại học Y Hà Nội Nhà xuất bản Y học
4. Trần Thúy, Phạm Duy Nhạc, Hoàng Bảo Châu [2005], Y học cổ truyền, Nhà xuất bản Y học

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Video liên quan

Chủ Đề