Năng lực hành vi hình sự là gì

Điều 21. Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự

Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.

Bình luận

Điều luật trên được trình bày giản tiện lại để dễ phân tích:

Điều kiện giả định:[1] Hành vi nguy hiểm cho xã hội  +[2] mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác =>[3] làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi

Hậu quả:Không phải chịu trách nhiệm hình sự

Dễ dàng để nhận thấy đây là trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự do không thỏa mãn được yếu tố mặt chủ thể trong cấu thành tội phạm. Cụ thể là chủ thể đã không đáp ứng được điều kiện “..do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện…”. Cụ thể:

[1] Hành vi nguy hiểm cho xã hội: Hành vi nguy hiểm ở đây được hiểu là những hành vi có thể hoặc đã gây tổn hại đến các mối quan hệ xã hội được Luật hình sự bảo vệ. Nói cách khác, hành vi đó phải là hành vi thuộc mặt khách quan của ít nhất một tội được quy định cụ thể trong Bộ Luật này. Đây là tiền đề để dẫn nhập vào các nội dung sau, bản thân nó không có giá trị trong việc có loại trừ trách nhiệm hình sự của chủ thể thực hiện hành vi hay không và dấu hiệu hành vi khách quan này không phải là mấu chốt của vấn đề.

[2]Trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác: Đầu tiên cần phải chú ý đến cụm “trong khi đang”. Trước tiên cần xác định như thế nào là đang mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác. Cơ sở nào để xác định một ai đó có đang mắc bệnh tâm thần hay không? Có 2 trường hợp có thể xảy ra

Trường hợp 1: Người đó đã có Giấy xác nhận của cơ quan Y tế có thẩm quyền về bệnh tâm thần đang mắc phải và [hoặc] tuyên bố mất năng lực hành vi của Tòa án.

Trường hợp 2: Chưa có bất kỳ một giấy tờ nào từ cơ quan có thầm quyền chứng minh tình trạng bệnh lý của người thực hiện hành vi.

Trường hợp 1 thông thường sẽ rất dễ dàng trong việc xác định người đó có bị mắc bệnh tâm thần hay không, tuy nhiên trong trường hợp 2 thì việc này sẽ trở nên khó khăn hơn khi phải tiến hành việc giám định bệnh tâm thần sau khi hành vi đã được thực hiện trong thực tế. Và cái khó khăn nhất là làm rõ được 2 chữ “trong khi”. Ngành Y học đã chứng minh có một số bệnh tâm thần mà biểu hiện của bệnh lý không diễn ra một cách liên tục, cái mà nhân gian hay gọi 3 hồi tỉnh 3 hồi say nghĩa là mặc dù bị mắc bệnh nhưng tỉnh thoảng họ vẫn tỉnh táo nhận thức một cách bình thường. Đối chiếu theo đúng quy định của điều luật trong trường hợp đó họ sẽ không được loại trừ trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên thực tế để xác định việc có loại trừ hay không trong những trường hợp này rất khó khăn. Và điều luật này cũng nhiều lần bị lợi dụng nhằm trốn tránh trách nhiệm bằng cách xin giấy chứng nhận bị bệnh tâm thần mà báo chí hay gọi là kim bài miễn tử.

[3]Làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi:mục [2] chỉ là điều kiện cần mà thôi, để đảm bảo điều kiện đủ, bệnh tâm thần hay bệnh khác nào đó phải  dẫn đến mất khả năng nhận thức [không thể biết được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội] hoặc mất khả năng điều khiển hành vi [vẫn ý thức được nhưng không thể điều khiển được do bệnh lý – thông thường là các bệnh liên quan đến hệ thần kinh vận động]. Lưu ý ở đây là mất chứ không phải là hạn chế, nghĩa là trường hợp hạn chế khả năng nhận thức và hạn chế khả năng điều khiển hành vi thì vẫn không thuộc trường hợp được loại trừ theo quy định tại điều luật này mà hạn chế đó có thể được dùng làm căn cứ để giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. 

Trách nhiệm hình sự là gì? Người từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự? Những quy định về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự sẽ được Công ty Luật tại Nghệ An FBLAW tư vấn với bài viết dưới đây.

1. Định nghĩa trách nhiệm hình sự

Trách nhiệm hình sự là một dạng trách nhiệm pháp lý, là hậu quả pháp lý bất lợi mà người phạm tội phải gánh chịu trước Nhà nước do việc người đó thực hiện tội phạm. Là kết quả của việc áp dụng các quy phạm pháp luật hình sự, được thể hiện ở bản án kết tội của Tòa án có hiệu lực pháp luật, hình phạt và một số biện pháp cưỡng chế hình sự khác do luật hình sự quy định.

Dưới góc độ của khoa học pháp lý, trách nhiệm hình sự có các đặc điểm cơ bản sau:

1. Trách nhiệm hình sự là “hậu quả pháp lý của việc phạm tội thể hiện ở chỗ người đã gây tội phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước”.

2. Trách nhiệm hình sự là một dạng trách nhiệm pháp lý. Là trách nhiệm của người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong pháp luật hình sự bằng một hậu quả bất lợi do Tòa án áp dụng tùy thuộc vào tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi mà người đó thực hiện.

3. Trách nhiệm hình sự là hậu quả pháp lý của việc thực hiện tội phạm và được thể hiện bằng việc áp dụng đối với người phạm tội một hoặc nhiều biện pháp cưỡng chế của Nhà nước do luật hình sự quy định.

4. Trách nhiệm hình sự là một dạng của trách nhiệm pháp lý bao gồm nghĩa vụ phải chịu sự tác động của hoạt động truy cứu Trách nhiệm hình sự, chịu bị kết tội, chịu biện pháp cưỡng chế của trách nhiệm hình sự [hình phạt, biện pháp tư pháp] và mang án tích.

2. Cơ sở của trách nhiệm hình sự

Cơ sở của trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 2 của Bộ luật hình sự:

“1. Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự.

2. Chỉ pháp nhận thương mại nào phạm một tội đã được quy định tại Điều 76 của Bộ luật này mới phải chịu trách nhiệm hình sự.”

Việc quy định tại điều 2 có ý nghĩa rất lớn, bởi theo đó thì chỉ khi nào người thực hiện hành vi chứa đựng đầy đủ các dấu hiệu của một cấu thành tội phạm cụ thể mới phải chịu trách nhiệm hình sự. Quy định như vậy giúp đảm bảo nguyên tắc pháp chế trong luật hình sự, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Về mặt khách quan: một người chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Hành vi là cách cư xử của con người ra thế giới khách quan được thể hiện bằng hành động hoặc không hành động trách nhiệm hình sự chỉ phát sinh khi có hành vi phạm tội. Hành vi đó có thể gây thiệt hại hoặc có nguy cơ gây thiệt hại cho xã hội.

Về mặt chủ quan: cơ sở của trách nhiệm hình sự dựa trên yếu tố “lỗi” của người phạm tội khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Lỗi được dựa trên quan điểm chủ quan của người phạm tội.

Về mặt khách thể: Khi thực hiện hành vi phạm tội, người phạm tội phải xâm hại đến quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ. Đây là dấu hiệu bắt buộc để xác định có cấu thành tội phạm hay không. Ngoài ra có các dấu hiệu không bắt buộc như: đối tượng của tội phạm, người bị hại.

Về mặt chủ thể: chủ thể của tội phạm là người có năng lực trách nhiệm hình sư, tức là khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình. Người đó phải đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự quy định tại điều 12 của Bộ luật hình sự.

II. Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật

Độ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự

Theo quy định của pháp luật hình sự hiện nay, độ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sử là người từ đủ 14 tuổi trở lên. Củ thể quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017

1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.

2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. tội hiếp dâm, tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi. tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản. về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều sau đây:

a] Điều 143 [tội cưỡng dâm]; Điều 150 [tội mua bán người]; Điều 151 [tội mua bán người dưới 16 tuổi];

b] Điều 170 [tội cưỡng đoạt tài sản]; Điều 171 [tội cướp giật tài sản]; Điều 173 [tội trộm cắp tài sản]; Điều 178 [tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản];

c] Điều 248 [tội sản xuất trái phép chất ma túy]; Điều 249 [tội tàng trữ trái phép chất ma túy]; Điều 250 [tội vận chuyển trái phép chất ma túy]; Điều 251 [tội mua bán trái phép chất ma túy]; Điều 252 [tội chiếm đoạt chất ma túy];

d] Điều 265 [tội tổ chức đua xe trái phép]; Điều 266 [tội đua xe trái phép];

đ] Điều 285 [tội sản xuất, mua bán, trao đổi hoặc tặng cho công cụ, thiết bị, phần mềm để sử dụng vào mục đích trái pháp luật]. Điều 286 [tội phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử]. Điều 287 [tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử]. Điều 289 [tội xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác]. Điều 290 [tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản];

e] Điều 299 [tội khủng bố]; Điều 303 [tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia]; Điều 304 [tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự].

Trên đây là nội dung tư vấn của đội ngũ Luật sư với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hình sự của văn phòng luật sư tại Nghệ An FLAW. Chúng tôi chuyên cung cấp các dịch vụ pháp lý về hình sự, tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của các bị can, bị cáo.

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:

  • Hotline: 038.595.3737
  • Email: 
  • Fanpage: Công ty Luật FBLAW
  • Địa chỉ: 45 Đàm Văn Lễ, phường Trường Thi, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.

Trân trọng./.

Chủ Đề