Đánh giá năng lực toán học là gì

1. Năng lực là gì?

Theo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, “năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,… thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể”.

SALE 11.11 SHOPEE //shope.ee/1VOIDFMXxP TIKI //bitly.global/CJK6J1

Thông qua chương trình môn Toán, học sinh cần hình thành và phát triển được năng lực toán học, biểu hiện tập trung nhất của năng lực tính toán. Năng lực toán học bao gồm các thành tố cốt lõi sau: Năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực mô hình hóa toán học; năng lực giải quyết vấn đề toán học; năng lực giao tiếp toán học; năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán.

SALE 11.11 SHOPEE //shope.ee/1VOIDFMXxP TIKI //bitly.global/CJK6J1

Tùy vào từng đối tượng học sinh, yêu cầu cần đạt của từng khối lớp, năng lực toán học của mỗi học sinh được biểu hiện ở các mức độ khác nhau.

Dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh là chuyển đổi từ việc “học sinh cần phải biết gì” sang việc “phải biết và có thể làm gì” trong các tình huống và bối cảnh khác nhau. Do đó dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh chú trọng lấy học sinh làm trung tâm và giáo viên là người hướng dẫn, giúp các em chủ động trong việc đạt được năng lực theo yêu cầu đặt ra, phù hợp với đặc điểm cá nhân.

SALE 11.11 SHOPEE //shope.ee/1VOIDFMXxP TIKI //bitly.global/CJK6J1

2. Các biểu hiện của năng lực Toán học

1. Năng lực tư duy và lập luận toán học

Biểu hiện của năng lực này là học sinh thực hiện được các hành động sau:

  • So sánh; phân tích; tổng hợp; đặc biệt hóa, khái quát hóa; tương tự; quy nạp; diễn dịch.
  • Chỉ ra được chứng cứ, lí lẽ và biết lập luận hợp lí trước khi kết luận.
  • Giải thích hoặc điều chỉnh cách thức giải quyết vấn đề về phương diện toán học.

2. Năng lực mô hình hóa toán học

Biểu hiện của năng lực này là học sinh thực hiện được các hành động sau:

SALE 11.11 SHOPEE //shope.ee/1VOIDFMXxP TIKI //bitly.global/CJK6J1
  • Sử dụng các mô hình toán học [gồm công thức, phương trình, bảng biểu, đồ thị,…] để mô tả các tình huống đặt ra trong các bài toán thực tế.
  • Giải quyết các vấn đề toán học trong mô hình được thiết lập.

Như vậy, thông qua tìm hiểu, phân tích vấn đề chưa có cách giải quyết, học sinh tìm cách đưa vấn đề về mô hình toán học đã biết cách giải quyết, qua đó học sinh có cơ hội được phát triển năng lực mô hình hóa toán học.

3. Năng lực giải quyết vấn đề toán học

Biểu hiện của năng lực này là học sinh thực hiện được các hành động sau:

SALE 11.11 SHOPEE //shope.ee/1VOIDFMXxP TIKI //bitly.global/CJK6J1
  • Nhận biết, phát hiện được vấn đề cần giải quyết bằng toán học.
  • Đề xuất, lựa chọn được cách thức, giải pháp giải quyết vấn đề.
  • Sử dụng được các kiến thức, kĩ năng toán học tương thích [bao gồm các công cụ và thuật toán] để giải quyết vấn đề đặt ra.
  • Đánh giá giải pháp đề ra và khái quát hóa cho vấn đề tương tự.

Thông qua quá trình phân tích, thảo luận và đưa ra phương án giải quyết của nhóm mình, học sinh có cơ hội được phát triển năng lực, học sinh có cơ hội được phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học.

4. Năng lực giao tiếp toán học

Biểu hiện của năng lực này là học sinh thực hiện được các hành động sau:

SALE 11.11 SHOPEE //shope.ee/1VOIDFMXxP TIKI //bitly.global/CJK6J1
  • Nghe hiểu, đọc hiểu và ghi chép được các thông tin toán học cần thiết được trình bày dưới dạng văn bản toán học hay do người khác nói hoặc viết ra.
  • Trình bày, diễn đạt [nói hoặc viết] được các nội dung, ý tưởng, giải pháp toán học trong sự tương tác với người khác [với yêu cầu thích hợp về sự đầy đủ, chính xác].
  • Sử dụng hiệu quả ngôn ngữ toán học [chữ số, chữ cái, kí hiệu, biểu đồ, đồ thị, các liên kết logic,…] kết hợp với ngôn ngữ thông thường hoặc động tác hình thể khi trình bày, giải thích và đánh giá các ý tưởng toán học trong sự tương tác [thảo luận, tranh luận] với người khác.

Như vậy, thông qua hoạt động mua bán giả định, học sinh được cùng nhau thảo luận, trao đổi và đưa ra quyết định của mình đã tạo cơ hội cho học sinh được phát triển năng lực giải quyết vấn đề và năng lực giao tiếp toán học.

5. Năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán

Biểu hiện của năng lực này là học sinh thực hiện được các hành động sau:

SALE 11.11 SHOPEE //shope.ee/1VOIDFMXxP TIKI //bitly.global/CJK6J1
  • Biết tên gọi, tác dụng, quy cách sử dụng, cách thức bảo quản các đồ dùng, phương tiện trực quan thông thường, phương tiện khoa học công nghệ [đặc biệt là phương tiện sử dụng công nghệ thông tin], phục vụ cho việc học toán.
  • Sử dụng thành thạo và linh hoạt các công cụ, phương tiện học toán, đặc biệt phương tiện khoa học công nghệ để tìm tòi, khám phá và giải quyết vấn đề toán học [phù hợp với đặc điểm nhận thức lứa tuổi].
  • Chỉ ra được các ưu điểm, hạn chế của những công cụ, phương tiện hỗ trợ để có cách sử dụng hợp lí.

Quá trình thực hành thao tác trên các mảnh giấy đã giúp học sinh có cơ hội được phát triển năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.

SALE 11.11 SHOPEE //shope.ee/1VOIDFMXxP TIKI //bitly.global/CJK6J1

Chủ Đề