Mua hóa giá nhà là gì

Câu hỏi từ bạn đọc CafeLand có nội dung:
Chào luật sư, xin luật sư giải đáp giúp tôi thắc mắc sau

Như thế nào gọi là nhà bán hóa giá? Những trường hợp nào thì được bán háo giá và có phải ai cũng mua được hay không?

vuthanh@...

Trả lời:

Hoá giá nhà là ngôi nhà đó đang thuộc quyền sở hữu và quản lý của nhà nước, nhà nước có chính sách hoá giá nhà, cơ quan có thẩm quyền làm tục và hoá giá bán căn nhà đó cho các chủ thể có nhu cầu sử dụng.

Những trường hợp được xét được mua nhà thuộc quản lý của nhà nước được quy định tại Điều 10 Thông tư số 14/2014/TT-BXD về Nguyên tắc, tiêu chí xét duyệt đối tượng được thuê, thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước như sau:

1. Việc lựa chọn đối tượng được thuê, thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước phải thực hiện theo đúng quy định của Nghị định số 34/2013/NĐ-CP và Thông tư này. Trường hợp quỹ nhà ở xã hội không đủ để bố trí cho các đối tượng đăng ký và có đủ điều kiện được thuê hoặc thuê mua thì thực hiện lựa chọn đối tượng theo phương pháp chấm điểm theo thang điểm tối đa là 100, người có tổng số điểm cao hơn sẽ được ưu tiên giải quyết cho thuê, thuê mua trước theo thang điểm quy định tại Khoản 2 Điều này.

2. Thang điểm được xác định trên cơ sở các tiêu chí cụ thể như sau:

STT

Tiêu chí chấm điểm

Số điểm

1

Tiêu chí khó khăn về nhà ở:

- Chưa có nhà ở [thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 7 của Thông tư này].

40

- Có nhà ở [thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 7 của Thông tư này].

30

2

Tiêu chí về đối tượng:

- Đối tượng 1 [quy định tại các Điểm a, b, c, g Khoản 1 Điều 12 của Nghị định số 34/2013/NĐ-CP].

30

- Đối tượng 2 [quy định tại các Điểm d, đ, e, h, i Khoản 1 Điều 12 của Nghị định số 34/2013/NĐ-CP].

20

3

Tiêu chí ưu tiên khác:

- Hộ gia đình có từ 02 người trở lên thuộc đối tượng 1

10

- Hộ gia đình có 01 người thuộc đối tượng 1 và có ít nhất 01 người thuộc đối tượng 2

7

- Hộ gia đình có từ 02 người trở lên thuộc đối tượng 2

4

Ghi chú: Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được hưởng các tiêu chí ưu tiên khác nhau thì chỉ tính theo tiêu chí ưu tiên có thang điểm cao nhất.

4

Tiêu chí ưu tiên do UBND cấp tỉnh quy định:

[theo điều kiện cụ thể của từng địa phương]

20

3. Căn cứ vào nguyên tắc chấm điểm và thang điểm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này, cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ở hoặc cơ quan quản lý nhà ở [nếu được ủy quyền] quy định cụ thể tiêu chí lựa chọn các đối tượng được thuê, thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước đang được giao quản lý cho phù hợp.

4. Cơ quan quản lý nhà ở có thể thành lập Hội đồng xét duyệt hồ sơ [gồm đại diện các cơ quan Ban, ngành đoàn thể liên quan của địa phương] hoặc trực tiếp thực hiện xét duyệt hồ sơ thuê, thuê mua nhà ở bảo đảm công khai, minh bạch, đúng đối tượng và đúng nguyên tắc, tiêu chí chấm điểm quy định tại Điều này.

Hóa giá đất nhà nước là gì? Quy định về hóa giá đất trong thị trường bất động sản diễn ra như thế nào? Vấn đề này được nhiều người quan tâm khi Chính phủ ban hành các văn bản cho phép các cá nhân được quyền mua hóa giá nhà. Chính vì vậy, bài viết dưới đây của Đất Vàng Việt Nam sẽ mang đến cho quý bạn đọc thông tin rõ hơn về vấn đề trên cũng như hồ sơ, trình tự mua hóa giá nhà như thế nào?

Hóa giá nhà đất là gì?

Hóa giá nhà đất có nghĩa là ngôi nhà đang thuộc quyền sở hữu và quản lý của nhà nước. Nhà nước có chính sách hóa giá nhà đất, cơ quan có thẩm quyền làm thủ tục và hóa giá bán căn nhà đó cho các chủ thể có nhu cầu sử dụng.

Quy định về hóa giá nhà đất trong thị trường bất động sản

Văn bản pháp luật về quy định thủ tục hóa giá nhà đất

Thủ tục hóa giá nhà đất được quy định lần đầu tiên tại Nghị định số 61-CP ngày 05 tháng 07 năm 1994 về mua bán và kinh doanh nhà ở.

Tiếp theo sau đó, thủ tục hóa đất được quy định tại Nghị định số 34/2013/NĐ-CP về quản lý sử dụng nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước.

Các quy định về hóa giá nhà đất

Hiện nay, văn bản quy định về thủ tục hóa giá đất nằm ở:

  • Nghị định 99/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật nhà ở;

  • Nghị định 30/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định 99/2015/NĐ-CP

Đối tượng, điều kiện mua nhà ở cũ thuộc sở hữu Nhà nước trong thủ tục hóa giá nhà đất 

Đối tượng được mua nhà ở cũ thuộc quyền sở hữu Nhà nước được quy định tại Khoản 1 Điều 63 Nghị định 99/2015/NĐ-CP là:

  • Người mua nhà ở cũ thuộc sở hữu Nhà nước phải thuộc các đối tượng được bố trí nhà ở dựa theo quy định tại Khoản 1 Điều 57 của Nghị định 99/2015/NĐ-CP

  • Người mua nhà cũ thuộc sở hữu Nhà nước cần phải đáp ứng những yêu cầu được quy định tại Khoản 2 Điều 63 Nghị định 99/2015 và được sửa đổi bổ sung tại Khoản 11 Điều 1 Nghị định 30/2021/NĐ-CP, theo đó:

  • Cần có hợp đồng thuê nhà được ký với các đơn vị quản lý vận hành nhà ở và có tên trong hợp đồng thuê nhà ở này [bao gồm những người đại diện đứng tên trên hợp đồng thuê nhà ở và các thành viên có tên trong bản hợp đồng đủ từ 18 tuổi trở lên];

  • Trong trường hợp có nhiều thành viên đứng tên trong hợp đồng thì những thành viên này cần thỏa thuận cử người đại diện đứng tên ký hợp đồng mua bán nhà ở với cơ quan quản lý nhà ở

  • Đã đóng tiền thuê nhà theo quy định trong hợp đồng thuê nhà và đóng đầy đủ chi phí quản lý vận hành [nếu có] được tính từ thời điểm ký hợp đồng mua bán nhà ở.

  • Đối với trường hợp đã sử dụng nhà ở trước thời điểm ký hợp đồng hoặc có hợp đồng thuê nhà mà Nhà nước chưa thu tiền thuê nhà thì người thuê cần phải nộp truy thu tiền thuê dựa theo thời gian thực tế đã sử dụng nhà ở với giá thuế được quy định tại Khoản 11 Điều 1 Nghị định 30/2021/NĐ-CP;

Đối tượng đáp ứng được nhu cầu là gì?

Như vậy, nếu nằm trong nhóm các đối tượng và đáp ứng được điều kiện thì có thể thực hiện thủ tục hóa giá nhà đất dựa theo quy định của pháp luật. 

Xem thêm: Thay đổi cơ cấu và thông tin giá đất trồng cây 2022

Hồ sơ trong thủ tục hóa giá nhà đất

Hồ sơ đề nghị mua nhà cũ thuộc quyền sở hữu của Nhà nước hay hồ sơ trong thủ tục hóa giá nhà đất được thực hiện theo Khoản 1 Điều 69 Nghị định 99/2015/NĐ-CP, bao gồm:

  • Đơn đề nghị mua nhà ở cũ

  • Bản sao giấy chứng minh nhân dân/thẻ căn cước công dân/hộ chiếu còn thời gian/thẻ quân nhân của người đề nghị mua nhà ở. Nếu là vợ chồng thì cần phải có bản sao có chứng thực hộ khẩu gia đình hoặc giấy đăng ký kết hôn;

  • Hợp đồng thuê nhà ở được lập hợp pháp, giấy tờ chứng minh đã đóng đủ tiền thuê nhà cùng chi phí quản lý vận hành đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị mua nhà ở.

  • Trường hợp người có tên trong bản hợp đồng đã xuất cảnh ra nước ngoài cần có văn bản ủy quyền [có xác nhận từ các cơ quan chức năng] cho các thành viên khác đứng tên mua nhà ở, nếu thành viên có tên trong hợp đồng thuê nhà đã mất cần có giấy chứng tử kèm theo. 

  • Nếu thành viên thuê nhà khước từ quyền mua và đứng tên trong giấy chứng nhận, cần có văn bản khước từ quyền mua, không đứng tên trong giấy chứng nhận và cam kết không tranh chấp hoặc khiếu kiện về việc mua bán này.

  • Giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng miễn, giảm tiền mua nhà ở

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ kể trên, thì tiếp theo là trình tự thủ tục hóa giá nhà đất.

Hồ sơ đáp ứng đủ nhu cầu

Trình tự, thủ tục hóa giá nhà đất 

Được quy định tại Khoản 2 Điều 69 Nghị định 99/2015/NĐ-CP sửa đổi bổ sung tại Khoản 16 Điều 1 Nghị định 30/2021/NĐ-CP, như sau:

  • Người mua nhà cần phải nộp hồ sơ đề nghị mua nhà tại đơn vị đang quản lý vận hành nhà ở hoặc tại cơ quan quản lý nhà ở.

  • Trên cơ sở hồ sơ đề nghị, Sở Xây dựng sẽ tổ chức họp hội đồng xác định giá bán nhà ở để xác định giá án và quyền sử dụng đất. Sau khi Hộ đồng đã xác định giá bán và quyền sử dụng đất. Sở Xây dựng lập danh sách đối tượng được mua nhà ở kèm theo văn bản xác định giá bán của Hội đồng xác định giá bán nhà ở trình cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà xem xét và quyết định.

  • Đối với nhà ở do Bộ Quốc phòng quản lý, thì cơ quan sẽ tiếp nhận hồ sơ đề nghị Hội động xác định giá bán nhà ở họp để xác định giá, tiếp theo trình Bộ Quốc phòng ban hành quyết định.

  • Sau khi nhận quyết định, đơn vị quản lý vận hành sẽ thông báo cho người mua thời gian cụ thể để ký kết hợp đồng với cơ quan quản lý

  • Thời gian thực hiện bán nhà ở cũ không quá 45 ngày, kể từ ngày đơn vị quản lý nhận đủ hồ sơ hợp lệ đến khi ký kết

Tổng kết

Trên đây là nội dung về hóa giá đất và quy định cũng như trình tự hóa giá nhà đất. Hy vọng bạn sẽ có thêm nhiều thông tin bổ ích để tham khảo.

Ngoài ra, tại chuyên mục Thông tin quy hoạch của Đất vàng cũng thường xuyên cập nhật những thông tin quy hoạch nhanh chóng, chính xác nhất. Truy cập website để cập nhật thông tin mới nhất về quy hoạch chung và tin tức nóng hổi từ thị trường bất động sản toàn quốc. 

Đất vàng Việt Nam

Nền tảng tra cứu dữ liệu liên thông Quy hoạch - Dự án - Giá đất
Big Data chính xác, phong phú, minh bạch cho nhà đầu tư và mọi đối tượng khách hàng
Hotline: 0961.85.0990     
Email:  

Thuê mua hóa giá nhà là gì?

Thuê mua nhà việc người thuê mua thanh toán trước cho bên cho thuê mua 20% giá trị của nhàthuê mua, trừ trường hợp người thuê mua có điều kiện thanh toán trước thì được thanh toán không quá 50% giá trị nhàthuê mua; số tiền còn lại được tính thành tiền thuê nhà để trả hàng tháng cho bên cho thuê mua trong một ...

Thanh lý hóa giá nhà ở là gì?

Hóa giá, thanh lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước là gì? Có thể hiểu hóa giá, thanh lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước việc cơ quan có thẩm quyền tiền hành các thủ tục để bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước cho các chủ thể có nhu cầu sử dụng.

Nghị định 61 là gì?

Về việc mua bán nhà theo Nghị định 61/CP ngày 5-7-1994 của Chính phủ, Điều 5 của Nghị định này quy định rõ: “Nhà nước thực hiện bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước cho người đang thuê phần diện tích đang được thuê để người mua nhà có điều kiện cải thiện chỗ ở”.

Nhà mua theo Nghị định 61 là gì?

- Mua bán nhà việc chuyển quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở từ bên bán sang bên mua thông qua hợp đồng được ký kết bằng văn bản giữa bên mua và bên bán theo đúng quy định của pháp luật. Bên bán phải chủ hữu hợp pháp nhà ở và chủ sử dụng hợp pháp đất ở.

Chủ Đề