Ở phương pháp chiếu góc thứ nhất vật thể đặt như thế nào đối với mặt phẳng hình chiếu đúng?

Câu hỏi: Trong PPCG3, hình chiếu bằng được đặt như thế nào so với hình chiếu đứng?

A.Bên trái

B.Ở trên

C.Ở dưới

D.Bên phải

Trả lời:

Đáp án đúng: B. Ở trên

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về lí thuyết và bài tập nhé:

I - PHƯƠNG PHÁP CHIẾU GÓC THỨ NHẤT [PPCG 1]

Vật thể được đặt trong một góc tạo thành bởi các mặt phẳng hình chiếu đứng, mặt phẳng hình chiếu bằng và mặt phẳng hình chiếu cạnh vuông góc với nhau từng đôi một.

Mặt phẳng hình chiếu đứng ở sau, mặt phẳng chiếu bằng ở dưới và mặt phẳng hình chiếu cạnh ở bên phải vật thể.

Các hướng chiếu [hướng nhìn] từ trước, từ trên và từ trái theo thứ tự, vuông góc với mặt phẳng hình chiếu đứng, bằng và cạnh.

Sau khi chiếu vật thể lên các mặt sẽ được các hình chiếu đứng A, hình chiếu bằng B và hình chiếu cạnh C. Mặt phẳng hình chiếu bằng được xoay xuống dưới 900 và mặt phẳng hình chiếu cạnh xoay sang phải 900để các hình chiếu nằm trên mặt phẳng hình chiếu đứng

Các hình chiếu được sắp xếp có hệ thống:

- Hình chiếu bằng B đặt dưới hình chiếu đứng A

- Hình chiếu cạnh C đặt ở bên phải hình chiếu đứng A.

Nước ta và nhiều nước Châu Âu thường dùng phương pháp góc chiếu thứ nhất.

II - PHƯƠNG PHÁP CHIẾU GÓC THỨ BA [PPCG 3]

Vật thể được đặt trong một góc tạo thành bởi các mặt phẳng hình chiếu bằng và mặt phẳng hình chiếu cạnh vuông góc với nhau từng đôi một.

Mặt phẳng hình chiếu đứng ở trước, mặt phẳng hình chiếu bằng ở trên và mặt phẳng hình chiếu cạnh ở bên trái góc vật thể.

Các hướng chiếu từ trước, từ trên và từ trái theo thứ tự, vuông góc với các mặt phẳng hình chiếu đứng, bằng và cạnh.

Sau khi chiếu vật thể lên các mặt phẳng hình chiếu được các hình chiếu đứng A, hình chiếu bằng B và hình chiếu cạnh C. Mặt phẳng hình chiếu bằng được xoay lên trên 900, mặt phẳng hình chiếu cạnh xoay sang trái 900để các hình chiếu này cùng nằm trên mặt phẳng hình chiếu đứng.

Các hình chiếu được sắp xếp có hệ thống:

- Hình chiếu bằng B đặt ở trên hình chiếu đứng A

- Hình chiếu cạnh C đặt ở bên trái hình chiếu đứng A.

Nhiều nước châu Mĩ và một số nước khác thường sử dụng phương pháp chiếu góc thứ ba.

Bài tập:

Câu 1:Phương pháp chiếu góc thứ nhất, vật thể đặt trong góc tạo bởi:

A. Mặt phẳng hình chiếu đứng và mặt phẳng hình chiếu bằng vuông góc với nhau

B. Mặt phẳng hình chiếu đứng và mặt phẳng hình chiếu cạnh vuông góc với nhau

C. Mặt phẳng hình chiếu bằng và mặt phẳng hình chiếu cạnh vuông góc với nhau

D. Mặt phẳng hình chiếu đứng, mặt phẳng hình chiếu bằng và mặt phẳng hình chiếu cạnh vuông góc với nhau từng đôi một.

Đáp án: D

Câu 2:Trong phương pháp chiếu góc thứ nhất, có mấy mặt phẳng hình chiếu?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án: C

Đó là mặt phẳng hình chiếu đứng, bằng, cạnh.

Câu 3:Vị trí mặt phẳng hình chiếu trong phương pháp chiếu góc thứ nhất là:

A. Mặt phẳng hình chiếu đứng ở trước vật thể

B. Mặt phẳng hình chiếu bằng ở trên vật thể

C. Mặt phẳng hình chiếu cạnh ở bên trái vật thể

D. Cả 3 đáp án đều sai

Đáp án: D

Vì các đáp án trên chỉ đúng với phương pháp chiếu góc thứ ba.

Câu 4:Vị trí mặt phẳng hình chiếu đứng như thế nào so với vật thể?[phương pháp chiếu góc thứ nhất]

A. Trước vật thể

B. Trên vật thể

C. Sau vật thể

D. Dưới vật thể

Đáp án: C

Vì dưới vật thể là mặt phẳng hình chiếu bằng, trên và trước không có mặt phẳng hình chiếu nào

Câu 5:Theo phương pháp chiếu góc thứ nhất, để thu được hình chiếu đứng ta nhìn từ:

A. Trước vào

B. Trên xuống

C. Trái sang

D. Dưới lên

Đáp án: A

Vì đáp án B là hình chiếu bằng, đáp án C là hình chiếu cạnh, đáp án D là hình chiếu bằng ở phương pháp chiếu góc thứ ba.

Câu 6:Cho vật thể bất kì có:

1: hình chiếu đứng

2: hình chiếu bằng

3: hình chiếu cạnh

Hãy cho biết vị trí các hình chiếu theo phương pháp chiếu góc thứ nhất?

Đáp án: A

Câu 7:Tìm phát biểu sai về phương pháp chiếu góc thứ nhất:

A. Hình chiếu bằng đặt dưới hình chiếu đứng

B. Hình chiếu cạnh đặt bên phải hình chiếu đứng

C. Cả 2 đáp án đều đúng

D. Cả 2 đáp án đều sai

Đáp án: D

Vì cả 2 đáp án đều đúng.

Câu 8:Sau khi chiếu vật thể lên các mặt phẳng hình chiếu sẽ thu được hình chiếu đứng, hình chiếu bằng, hình chiếu cạnh. Để các hình chiếu cùng nằm trên một mặt phẳng hình chiếu đứng thì:

A. Xoay mặt phẳng hình chiếu bằng xuống dưới 90ᵒ

B. Xoay mặt phẳng hình chiếu cạnh sang phải 90ᵒ

C. A hoặc B

D. A và B

Đáp án: D

Câu 9:Cho vật thể bất kì có:

1: hình chiếu đứng

2: hình chiếu bằng

3: hình chiếu cạnh

Hãy cho biết vị trí các hình chiếu theo phương pháp chiếu góc thứ nhất?

Đáp án: B

Câu 10:Chọn phát biểu đúng về phương pháp chiếu góc thứ ba:

A. Mặt phẳng hình chiếu đứng ở trước vật thể

B. Mặt phẳng hình chiếu bằng ở trên vật thể

C. Mặt phẳng hình chiếu cạnh ở bên trái vật thể

D. Cả 3 đáp án đều đúng

Đáp án: D

Vật thể được đặt trong một góc tạo thành bởi các mặt phẳng hình chiếu đứng, mặt phẳng hình chiếu bằng và mặt phẳng hình chiếu cạnh vuông góc với nhau từng đôi một.

Mặt phẳng hình chiếu đứng ở sau, mặt phẳng chiếu bằng ở dưới và mặt phẳng hình chiếu cạnh ở bên phải vật thể.

Các hướng chiếu [hướng nhìn] từ trước, từ trên và từ trái theo thứ tự, vuông góc với mặt phẳng hình chiếu đứng, bằng và cạnh.

Sau khi chiếu vật thể lên các mặt sẽ được các hình chiếu đứng A, hình chiếu bằng B và hình chiếu cạnh C. Mặt phẳng hình chiếu bằng được xoay xuống dưới 900 và mặt phẳng hình chiếu cạnh xoay sang phải 900để các hình chiếu nằm trên mặt phẳng hình chiếu đứng

Các hình chiếu được sắp xếp có hệ thống:

- Hình chiếu bằng B đặt dưới hình chiếu đứng A

- Hình chiếu cạnh C đặt ở bên phải hình chiếu đứng A.

Nước ta và nhiều nước Châu Âu thường dùng phương pháp góc chiếu thứ nhất.

Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.

Đáp án: C

Vì dưới vật thể là mặt phẳng hình chiếu bằng, trên và trước không có mặt phẳng hình chiếu nào

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu hỏi: Trong phương pháp chiếu góc thứ nhất sau khi chiếu vật thể lên các mặt phẳng hình chiếu để hình chiếu bằng, hình chiếu cạnh cùng nằm trên mặt phẳng hình chiếu đứng thì:

A. mặt phẳng hình chiếu bằng được xoay lên trên 900, mặt phẳng hình chiếu cạnh được xoay sangtrái 900

B. mặt phẳng hình chiếu bằng được xoay xuống dưới 900, mặt phẳng hình chiếu cạnh được xoay sang phải 900

C. mặt phẳng hình chiếu bằng được xoay xuống dưới 900, mặt phẳng hình chiếu cạnh được xoay sangtrái 900

D. mặt phẳng hình chiếu bằng được xoay lên trên 900, mặt phẳng hình chiếu cạnh được xoay sang phải 900

Trả lời:

Đáp án đúng:

B. mặt phẳng hình chiếu bằng được xoay xuống dưới 900, mặt phẳng hình chiếu cạnh được xoay sang phải 900

Trong phương pháp chiếu góc thứ nhất sau khi chiếu vật thể lên các mặt phẳng hình chiếu để hình chiếu bằng, hình chiếu cạnh cùng nằm trên mặt phẳng hình chiếu đứng thì mặt phẳng hình chiếu bằng được xoay xuống dưới 900, mặt phẳng hình chiếu cạnh được xoay sang phải 900

Cùng Top lời giải tìm hiểu về vấn đề này nhé!

1. Phương pháp góc chiếu thứ nhất

a. Khái niệm

Đây là một trong những phương pháp phổ biến nhất được sử dụng để có được các bản vẽ kỹ thuật, chủ yếu là cho các hình chiếu chính tả. Phép chiếu chính tả là một phương pháp đồ họa được sử dụng để thể hiện các cấu trúc hoặc đối tượng ba chiều thành các hình ảnh chiếu phối cảnh khác nhau được gọi là các khung nhìn. Chế độ xem chính tả thường bao gồm chế độ xem trên cùng, chế độ xem trước và chế độ xem bên. Phép chiếu góc đầu tiên là một trong những phương pháp được sử dụng cho các bản vẽ chiếu chính tả và được quốc tế chấp nhận trừ Hoa Kỳ. Trong phương pháp chiếu này, đối tượng được đặt trong góc phần tư thứ nhất và được đặt ở phía trước mặt phẳng thẳng đứng và phía trên mặt phẳng ngang.

b. Đặc điểm

- Vật thể được đặt giữa người quan sát và mặt phẳng chiếu.

-Vật thể chiếu được đặt trong một góc tạo thành bởi các mặt phẳng hình chiếu đứng, hình chiếu bằng, hình chiếu cạnh vuông góc với nhau từng đôi một.

-Mặt phẳng chiếu bằng mở xuống dưới, mặt phẳng chiếu cạnh mở sang phải để các hình chiếu cùng nằm trên mặt phẳng chiếu đứng là mặt phẳng bản vẽ.

Hình chiếu bằng được đặt dưới hình chiếu đứng, hình chiếu cạnh được đặt bên phải hình chiếu đứng.

* Phương pháp

Chiếu vật thể lên ba mặt phẳng P1, P2, P3 ta thu được các hình chiếu vuông góc tương ứng trên đó là A, B, C:

A: Hình chiếu đứng

B: Hình chiếu cạnh

C: Hình chiếu cạnh

Đường biểu diễn: Các đường bao thấy sẽ thể hiện bằng nét liền đậm

- Các đường khuất sẽ thể hiện bằng nét gạch mảnh [nét đứt]

- Các đường tâm, đường trục sẽ thể hiện bằng nét gạch chấm mảnh

* Vị trí các hình chiếu trên bản vẽ

Nếu ta chọn mặt phẳng hình chiếu đứng P1 là mặt phẳng bản vẽ, ta sẽ phải xoay P2 và P3 về cùng mặt phẳng với P1 bằng cách:

- Xoay P2 xuống phía dưới một góc 90o

- Xoay P3 sang phải một góc 90o Khi đó ta sẽ thu được hình chiếu vuông góc của vật thể trên mặt phẳng bản vẽ Hình 2

* Vị trí các hình chiếu theo PPCG1 Khi đó trên bản vẽ kĩ thuật

- Hình chiếu bằng B đặt dưới hình chiếu đứng A

- Hình chiếu cạnh C sẽ đặt bên phải hình chiếu đứng A => Phương pháp này được sử dụng phổ biến ở nước ta và hầu hết các nước châu Âu.

3.Phương pháp chiếu góc thứ ba

a. Khái niệm

Đây là một phương pháp chiếu phối cảnh khác được sử dụng để thể hiện các đối tượng ba chiều bằng cách sử dụng một loạt các khung nhìn hai chiều. Trong phép chiếu góc thứ ba, đối tượng 3D được chiếu được đặt vào góc phần tư thứ ba và được đặt phía sau mặt phẳng thẳng đứng và bên dưới mặt phẳng ngang. Không giống như trong phép chiếu góc thứ nhất trong đó mặt phẳng chiếu được cho là mờ, các mặt phẳng trong suốt trong phép chiếu góc thứ ba. Phương pháp chiếu này chủ yếu được sử dụng ở Hoa Kỳ và Nhật Bản quy định việc sử dụng lược đồ chiếu góc thứ ba cho các kiểu dáng công nghiệp để chế tạo sản phẩm.

b. Đặc điểm

- Mặt phẳng chiếu được đặt giữa người quan sát và vật thể.

- Mặt phẳng hình chiếu đứng, mặt phẳng hình chiếu bằng, mặt phẳng hình chiếu cạnh vuông góc với nhau từng đôi một.

- Mphc bằng được mở lên trên, mphc cạnh được mở sang trái để các hình chiếu này cùng nằm trên cùng mặt phẳng chiếu đứng là mặt phẳng bản vẽ.

- Hình chiếu bằng đặt trên hình chiếu đứng, hình chiếu cạnh đặt bên trái hình chiếu đứng

- Phương pháp chiếu góc thứ ba

Phương pháp Chiếu vật thể lên ba mặt phẳng P1, P2, P3 ta thu được các hình chiếu vuông góc tương ứng trên đó là A, B, C:

A: Hình chiếu đứng

B: Hình chiếu cạnh

C: Hình chiếu cạnh

* Đường biểu diễn:

- Các đường bao thấy sẽ thể hiện bằng nét liền đậm

- Các đường khuất sẽ thể hiện bằng nét gạch mảnh [nét đứt]

- Các đường tâm, đường trục sẽ thể hiện bằng nét gạch chấm mảnh

* Vị trí các hình chiếu

Chọn mặt phẳng hình chiếu đứng P1 là mặt phẳng bản vẽ:

- Xoay P2 lên trên một góc 90o

- Xoay P3 sang trái một góc 90o

Khi đó ta cũng sẽ thu được hình chiếu vuông góc của vật thể trên mặt phẳng bản vẽ Hình 4.

* Vị trí các hình chiếu theo PPCG 3 Khi đó trên bản vẽ kĩ thuật:

Hình chiếu bằng B đặt phía trên hình chiếu đứng A

Hình chiếu cạnh C đặt ở bên trái hình chiếu đứng A => Phương pháp này được sử dụng phổ biến ở các nước châu Mỹ và một số nước khác

Video liên quan

Chủ Đề