Mặt hạn chế của công nghệ hiện đại

Ngày nay, đa phần các máy thông tinhiện đại sử dụng công nghệ vô tuyến định nghĩa bằng phần mềm-Software define radio [SDR] và công nghệ vô tuyến thích nghi-Cognitive radio.

Vậy, công nghệ cũng như ưu, nhược điểm của các thế hệ thiết bị thông tin quân sự này là gì?

Thế hệ 1: Đèn điện tử

Công nghệ đèn điện tử, truyền tin dạng mã morse; các dạng điều chế đơn giản, không có tính bảo mật.

Ưu điểm: Đơn giản.

Nhược điểm: Cồng kềnh, kích thước lớn, không có bảo mật, hiệu suất giảm theo thời gian.

Một số sản phẩm vũ khí thiết bị kỹ thuật ngành thông tin. Ảnh: Qdnd.vn

Thế hệ 2: Analog [tương tự]

Công nghệ bóng bán dẫn; xử lý tín hiệu trên miền thời gian; các dạng điều chế, mã hóa đơn giản, không bảo mật.

Ưu điểm: Kích thước nhỏ hơn máy thế hệ 1.

Nhược điểm: Dễ hỏng hóc, sửa chữa khó khăn, chi phí cao, không bảo mật.

Thế hệ 3: Digital [số hóa]

Công nghệ digital, sử dụng các IC số; xử lý tín hiệu trên miền số, điều chế, mã hóa đơn giản.

Ưu điểm: Có bảo mật, chi phí sửa chữa thấp.

Nhược điểm: Kém linh hoạt, khi phát triển tính năng bảo mật, tính năng mới cần phải thay đổi phần cứng.

Thế hệ 4: SDR [vô tuyến định nghĩa bằng phần mềm]

Công nghệ SDR, tính năng nâng cấp nhờ cập nhật phần mềm; sử dụng các dạng điều chế, mã hóa phức tạp, bảo mật, nhảy tần.

Ưu điểm: Linh hoạt, dễ dàng nâng cấp, phát triển các tính năng mới, tính năng bảo mật mà không phải thay đổi phần cứng.

Nhược điểm: Khả năng tự động thay đổi chế độ hoạt động thích nghi nhanh với môi trường hạn chế.

Thế hệ 5: Cognitive radio [vô tuyến thích nghi]

Công nghệ Cognitive radio: Hoạt động thích nghi điều kiện môi trường, tự động chống tác chiến điện tử; bảo mật, nhảy tần thích nghi.

Ưu điểm: Khả năng giám sát phổ dải rộng, thích nghi nhanh theo điều kiện môi trường, có khả năng chống nhiễu và chế áp điện tử phức tạp.

MINH AN

Trong suốt quá trình thực hiện cải cách từ những năm 1990, Việt Nam đã nỗ lực rất nhiều để chuyển đổi hệ thống đổi mới sáng tạo và tìm kiếm con đường cho tăng trưởng và phát triển bền vững. Theo xu hướng này, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam giai đoạn 2011-2020 đã nhấn mạnh tầm quan trọng của đổi mới sáng tạo và Khoa học và công nghệ, đặc biệt được thúc đẩy bởi quá trình công nghiệp hóa.

Sau một thập kỷ thực hiện Chiến lược, các chỉ tiêu đầu vào của hoạt động nghiên cứu và phát triển [R&D] như số lượng các bài báo khoa học và số bằng sáng chế đã cải thiện. Mặc dù không thể phủ nhận những nỗ lực lớn của các Bộ, ngành và các cơ quan có liên quan, tuy nhiên, các chỉ tiêu đầu vào và chỉ tiêu đầu ra liên quan đến hoạt động nghiên cứu và phát triển dường như có tác động rất ít tới cải thiện năng suất và nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo của Việt Nam. Đánh giá quá trình thực hiện chiến lược vẫn chưa như kỳ vọng và mục tiêu đặt ra.

Kế hoạch 5 năm giai đoạn 2016 - 2020 đã chỉ ra một số hạn chế về năng lực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo của Việt Nam [Quốc hội, 2016]. Cụ thể:

Khoa học và công nghệ [KH&CN] vẫn chưa thực sự là động lực cải thiện năng suất và năng lực cạnh tranh để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Thiếu một giải pháp đủ khả thi để khuyến khích các doanh nghiệp và đầu tư tư nhân vào hoạt động nghiên cứu, đổi mới, ứng dụng khoa học, công nghệ.

Cải cách cơ chế quản lý KH&CN - đặc biệt là về tài chính, tự chủ, tự chịu trách nhiệm và sử dụng nhân tài - tiến triển chậm. Chi tiêu ngân sách phân tán và không hiệu quả.

Năng lực của các nhà khoa học còn hạn chế, thiếu những nhà khoa học hàng đầu; số lượng bằng sáng chế và số lượng tác phẩm được công bố trên các tạp chí quốc tế có danh tiếng bị hạn chế.

Theo chuyên gia Nguyễn Thị Lê Hoa, nguyên dẫn đến những hạn chế về năng lực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo chính là cơ cấu phối hợp trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo còn tương đối phức tạp và chồng chéo. 

Các chính sách và chương trình khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo cần phải phù hợp với các chiến lược phát triển kinh tế xã hội, chính sách công nghiệp và chính sách giáo dục, đào tạo đại học. Tuy nhiên, các chương trình khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo chưa có sự gắn kết với các chương trình liên quan, phân bổ nguồn kinh phí và nguồn nhân lực cho các mục đích và lĩnh vực cụ thể chưa được liên kết một cách có hệ thống.

Ngoài ra, các hoạt động KH&CN tách biệt giữa các Bộ, ngành khác nhau [Công nghiệp, Năng lượng, Quốc phòng, Y tế, Nông nghiệp...] và Ủy ban nhân dân các tỉnh, điều này có thể cản trở hiệu quả quản lý nguồn lực đối với hoạt động KHCN, ĐMST. Hơn nữa, thiếu hệ thống thông tin và thu thập dữ liệu phù hợp về các hoạt động nghiên cứu, phát triển, các hoạt động đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp khu vực nhà nước và khu vực tư nhân làm khó khăn cho công tác hoạch định chính sách và thiết lập môi trường nghiên cứu khoa học dựa trên bằng chứng, dữ liệu khách quan.

Bên cạnh đó, năng lực của các tổ chức nghiên cứu còn nhiều hạn chế. Ở cấp độ tổ chức, các viện nghiên cứu và các tổ chức nghiên cứu đối mặt thực trạng thiếu nguồn lực tài chính và nguồn nhân lực, điều này đặt ra những thách thức lớn trong việc thực hiện các kế hoạch và nhiệm vụ được giao từ các Bộ chủ quản và cơ quan giám sát. Đồng thời, môi trường nghiên cứu chưa thực sự thuận lợi, chưa có cơ chế đánh giá hiệu quả dựa trên dữ liệu và số liệu cụ thể dẫn đến hoạt động đầu tư còn kém hiệu quả và chưa đạt yêu cầu.

Hơn nữa, quy mô của các viện nghiên cứu tương đối nhỏ về cả số lượng nhà nghiên cứu và ngân sách để khai thác quy mô kinh tế và triển khai các nghiên cứu liên ngành. Để sáng tạo và đổi mới phát triển hơn, hệ thống quản lý điều hành của các tổ chức nghiên cứu cần xem xét và đánh giá, sau đó thiết kế lại để có hiệu quả tốt hơn.

Các trường đại học hàng đầu tại Việt Nam cũng đối mặt với một vấn đề đó là chưa trang bị đầy đủ kỹ năng cho sinh viên tốt nghiệp, do chương trình giảng dạy thiếu thực tế, phương pháp giảng dạy truyền thống, thiếu định hướng nghề nghiệp. Kết nối của các trường đại học với các ngành/nghề và doanh nghiệp còn hạn chế. Chỉ có một vài trường đại học dẫn đầu về sự hợp tác với các doanh nghiệp và các cộng đồng khu vực, còn hầu hết các trường vẫn chưa trang bị khả năng liên kết giữa các trường đại học và các ngành/nghề và không có đơn vị chuyên trách tạo điều kiện liên kết trường đại học với các doanh nghiệp, thúc đẩy chuyển giao công nghệ.

Những thách thức trên dẫn tới hạn chế trong khả năng hấp thụ công nghệ từ các quốc gia phát triển và đối mặt với các rào cản lớn trong việc nuôi dưỡng năng lực đổi mới sáng tạo.

Mặc dù phát triển khoa học và công nghệ đã được Đảng và nhà nước chú trọng trong thời gian qua từ nguồn ngân sách đầu tư, đã tạo ra được nhiều thay đổi về nền tảng cho nghiên cứu khoa học như cơ sở hạ tầng cho nghiên cứu khoa học và đổi mới công nghệ đã được tăng cường, từ vật chất đến nguồn nhân lực, đã có được những đề tài khoa học và sản phẩm công nghệ có giá trị, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, trong nhiều năm, các chính sách đổi mới, khoa học và công nghệ của Việt Nam tập trung nhiều cho các nghiên cứu và phát triển và sáng tạo tri thức mà chưa tập trung cho các doanh nghiệp lựa chọn, ứng dụng và hấp thu tri thức.

Các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam ít sử dụng và cải tiến công nghệ, đổi mới. Các chính sách cũng thiếu sự liên kết giữa doanh nghiệp và khu vực nghiên cứu, dẫn đến các sản phẩm nghiên cứu bị hạn chế trong thương mại hóa, hoặc thiếu các nghiên cứu ứng dụng, điều này làm hạn chế tiến bộ công nghệ đóng góp vào tăng trưởng năng suất./.

VNPI

Nguồn: Chất lượng Việt Nam Online [VietQ.vn]

Có thể nói mọi mặt, ngóc ngách của đời sống con người đều có sự len lỏi của khoa học. Tuy nhiên, theo năm tháng, khoa học đã chứng tỏ sự không toàn vẹn và có thể mang lại những ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống xã hội nhân loại.

Khoa học hiện đại không hẳn mang lại nhiều lợi ích như con người kỳ vọng [Ảnh: SROMOST]

Khoa học hiện đại có khởi nguồn từ văn minh phương Tây. Theo ý người phương Tây, mọi sự vật trong thế gian bất kỳ lớn hay nhỏ, thấy được hay không thấy được, hễ muốn biết thì phải biết cho đến nơi, cho đâu ra đó, chứ không được mập mờ, không được lộn xộn. Bởi vậy họ phải làm ra các cách để mà biết. Đối với một sự vật gì, họ khảo sát, nghiên cứu, rồi quán thông lại mà hình thành những nguyên tắc, định nghĩa, và những lý thuyết có hệ thống cao, có vẻ rất hợp lý logic. Phương pháp nghiên cứu như vậy, trong quá trình toàn cầu hóa, được đông đảo tri thức các nước sử dụng và trở thành phương pháp nghiên cứu cơ bản của khoa học hiện đại ngày nay.

Ngày nay, khoa học đã ăn sâu vào đời sống nhân loại, hầu như mỗi một sự vật gì đều có một khoa học đi kèm. Không những thiên văn, địa lý, quang, điện, chính trị, pháp luật; cho đến những thứ tưởng lạc hậu như nuôi gà, trồng rau cũng có khoa học. Triết học ngày xưa đứng ngoài khoa học, bây giờ cũng dùng phương pháp khoa học để nghiên cứu triết học.

Khoa học được chia làm ba hệ thống lớn: khoa học Tự nhiên, khoa học Xã hội và khoa học Tâm linh. Từ những hệ thống đó lại phân thành vô số chuyên ngành nhỏ, và từ đó tiếp tục phân chia thành vô số chuyên ngành nhỏ hơn.

Đơn cử khoa Y học. Trong Y học lại gồm có nhiều khoa học khác nữa: Sinh lý học dạy về sự kết cấu và tác dụng của các cơ chế ảnh hưởng đến tâm tính con người; Giải phẫu học dạy về cấu trúc của xương, mạch máu, tim, gan, phổi…; Bệnh lý học dạy về các chứng bệnh; Dược vật học dạy về các vị thuốc…

Khoa học đang chiếm lĩnh mọi mặt đời sống xã hội và thật đáng sợ nếu nó không phải là thứ tốt. [Ảnh: lodephomnay.net]

Có thể nói mọi mặt, ngóc ngách của đời sống con người đều có sự len lỏi của khoa học. Con người bây giờ biết được sự vật gì đều là do khoa học. Để chứng minh một điều gì đó thì viện khoa học là thứ không thể chối cãi. Khoa học như đã thành một phần tính cách của con người.

Tuy nhiên, theo năm tháng, khoa học đã chứng tỏ sự không toàn vẹn, không hoàn hảo, và càng ngày càng mang lại những ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống xã hội nhân loại. Dưới đây là những sự hạn chế của khoa học hiện đại:

Sự hạn chế của định nghĩa, khái niệm

Một trong những sản phẩm quan trọng của khoa học hiện đại là các định nghĩa, khái niệm. Định nghĩa và khái niệm được đúc rút ra sau một quá trình nghiên cứu, suy luận nên tỉ lệ chính xác của nó là cao. Tuy nhiên đôi khi, định nghĩa, khái niệm cũng chỉ thể hiện được hiện tượng bề mặt của vật chất chứ không phản ánh được bản chất. Điều này lại vô tình gây cản trở cho các nghiên cứu mới. Bởi sẽ có một lượng rất lớn người công nhận định nghĩa, khái niệm cũ sẽ phủ nhận các kết luận của những nghiên cứu mới nếu các kết luận này cản trở hay phủ nhận định nghĩa, khái niệm cũ.

Một ví dụ điển hình đó là thuyết tương đối của nhà bác học Einstein.

Thuyết tương đối của Einstein có sức mạnh thần kỳ vĩ đại, không chỉ nghiên cứu và du hành trong không gian vũ trụ, mà các lĩnh vực máy tính, lưu trữ thông tin đều không thể tách rời thuyết tương đối.

Nhưng ngay từ khi thuyết tương đối ra đời, động chạm, đối lập với rất nhiều quan điểm vật lý học kinh điển truyền thống đang có vị trí thống trị, cho nên các thế lực và các quan niệm truyền thống đều cực lực ngăn cản. Đầu tiên là giới vật lý rồi đến triết học phê phán, phản đối ông, sau đó đến cả giới chính trị cũng phê phán ông một cách tàn nhẫn, bài xích và phản đối thuyết tương đối. Từ đó giới khoa học đều bị cuốn vào tấn công phê phán ông.

Einstein là bác học có những cống hiến vĩ đại cho nhân loại, nhưng cũng gặp không ít khó khăn khi cho ra đời thuyết tương đối [Ảnh: VTC]

Sự tình càng ngày càng khốc liệt. Năm 1920, sự đối địch trên quy mô lớn bắt đầu. Sinh viên trường đại học Berlin trong giờ giảng dạy của Einstein bắt đầu rắp tâm nổi loạn khiến Einstein thực sự phẫn nộ, ông quyết định bỏ trường ra đi.

Khi đó ở Berlin còn ra đời tổ chức Weiland, chuyên môn viết bài, diễn giảng và mua chuộc các nhà khoa học công kích, nhục mạ Einstein. Philipp Von Lenard, nhà vật lý người Đức, người được giải Nobel vật lý năm 1905 công kích Einstein ác độc nhất. Còn tổ chức Weiland thì điên cuồng, còn đăng trên báo rằng “Muốn giết chết Einstein”.

Với chúng ta, Einstein là bác học có những cống hiến vĩ đại cho nhân loại, do đó ông cũng là một trong những nhân vật được yêu mến và kính trọng nhất, được coi là thiên tài trác việt hiếm có. Tuy nhiên để thuyết tương đối ra đời ông cũng nếm trải không ít cay đắng. Nguyên nhân chính là do những khái niệm, định nghĩa cũ đã ngăn cản phát hiện mới của ông.

Không giải quyết được vấn đề môi trường

Có thể nói, ô nhiễm môi trường luôn đồng hành với phát triển các dự án công nghiệp và khai thác khoáng sản. Từ khi bắt đầu khoan thăm dò và sử dụng xăng dầu, nhiều hóa chất đã được phát triển và làm ô nhiễm môi trường.

Ô nhiễm môi trường trầm trọng đó là hậu quả dễ thấy nhất do nền khoa học hiện đại đem đến [Ảnh: baomoi.com]

Ngày nay, các sản phẩm bằng nhựa đang rất phổ biến như hộp nhựa, túi nhựa và giấy bọc bằng nhựa [ni-lông] đều làm bằng hóa chất. Chúng rất khó hoặc hầu như không thể dễ dàng phân hủy. Chất thải của xăng, dầu, chất tẩy rửa đã làm ô nhiễm môi trường thiên nhiên bởi vì chúng không thể phân hủy một cách tự nhiên. Các sản phẩm làm từ hóa chất này đang làm ô nhiễm nghiêm trọng nước, đất và không khí.

Trong xã hội hiện nay, mọi thứ đều chú trọng vào năng suất và hiệu quả. Trong nông nghiệp, có nhiều giống cây trồng và thú nuôi được lai tạo. Chúng thường có vòng đời ngắn và lớn rất nhanh. Cây trồng và thú nuôi loại này đều được sản xuất hàng loạt. Đứng từ quan điểm truyền thống, chúng chắc chắn không hấp thụ đủ tinh hoa của trời đất. Nếu đem đi phân tích sẽ thấy chúng không chứa nhiều thành phần protein và năng lượng.

Như vậy do tác động của công nghiệp hóa mà môi trường và thực phẩm càng ngày càng thoái hóa, biến chất.

Các căn bệnh hiện đại xuất hiện

Một điều không thể phủ nhận là: Trong nền văn minh hiện nay, nhân loại đã và đang phải gánh chịu ngày càng nhiều những căn bệnh hiện đại.

Trong nền văn minh hiện nay, nhân loại đã và đang phải gánh chịu ngày càng nhiều những căn bệnh hiện đại.[Ảnh: songkhoe.vn]

Thiên nhiên rất khó thâu nạp, phân hủy và hấp thụ các sản phẩm nhân tạo. Những thứ này bắt đầu chất đống trong tự nhiên và không ngừng gây hại ra môi trường. Động vật và thực vật sau đó lại hấp thụ các hóa chất gây ô nhiễm. Ngoài ra, nhiều rừng cây và thảm thực vật cũng biến mất gây hại nghiêm trọng cho môi trường. Hậu quả là vô số các chủng loại động thực vật đang nhanh chóng biến mất khỏi trái đất với tốc độ chóng mặt. Các động vật lớn và con người mà có thể thích nghi với môi trường ô nhiễm lại không thể ngăn được sự biến đổi trên thân thể.

Chúng ta có thể hình dung được tác hại nghiêm trọng của các chất hóa học từ bên ngoài hấp thụ vào trong cơ thể và cũng có thể chắc chắn một điều rằng các chất hóa học vẫn được dùng hàng ngày về lâu dài sẽ gây hại cho môi trường và sức khỏe.

Suy thoái về chất lượng cuộc sống

Khoa học hiện đại không thể xác nhận sự tồn tại của các Giác Giả/Thần Phật. Dưới ảnh hưởng của khoa học hiện đại, rất nhiều người tin vào thuyết vô thần. Con người ngày nay không tin có thần, Phật, không tin có thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo, nên không còn ước thúc bản thân theo các tiêu chuẩn đạo đức truyền thống. Dẫn tới các tiêu chuẩn đạo đức trượt dốc, lối sống của con người ngày càng rời xa bản chất nguyên thủy của mình.

Người xưa sống rất an lạc và trường thọ [Ảnh: baoveauviet.vn]

Một số người cho rằng cuộc sống của chúng ta tốt hơn nhiều so với người thời xưa. Nhưng thật ra, người xưa sống rất an lạc. Họ hòa hợp với thiên nhiên, với núi rừng, sông biển, chim trời và mây trắng. Họ vô ưu vô lo, sống trong một cảnh giới không bị kìm hãm mà ở đó con người biết và thuận theo Thiên ý. Đây mới là hạnh phúc thực sự, là sự bình an lâu dài, sâu sắc và phong lưu.

Nam Minh

Có thể bạn quan tâm:

  • Khảo cổ học chứng minh: Khoa học hiện đại chỉ là sản phẩm sao chép của người tiền sử
  • Tại sao nói khoa học hiện đại rất nông cạn? Hãy xem cổ nhân đã biết được những gì
  • 9 căn bệnh nguy hiểm mà khoa học hiện đại không thể lý giải

Từ Khóa:bệnh hiện đại khoa học hiện đại ô nhiễm môi trường thuyết tương đối

Video liên quan

Chủ Đề