Mắc lỗi lần một có thể là do năm 2024

“Sai” và “đúng” là do con người và xã hội mặc định. Chúng ta biết rất nhiều điều đúng và làm theo nó. Nhưng điều sai thì chưa ai chỉ dạy chúng ta bao giờ. Chính vì vậy, có đôi khi chúng ta sẽ vô ý mắc phải sai lầm mà không hề hay biết. Chúng ta chỉ làm vì mình thích, mình muốn và cho rằng “chỉ cần không ảnh hưởng đến ai là đủ”.

Nhưng khi điều đó ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống của bạn, bạn bắt đầu ân hận: “Giá như mình đừng nông nổi đến vậy”. Nhưng, nếu không mắc phải những sai lầm đó, liệu bạn có trưởng thành như hiện tại? Nếu không mắc phải sai lầm đó, liệu bạn có chững chạc, chín chắn và luôn hành động đúng như bây giờ?

[Ảnh: Dribbble]

Sai lầm để ta trở nên tốt hơn

Lỗi lầm cũng có thể coi như là một loại tài sản. Càng va chạm nhiều với cuộc sống, bạn sẽ càng nhận ra nhiều khiếm khuyết, sai lầm. Từ việc nhận thức được những khiếm khuyết, sai lầm đó chúng ta có cơ hội để tự điều chỉnh mình, hoàn thiện bản thân và có cơ hội trở thành một người hoàn hảo hơn.

Trong thực tế, số lần bạn mắc sai lầm sẽ nhiều hơn số lần đúng. Có người đã từng nói: “Cuộc sống là một chuỗi mắc lỗi và sửa sai”, ngẫm lại cũng có phần đúng. Bởi vì phía sau những lần mắc lỗi luôn có những điều đúng đắn chờ đợi chúng ta, những điều lớn lao hơn, tốt đẹp hơn.

Tuổi trẻ là để trải nghiệm

[Ảnh: Dribbble]

Bạn chọn sai ngành học, bạn trao tình yêu nhầm người, bạn làm một công việc không như ý muốn… Tất cả không thành vấn đề. Bạn còn trẻ và bạn luôn có quyền lựa chọn lại, quyết định lại. Tuổi trẻ là để trải nghiệm và lựa chọn. Vì khi đó bạn còn tự do, còn thời gian, và còn sức khỏe. Bạn có quyền tự chọn lựa cuộc sống cho mình, tự thay đổi, tự đứng dậy sau mỗi thất bại.

Riêng với tuổi trẻ, sai lầm đôi khi còn là một lợi thế. Điều nghịch lý ấy được tỷ phú Jack Ma nhấn mạnh: “Nếu bạn đang 25 tuổi, hãy cứ sai lầm. Mọi sai lầm đều là tài sản, đều là bài học quý báu cho bạn”. Tuổi trẻ có quyền được thử nghiệm, trải nghiệm, được phép sai và sửa sai. Và thước đo bản lĩnh của con người cũng nằm ở phần phía sau đó - có rút ra được bài học hay không? Có nhận thức sâu sắc những gì mình vừa trải qua không? Và nếu sai lầm lặp lại, bạn sẽ biết cách giải quyết nó tốt hơn chứ?

Sẽ không có thành công nếu chưa từng trải qua sai lầm

[Ảnh: Medium]

Những người thành công nhất thường là những người từng trải qua nhiều thất bại nhất. Thế nên đừng vội nản chí vì “khi một cánh cửa khép lại, sẽ có một cánh cửa khác mở ra”. Thất bại rèn được cho họ sự bền bỉ, ý chí. Hãy thật bình tĩnh và lạc quan để sẵn sàng tận dụng cơ hội mới đang chào đón mình.

Chẳng ai có thể phán xét cuộc đời của bạn chỉ vì những sai sót mà bạn mắc phải, kết quả của quá trình dài mới thể hiện tất cả. Điều quan trọng là sau khi mắc sai lầm, bạn có sống tốt hơn hay không?

Sai lầm là món quà của tuổi trẻ nhưng bạn chỉ có quyền mắc sai lầm một lần

Vì khi bạn mắc sai lầm lần 2, có nghĩa là bạn quá dễ dãi với bản thân mình. Nếu biết sai lầm nhưng vẫn lặp lại, bạn đã thiếu tôn trọng bản thân, và làm cho người khác thất vọng. Sai lầm để lớn lên, để trải nghiệm, để cuộc sống thêm ý nghĩa, nhưng bạn chỉ được mắc một lần và rút kinh nghiệm. Bạn không thể bao biện cho sự yếu kém của bản thân bằng cách đổ lỗi cho hoàn cảnh và xem việc mắc sai lầm như một điều vốn dĩ.

Đây đều là những sai lầm quen thuộc, được lặp đi lặp lại nhiều lần, ai cũng biết, nhưng luôn mắc phải.

Tuy nhiên, bạn cũng không cần quá tự ti khi liên tục mắc phải những lỗi trên.

Bởi 3 trong 10 nguyên nhân phổ biến khiến một luận sư bị kiện do làm sai luật cũng bao gồm những lỗi đơn thuần, mắc phải nhiều lần như: không dùng lịch, quên hạn chót, hay trì hoãn công việc...

Lỗi sai sót trong khám chữa bệnh là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 3 tại Mỹ, chỉ sau bệnh tim mạch và ung thư.

Điều kì lạ là dù chúng ta nhận ra lỗi sai của mình, nhưng vẫn thường xuyên mắc phải một lần nữa.

Trên thực tế, các nhà khoa học cho rằng, não người gần như không thể học hỏi được gì từ những lỗi lầm trong quá khứ. Ví dụ, ngay cả khi ai đó được xem lại lịch sử mua sắm của mình, họ cũng không thể tránh khỏi thói quen "vung tay quá trán".

Hóa ra, những sai lầm trong quá khứ chỉ đem lại cho con người cảm giác tội lỗi, thậm chí là khuyến khích người ta mắc lỗi "thêm một lần nữa".

Vậy chúng ta phải dừng vòng luẩn quẩn này như thế nào?

Trước kia chỉ cặp kè với những gã tồi, giờ thì tìm những chàng trai tốt hơn? Không phải, rõ ràng là những gã có vẻ "tồi" lại hấp dẫn hơn những anh chàng tốt tính.

Trước kia thường trì hoãn công việc, giờ thì tập trung hơn ư? Không phải, việc tỏ ra tập trung hơn lại càng khiến người ta dễ sao nhãng.

Trước kia tiêu tiền như nước, giờ thì tiết kiệm lại? Không phải, vì tiêu tiền luôn "sướng" hơn kiếm tiền.

Về cơ bản, chúng ta thường được nghe lời khuyên nên suy nghĩ chậm lại, kĩ lại, trước khi phạm phải sai lầm cũ.

Nhưng hóa ra, lời khuyên này lại không hề có ích như bạn tưởng tượng.

Lời khuyên này sẽ hình thành trong đầu chúng ta như sau:

- Ban đầu là nghĩ về hành động đó.

- Tiếp tục là nhớ lại điều gì đã xảy ra, thế giới này đã thay đổi những gì, hiện tại và quá khứ khác nhau thế nào...

- Sau khi mất quá nhiều thời gian để suy nghĩ, hầu hết chúng ta sẽ rơi vào trạng thái mất tập trung.

- Và cuối cùng là không nghĩ thêm được bất kì điều gì khác nữa, tiếp tục làm theo thói quen trong quá khứ.

Chính điều này đã hình thành nên vòng lặp vô hạn trong đầu chúng ta.

Một người có thể đánh rơi điện thoại tới hàng chục lần, đi làm muộn cả nửa tháng, và quen cả tá anh chàng không tốt tính. Nhưng không đồng nghĩa chúng ta được phép "sống chung" với những sai lầm đó.

Thay vì nghĩ về lỗi lầm đã xảy ra trong quá khứ, có chăng chúng ta nên nghĩ về những thứ có thể thay đổi trong tương lai.

Do đó, nếu muốn tránh mắc phải lỗi cũ, tốt nhất đừng nên rút kinh nghiệm và học hỏi từ sai lầm ấy nữa!

Chủ Đề