Luyện tập cách viết đơn và sửa lỗi violet năm 2024
Giải câu 1, 2, 3 Luyện từ và câu: Luyện tập về từ nhiều nghĩa trang 82 SGK Tiếng Việt 5 tập 1. Câu 1. Trong những từ in đậm sau đây, từ nào là từ đồng âm, những từ nào là từ nhiều nghĩa?Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn Câu 1 Trong những từ in đậm sau đây, những từ nào là từ đồng âm, những từ nào là từ nhiều nghĩa?
- Lúa ngoài đồng đã chín vàng. - Tổ em có chín học sinh. - Nghĩ cho chín rồi hãy nói.
- Bát chè này nhiều đường nên rất ngọt. - Các chú công nhân đang chữa đường dây điện thoại. - Ngoài đường, mọi người đã đi lại nhộn nhịp.
- Những vạt nương màu mật. Lúa chín ngập lòng thung. Nguyễn Đình Ánh - Chú Tư lấy dao vạt nhọn đầu chiếc gậy tre. - Những người Giáy, người Dao Đi tìm măng, hái nấm Vạt áo chàm thấp thoáng Nhuộm xanh cả nắng chiều Nguyễn Đình Ảnh Phương pháp giải: Từ đồng âm và từ nhiều nghĩa được phân biệt như sau: - Từ đồng âm là từ có cách phát âm giống nhau nhưng nghĩa khác xa nhau. - Từ nhiều nghĩa là từ có 1 nghĩa gốc và 1 hoặc một số nghĩa chuyển. Các nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau. Lời giải chi tiết: Câu Từ đồng âm Từ nhiều nghĩa - Lúa ngoài đồng đã chín vàng. - Tổ em có chín học sinh. + - Lúa ngoài đồng đã chín vàng. - Nghĩ cho chín rồi hãy nói. + - Bát chè này nhiều đường nên rất ngọt. - Các chú công nhân đang chữa đường dây điện thoại. + - Bát chè này nhiều đường nên rất ngọt. - Ngoài đường, mọi người đã đi lại nhộn nhịp. + - Những vạt nương màu mật Lúa chín ngập lòng thung. - Chú Tư lấy dao vạt nhọn đầu chiếc gậy tre. + - Những vạt nương màu mật Lúa chính ngập lòng thung. - Vạt áo chàm thấp thoáng Nhuộm xanh cả nắng chiều. + Giải thích :
+ Tổ em có chín học sinh: chỉ số lượng. + Lúa ngoài đồng đã chín vàng: chỉ ở giai đoạn phát triển đầy đủ nhất đến mức thu hoạch được. \=> Từ chín trong hai câu trên là từ đồng âm (vì nghĩa hoàn toàn khác nhau). + Nghĩ cho chín rồi hãy nói: (nghĩ chín) là ở trạng thái đã suy nghĩ kĩ và từ chín ở câu “Lúa ngoài đồng đã chín vàng” là từ nhiều nghĩa (vì có nét nghĩa chung là ở mức đầy đủ).
+ Bát chè này nhiều đường nên rất ngọt: chỉ thức ăn có vị ngọt. + Các chú công nhân đang chữa đường dây điện: chỉ đường dây liên lạc. \=> Vậy từ đường trong hai câu trên là từ đồng âm (vì nghĩa hoàn toàn khác nhau). + Ngoài đường, mọi người đã đi lại nhộn nhịp: chỉ đường giao thông đi lại và từ đường trong câu "Các chú công nhân đang chữa đường dây điện" là từ nhiều nghĩa (vì có mối quan hệ với nhau về nghĩa).
+ Những vạt nương màu mật / Lúa chín ngập lòng thung: chỉ mảnh đất trồng trọt dải dài. + Chú Tư lấy dao vạt nhọn đầu chiếc gậy tre: chỉ hành động đẽo xiên. \=> Vậy từ vạt trong hai câu trên là từ đồng âm (vì nghĩa hoàn toàn khác nhau). + Vạt áo chàm thấp thoáng...: chỉ thân áo hình dải dài và từ vạt trong câu "Những vạt nương màu mật..." là từ nhiều nghĩa (vì có nét nghĩa chung là vạt có hình dải dài). Câu 2 Trong mỗi câu thơ, câu văn sau của Bác Hồ, từ xuân được dùng với nghĩa như thế nào? a) Mùa xuân là tết trồng cây Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.
Phương pháp giải: Em đọc kĩ các câu chứa từ xuân và chỉ ra nghĩa của từ đó. Lời giải chi tiết: - Từ xuân thứ nhất chỉ một mùa trong năm. - Từ xuân thứ hai nói đến sự tươi trẻ.
Câu 3 Dưới đây là một số tính từ và những nghĩa phổ biến của chúng:
- Có chiều cao lớn hơn mức bình thường. - Có số lượng hoặc chất lượng hơn hẳn mức bình thường.
- Có trọng lượng lớn hơn mức bình thường. - Ở mức độ cao hơn, trầm trọng hơn mức bình thường.
- Có vị như vị của đường, mật. - (Lời nói) nhẹ nhàng, dễ nghe. - (Âm thanh) nghe êm tai. Em hãy đặt câu để phân biệt các nghĩa của một trong những từ nói trên. Phương pháp giải: Em làm theo yêu cầu của bài tập. Lời giải chi tiết: Từ Nghĩa của từ Đặt câu phân biệt các nghĩa của từ
- Có chiều cao lớn hơn mức bình thường. - Có số lượng hoặc chất lượng hơn hẳn mức bình thường. - Hà An mới học lớp Bốn mà nhìn em đã cao lắm rồi. - Tỉ lệ học sinh khá giỏi ở trường em rất cao.
- Có trọng lượng lớn hơn mức bình thường. - Ở mức độ cao hơn, trầm trọng hơn mức bình thường. - Bé mới bốn tháng tuổi mà bế đã nặng tay. - Cô giáo em không bao giờ nói nặng học sinh.
- Có vị như vị của đường, mật. - (Lời nói) nhẹ nhàng, dễ nghe. - (Âm thanh) nghe êm tai. - Em thích ăn bánh ngọt. - Mẹ hay nói ngọt khi cho em bé ăn. - Tiếng đàn bầu cất lên nghe thật ngọt. Loigiaihay.com
Giải câu 1, 2, 3, 4 Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Thiên nhiên trang 78 SGK Tiếng Việt 5 tập 1. Câu 4. Tìm những từ ngữ miêu tả sóng nước. Đặt câu với một trong các từ ngữ vừa tìm được. |