Lưu trữ tế bào gốc là gì

Tế bào gốc là loại tế bào không chuyên biệt, có khả năng tự sinh sản bằng cách phân chia tế bào [tự nhân lên chính nó] và biệt hóa để phát triển thành một hoặc nhiều loại tế bào chuyên biệt khác nhau. 

Ghép tế bào gốc đang được xem là một cuộc cách mạng trong y học giúp điều trị các bệnh hiểm nghèo, chính vì vậy hiện nay có rất nhiều bậc phụ huynh đã lưu lại tế bào gốc cho con vì đây được coi như là tấm thẻ bảo hiểm sinh học trọn đời, giúp con có thể được tiếp cận với các liệu pháp điều trị tế bào gốc hiện đại nhất trong tương lai.

Tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ, dịch vụ lưu trữ tế bào gốc được triển khai từ tháng 9/2020, đến nay đã thực hiện dịch vụ lưu trữ tế tế bào gốc cho 30 trẻ. Tế bào gốc có thể lấy được từ nhiều nguồn: máu ngoại vi, tủy xương, máu dây rốn… Do việc lưu trữ máu ngoại vi và tủy xương đòi hỏi kỹ thuật phức tạp có xâm lấn và tốn kém hơn nên tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ máu dây rốn được ưu tiên sử dụng hơn.

Các bác sĩ tiến hành lấy máu dây rốn sau khi em bé vừa chào đời.

BSCKI. Nguyễn Thị Diến, Phó trưởng Khoa Sản I, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ cho biết: "Dây rốn là phần mô kết nối giữa nhau thai và bào thai, có nhiệm vụ cung cấp oxy và dinh dưỡng cho thai nhi trong quá trình phát triển và mang thông tin di truyền của em bé. 

Máu dây rốn là phần máu còn lại trong dây rốn và bánh nhau khi sản phụ sinh em bé. Trong  máu dây rốn chứa rất nhiều loại tế bào gốc khác nhau bao gồm tế bào gốc trung mô, tế bào gốc biểu mô và nội mô,… 

Tế bào gốc trung mô chiếm tỉ lệ lớn nhất, có nhiều chức năng bao gồm khả năng ức chế viêm sau tổn thương mô, điều hòa miễn dịch, tiết ra các yếu tố kích thích tăng trưởng hỗ trợ sửa chữa mô và chúng có thể biệt hóa thành nhiều loại tế bào khác nhau như tế bào thần kinh, tế bào cơ tim, tế bào gan, tế bào da, xương, mỡ, sụn... 

Với khả năng tự tái tạo nhanh chóng, dễ dàng được nuôi cấy tăng sinh lên số lượng lớn vì thế tế bào gốc dây rốn có thể sử dụng điều trị được nhiều lần, dùng để chữa bệnh cho em bé trong suốt cả cuộc đời, giúp tiết kiệm chi phí và thời gian. Bên cạnh đó, tế bào gốc dây rốn có đặc tính miễn dịch thấp nên có khả năng tương thích cao khi được cấy ghép cho người thân trong gia đình hoặc ngay cả những người không cùng huyết thống nếu như chỉ số sinh học phù hợp. Điều này vô cùng ý nghĩa khi từ tế bào gốc của con có thể cứu chữa cho cha mẹ, anh chị em, ông bà mà không phải chờ đợi tìm kiếm người hiến phù hợp."

Hình ảnh túi trữ máu dây rốn.

Tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ, khi có nhu cầu lưu trữ tế bào gốc cho trẻ, gia đình sản phụ sẽ được nhân viên y tế tư vấn hiểu về những lợi ích, ưu điểm, nhược điểm của phương pháp lấy tế bào gốc bằng máu dây rốn. Sau đó, bố mẹ được kiểm tra sức khỏe theo quy trình. Khi sản phụ chuyển dạ sẽ thông báo trước cho khoa, phòng để được chuẩn bị các điều kiện thu thập máu và máu sẽ được thu thập ngay sau khi em bé ra đời có kẹp cắt rốn. Lấy máu dây rốn không gây bất cứ nguy cơ hay tổn hại nào cho mẹ và bé [Có thể áp dụng với tất cả các sản phụ cả sinh thường và sinh mổ]. Các hoạt động được thực hiện theo quy trình khép kín, chuyên nghiệp. Việc thu thập máu dây rốn được thực hiện chủ động, nhanh chóng trong điều kiện vô trùng, hạn chế tối đa các rủi ro trong quá trình thu thập và lưu trữ. Máu thu thập xong sẽ được chuyển về ngân hàng tế bào gốc của Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương. Tế bào gốc của bé sẽ được lưu trữ bởi hệ thống hiện đại nhất thế giới, trong điều kiện nhiệt độ âm sâu [-196 độ].

Tế bào gốc đã mở ra một hướng điều trị tiềm năng cho ngành y học. Việc ứng dụng tế bào gốc sẽ đem lại nhiều cơ hội hơn trong điều trị bệnh lý phức tạp. Lưu giữ tế bào gốc dây rốn ngay từ bây giờ được xem là một biện pháp bảo đảm tương lai, sức khoẻ cho con, gia đình và giúp nhiều người có cơ hội điều trị tốt hơn.

Chăm sóc bệnh nhân COVID-19 trong Bệnh viện dã chiến


GIỚI THIỆU

  • Lịch sử hình thành
  • Sơ đổ tổ chức
  • Các khoa/ phòng
  • Thư viện
  • Văn bản bệnh viện

HOẠT ĐỘNG BỆNH VIỆN

  • Khám chữa bệnh
  • Ghép tế bào gốc
  • Ngân hàng máu
  • Ngân hàng tế bào gốc
  • Bản tin BTH
  • Thông cáo báo chí
  • Quan hệ Quốc tế
  • Lịch họp

DỊCH VỤ

  • DNA huyết thống
  • Dịch vụ máu cuống rốn
  • Giữ hồng cầu đông lạnh
  • Khám chữa bệnh
  • Xét nghiệm
  • HLA
  • Đào tạo - Chỉ đạo tuyến

Y HỌC THƯỜNG THỨC

  • Điểm tin bệnh
  • Dinh dưỡng
  • Bệnh lý huyết học
  • Truyền thông giáo dục sức khỏe
  • Tạp chí APBMT

TIN TỨC - SỰ KIỆN

  • Điểm tin
  • Hội nghị - Hội thảo
  • Hoạt động Đảng và tổ chức Đoàn thể
  • Bảng giá dịch vụ
  • Câu lạc bộ bệnh nhân
  • Tin tức vận động hiến máu
  • Câu lạc bộ hiến máu
  • Cập nhật kỹ thuật
  • Lịch hiến máu
  • Tuyển dụng

HỎI ĐÁP

CHA MẸ GIỮ LẠI MÁU CUỐNG RỐN CHO CON, CẦN NHỮNG GÌ?

Lấy và lưu trữ máu cuống rốn của em bé khi sinh có thể giúp điều trị nhiều bệnh sau này. ẢNH MINH HỌA: NGUYÊN MI

Gửi ngân hàng tế bào gốc máu cuống rốn

Ba tuổi, con trai của chị M.T.A. [ngụ TP.HCM] được phát hiện bị bệnh tan máu bẩm sinh [Thalassemia]. Bé được điều trị liên tục, truyền máu định kỳ tại bệnh viện. Bác sĩ đã tư vấn hướng ghép tế bào gốc tạo máu để điều trị cho bé. Tuy nhiên, ba mẹ và những người thân trong gia đình đều không phù hợp để cho tủy ghép cho bé. Vợ chồng chị đã quyết định sinh thêm con, với hi vọng tế bào gốc máu cuống rốn của em bé sau có thể phù hợp, được dùng để ghép cho anh trai.

Khi sinh, chị A. đã được lấy, lưu trữ máu cuống rốn của em bé. Đây là nguồn tế bào gốc được ghép để điều trị cho bé đầu lòng.

Trong khi đó, gia đình từng có người mắc bệnh về máu bẩm sinh. Vì thế, khi có thai, vợ chồng chị Đ.T.H. [ngụ Đồng Nai] đã tìm hiểu và quyết định lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn của con.

Mặc dù gia đình không có ai từng mắc các bệnh về máu nhưng từ khi có thai, chị Đ.M.H. cũng quyết định lấy và gửi lưu trữ máu cuống rốn cho con khi sinh như hình thức “mua bảo hiểm” sinh học cho con lỡ khi có bệnh sau này.

Hiện nay, việc quyết định “mua bảo hiểm” sinh học này cho con đã được không ít cặp vợ chồng thực hiện.

“Bảo hiểm sinh học”

Theo bác sĩ chuyên khoa 2 Phù Chí Dũng, Giám đốc Bệnh viện Truyền máu Huyết học [TP.HCM]: Máu cuống rốn hay còn gọi là máu dây rốn hay máu bánh nhau chảy trong tuần hoàn thai nhi và cung cấp chất bổ cho bào thai đang phát triển trong tử cung người mẹ. Đây là phần còn lại trong dây rốn và bánh nhau khi sản phụ sinh em bé.

Máu cuống rốn của trẻ sơ sinh chứa nguồn dồi dào tế bào gốc tạo máu, có thể thay thế cho tế bào gốc tủy xương, tế bào gốc máu ngoại vi. Vì vậy, máu cuống rốn đã được ứng dụng trong ghép tế bào gốc tạo máu.

Hiện nay, tế bào gốc máu cuống rốn được ứng dụng điều trị cho các bệnh lý về máu ác tính [như ung thư máu] hay di truyền [như thiếu máu, tan máu bẩm sinh]; hoặc các bệnh lý tự miễn [như tiểu đường].

Những nghiên cứu gần đây cũng đã cho biết tế bào gốc máu cuống rốn có thể biệt hóa thành những tế bào của những mô khác như: cơ [cơ vân, cơ tim], tế bào não, tế bào gan, tế bào da, tế bào phổi, tế bào thận, tế bào ruột và tế bào tuyến tụy… Vì thế, từ nguồn tế bào gốc máu cuống rốn có thể điều trị được nhiều bệnh lý khác ngoài huyết học. Trong đó, có bốn bệnh lý vừa được nghiên cứu ứng dụng điều trị là: tổn thương não, tim mạch và tổn thương tủy sống.

Bác sĩ Dũng cho biết, máu cuống rốn được lấy ngay khi sản phụ vừa sinh, được xử lý, đông lạnh và lưu trữ được hơn 20 năm.

Xử lý lưu trữ máu cuống rốn - Ảnh: Dương Ngọc

“Với việc lưu trữ máu cuống rốn, trong trường hợp bản thân đứa trẻ mắc bệnh thì có thể lấy nguồn tế bào gốc này ghép, điều trị cho chính bé. Hoặc nguồn tế bào gốc này có thể điều trị cho ba mẹ hay anh chị em trong gia đình. Hoặc hiến tặng cho cộng đồng”, bác sĩ Dũng nói.

Một lợi thế là Tế bào gốc máu cuống rốn có tính sinh miễn dịch thấp nên dễ được cơ thể khác gien chấp nhận khi ghép khác gien.

“Thường anh chị em ruột trong gia đình thì tỉ lệ tương đồng khoảng 25%. Vì vậy, tối ưu vẫn là lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn cho từng người”, bác sĩ Dũng nhận định.

Tại Bệnh viện Truyền máu Huyết học [TP.HCM], bác sĩ Dũng, cho biết đã có hơn 10 trường hợp được điều trị thành công các bệnh về nhờ ghép tế bào gốc từ nguồn lưu trữ máu cuống rốn được gửi vào ngân hàng tế bào gốc của bệnh viện.

Từ 20 triệu đồng trở lên

Hiện tại, tại Việt Nam có các đơn vị có ngân hàng lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn là: Bệnh viện Truyền máu huyết học TP.HCM, Bệnh viện Nhi Trung ương, Viện Huyết học truyền máu trung ương, Ngân hàng Tế bào gốc MekoStem và Bệnh viện Vinmec .

Tại Bệnh viện Truyền máu Huyết học TP.HCM, bác sĩ Dũng tư vấn: Nếu có ý muốn lưu trữ máu cuống rốn, thai phụ nên đến bệnh viện để được tư vấn, đăng ký và làm các xét nghiệm [tốt nhất là hai tháng trước khi sinh].

Khi sinh, ê-kíp bác sĩ của Bệnh viện Truyền máu Huyết học sẽ đến bệnh viện phụ sản để lấy và xử lý máu cuống rốn của em bé.

Chi phí thu thập, xử lý máu cuống rốn và lưu trữ năm đầu khoảng hơn 20 triệu đồng. Sau đó, phí lưu trữ khoảng hơn 2 triệu đồng/năm.

Có một số trường hợp thai phụ không thể lưu trữ tế bào máu cuống rốn nếu mắc các bệnh truyền nhiễm [như viêm gan siêu vi,…]; bị bất kỳ bệnh ung thư nào, hoặc các bệnh về máu như suy tủy,...; bị bất kỳ biến chứng hay bị mắc bệnh trong thời gian mang thai cũng như sinh nở; có thai ở độ tuổi dưới 18.

Viên An

Nguồn: //thanhnien.vn/doi-song/cha-me-giu-lai-cuong-ron-cho-con-can-nhung-gi-727595.html

Viên Anh

TIN KHÁC

  • GIỚITHIỆU DỊCH VỤ LƯU TRỮ TẾ BÀO GỐC MÁU CUỐNG RỐN 28/12/2020
  • HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ ONLINE DỊCH VỤ LƯU TRỮ TẾ BÀO GỐC MÁU CUỐNG RỐN 15/10/2020
  • HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN XÁC NHẬN NHU CẦU VÀ KÝ HỢP ĐỒNG LƯU TRỮ TẾ BÀO GỐC MÁU NGOẠI VI TỪ NĂM HAI TRỞ ĐI 25/8/2020
  • CƠ HỘI THUẬN TIỆN CHO NHỮNG SẢN PHỤ CÓ NHU CẦU LƯU TRỮ TẾ BÀO GỐC MÁU CUỐNG RỐN TẠI BÌNH DƯƠNG 15/7/2017
  • GIỚI THIỆU DỊCH VỤ LƯU TRỮ TẾ BÀO GỐC MÁU CUỐNG RỐN THEO YÊU CẦU 15/7/2017

Video liên quan

Chủ Đề