Lợi nhuận ròng kí hiệu là gì

Lợi nhuận ròng và những điều bạn cần biết

Lợi nhuận ròng là một mục không thể thiếu trong bảng báo cáo tài chính hàng năm của công ty. Vậy lợi nhuận ròng là gì? Cách tính khoản mục này ra sao và nó có vai trò như thế nào đối với doanh nghiệp? Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu thông qua bài viết sau nhé!

Xem thêm :

  • Vốn điều lệ là gì? Những điều cần lưu ý về vốn điều lệ
  • Lợi nhuận thuần là gì và cách tính như thế nào ?
Bạn có biết lợi nhuận ròng là gì hay không?

  • Lợi nhuận ròng là gì?
    • Cách tính lợi nhuận ròng theo tổng doanh thu
  • Ý nghĩa của lợi nhuận ròng là gì?

Lợi nhuận ròng hay lãi ròng là phần còn lại sau khi lấy tổng doanh thu trừ đi các khoản chi tiêu của doanh nghiệp. Các khoản chi của doanh nghiệp bao gồm lương công nhân, chi phí nguyên vật liệu sản xuất, khấu hao máy móc, các khoản lãi phải trả, nợ, thuế và một phần tiền trả cho các cổ tức ưu đãi.
Công thức: Lợi nhuận ròng = tổng thu – tổng chi [1]

Cách tính lợi nhuận ròng theo tổng doanh thu

Cách tính lợi nhuận ròng theo tổng doanh thu như thế nào ?

Theo công thức [1] ta đặt các biến như sau:
X = tổng doanh thu
Từ đó ta có công thức được biến đổi như sau: [ gọi là công thức 2]
Lợi nhuận ròng = X– [10% VAT + 30% chí phí hoạt động + 20% thuế TNDN]

[10% VAT + 30% chí phí hoạt động + 20% thuế TNDN] là tổng chi của 1 doanh nghiệp điển hình

Trong đó:

  • 10% VAT được tính bằng 10% Tổng doanh thu = 0,1X
  • 30% chi phí hoạt động tính bằng 30% Tổng doanh thu =0,3X
  • TNDN [ thu nhập doanh nghiệp] chính là phần tiền mà doanh nghiệp có được sau khi đã lấy tổng doanh thu trừ đi khoản thuế VAT và chi phí hoạt động. Như vậy TNDN = Tổng doanh thu – [10% VAT + 30% chi phí hoạt động]
  • 20 % thuế TNDN = 20% * TNDN = 20% * [ Tổng doanh thu – [10% VAT + 30% chi phí hoạt động] ]

Thay vào biểu thức [2] ta có

Lợi nhuận ròng = X – [0,1 X + 0,3X + 0,2 *[X – [ 0,1X +0,3X]]]

– Lợi nhuận ròng = X – [ 0,4X + 0,2* [ X – 0,4X]] = X – [ 0,4X + 0,2*0,6X]
– Lợi nhuận ròng = X – 0,52X = 0,48X = 48% Tổng Doanh Thu

Lưu ý: tùy thuộc vào chi phí doanh nghiệp bỏ ra bằng bao nhiêu % tổng doanh thu mà bạn có thể thay đổi vào biểu thức. Nhưng cơ bản cách tính lợi nhuận ròng là vậy

Ý nghĩa của lợi nhuận ròng là gì?

Thứ nhất, ảnh hưởng đến việc nội bộ công ty. Vì lợi nhuận ròng là phần tiền cuối cùng mà người sở hữu công ty hoặc các cổ đông được phép sử dụng, nó sẽ phản ánh việc kinh doanh của công ty đó có tốt hay không? Với công ty TNHH 2 thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần, khoản lợi nhuận ròng sẽ là phần để các cổ đông xem xét liệu có nên tiếp tục để người này, người kia quản trị công ty hay không?

Lợi nhuận ròng có ý nghĩa như thế nào trong lĩnh vực tài chính, kế toán

Thứ hai, phục vụ cho việc nghiên cứu, đầu tư. Trong quá trình đánh giá một công ty có “khỏe” hay không, các nhà phân tích sẽ nhìn phần tỷ lệ lãi ròng trên tổng doanh thu, nếu tỉ lệ đó càng lớn chứng tỏ công ty ngày càng phát triển, kinh doanh có lãi. Từ đó mọi người sẽ tin tưởng đầu tư vào công ty hơn.

Thứ ba, giúp công ty dễ dàng vay vốn hơn. Hiển nhiên với một công ty lớn nghĩa là tiền sở hữu của họ phải nhiều, từ đó các ngân hàng sẽ lấy khoản đó làm chứng minh, sự tín nhiệm để quyết định tiếp tục cho doanh nghiệp vay hay không?. Như vậy chúng ta đã hiểu lợi nhuận ròng có tầm quan trọng như thế nào đối với 1 doanh nghiệp. Từ bài viết trên, bạn đã có thêm 1 ít kiến thức và tự giải thích được lợi nhuận ròng là gì rồi. Hãy theo dõi website để cập nhật những tin tức mới nhất về tài chính kế toán.

www.wilsoninsight.com

Lợi nhuận ròng là một thuật ngữ quen thuộc với “dân kinh tế” nhưng có vẻ xa lạ với nhiều người. Cùng tìm hiểu về khái niệm, cách phân biệt và công thức tính trong bài viết dưới đây.

Lợi nhuận ròng là gì, có vai trò như thế nào trong kinh doanh

Tìm hiểu khái niệm lợi nhuận ròng

Trước hết chúng ta cần hiểu lợi nhuận ròng là gì? Lợi nhuận ròng là khoản tiền chênh lệch giữa tổng doanh thu bán được trừ đi tất cả các khoản chi phí, kể cả thuế. Như vậy lợi nhuận ròng chính là tiền lãi của doanh nghiệp sau khi đã đóng thuế.

Cách phân biệt lợi nhuận ròng và lợi nhuận thuần

Lợi nhuận ròng= tổng doanh thu – giá gốc – chi phí – thuế

Lợi nhuận thuần = tổng doah thu – giá gốc – chi phí

Lợi nhuận ròng chính là căn cứ để biết công ty đang hoạt động như thế  nào, lãi hay lỗ, từ đó điều chỉnh chính sách, chiến lược để hoạt động kinh doanh của công ty diễn biến theo hướng phát triển, gia tăng doanh thu và lãi.

Nếu lợi nhuận ròng lớn hơn 0 có nghĩa là doanh nghiệp có lãi nhưng nếu nhỏ hơn không thì bị lỗ. Số càng dương thì càng lãi nhưng càng âm thì  chứng tỏ công ty đứng trước bờ vực phá sản, đặt ra yêu cầu cho những nhà quản trị phải có biện pháp kịp thời để cứu vãn tình thế.

Mỗi ngành nghề kinh doanh có một đặc điểm khác nhau. Vì thế không thể so sánh lợi nhuận ròng giữa các ngành khác  nhau mà chỉ được so sánh dựa trên trong cùng một ngành. Bên cạnh đó, nó tỷ lệ nghịch với vòng quay tài sản nên chuyên viên tài chính khi đánh giá khả năng sinh lãi của công ty phải đặt trong mối liên hệ với vòng quay tài sản.

Thuế thu nhập doanh nghiệp thường cao cho nên muốn có tỷ số lợi nhuận ròng lớn thì doanh nghiệp đó phải nâng giá thành của sản phẩm lên đồng thời tìm cách để giảm tối đa [dưới 30% tổng doah thu]các chi phí hoạt động khác như: chi phí vận chuyển, chi phí thuê nhân viên, tiền thuê mặt bằng,…để đảm bảo lợi ích chung cho toàn doanh nghiệp, giúp hoạt động kinh doanh có lãi, từ đó có thể đứng vững trên thương trường.

Công thức tính lợi nhuận ròng

Thoạt nghe giải thích khái niệm lợi nhuận ròng thì có lẽ ai cũng đã hình dung ra cách tính lợi nhuận ròng như thế nào rồi phải không?Công thức tưởng như đơn giản nhưng rất nhiều người vẫn còn nhầm lẫn. Vì thế, nhanhnet xin bật mí công thức đơn giản, dễ hiểu sau đây:

Giả sử chi phí của tất cả các  hoạt động khác  là 30% thì ta có:

Lợi nhuận ròng = Tổng doanh thu – [10% VAT + 30% ] – 20% thuế DN.

Nếu gọi:

Lợi nhuận ròng là A

Tổng doanh thu của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian cụ thể nào đó là X

10%VAT của doah nghiệp phải chịu thuế giá trị gia tăng là Y => Y = 10%. X= 0,1X

Tất cả các khoản chi phí của doanh nghiệp cho hoạt động kinh doanh là Z => Z= 30%. X= 0,3X

Lợi nhuận thuần, nghĩa là tiền lãi sau khi trừ chi phí và thuế giá trị gia tăng là T

Ta lại có T = X – [Y+Z] = X – [0,1X +0,3X] = X – 0,4X = 0,6X.

Thuế thu nhập doanh nghiệp [M] khoảng 20% lợi nhuận thuần => M = 20%. T = 0,6X . 20% = 0,12X.

hư vậy, công thức Lợi nhuận ròng = Tổng doanh thu – [10% VAT + 30% chi phí hoạt động] – 20% thuế TNDN sẽ tương đương với:

A = X – [Y+Z] – T

A = X – [0.1X + 0.3X] – 0.12X.

A = 0.48X.

Qua đó, chúng ta có thể kết luận muốn tính lợi nhuận ròng ta chỉ việc lấy 0,48 nhân với tổng doanh thu của doanh nghiệp là xong.

Ví dụ cụ thể:

VD1: Một công ty/ doanh nghiệp có lợi nhuận ròng là 100 triệu đồng. Hỏi doanh thu của công ty là bao nhiêu?

Giải: Gọi tổng doanh thu của công ty đó là X. Áp dụng công thức lợi nhuận ròng [A] = 0,48. X  ta suy ra X = A/ 0,48 X = 100/0,48 = 208,333 triệu đồng.

VD2: Tổng doanh thu của doanh nghiệp trong 1 tháng là 200 triệu đồng. Hỏi lợi nhuận ròng của công ty sau khi trừ thuế thu nhập doanh nghiệp là bao nhiêu.

Giải: A = 0,48. X , A =0,48. 200 = 96 triệu đồng.

Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận ròng

Từ công thức trên chúng ta có thể thấy các yếu tố tác động đến lợi nhuận ròng bao gồm:

  • Chi phí hoạt động của doanh nghiệp: Khoản chi phí  này càng cao thì lợi nhuận ròng càng thấp. Do đó doanh nghiệp cần có những biện pháp để tiết kiệm chi phí nhất có thể. Tổng mức chi phí tối đa chỉ được 30% doah thu của công ty.
  • Giá gốc sản phẩm: Trong chi phí hoạt động của doanh nghiệp thì phải kể đến yếu tố giá sản phẩm nhập vào. Giá gốc càng rẻ thì lãi càng cao. Vì thế, doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm gì cũng nên tìm hiểu nhiều nguồn hàng khác. Hãy chọn nguồn hàng có giá ưu đãi nhưng chắc chắn phải chú ý đến vấn đề chất lượng.
  • Thuế thu nhập doanh nghiệp: Mức thuế này thường được thu theo quy định, không thể tăng giảm theo nguyện vọng riêng được nên để có lãi thì chỉ có cách nâng giá bán sản phẩm, giảm, tiết kiệm chi phí đến mức cao nhất có thể.

Các cách để tăng lợi nhuận ròng

Có nhiều cách nhưng có thể áp dụng một trong 3 cách sau đây:

  • Cách 1: tăng giá trị bằng cách nâng cao năng lực để tạo ra những giá trị cao, giá trị này có thể quy đổi thành tiền.
  • Cách 2: Làm việc nhiều hơn. Thời gian làm việc tăng so với ban đầu là  một trong những cách giúp bạn tạo ra nhiều giá trị cho bạn, nhất là tìm những biện pháp tốt hơn hoặc những loại máy móc để hỗ trợ công việc.
  • Cách 3: Tăng quy mô sản xuất. Lấy một ví dụ cụ thể để hình dung như sau cả bác sĩ và ca sỹ cùng làm việc trong 2 giờ nhưng thu nhập của ca sỹ lại cao hơn nhiều so với bác sĩ vì giá trị cô tạo ra tuy ít nhưng phục vụ cho hàng ngàn người trong khi bác sĩ chỉ phục vụ cho một bệnh nhân nhất định. Vì thê muốn cửa hàng, công ty, doanh nghiệp của mình gia tăng lợi nhuận thì cần mở rộng quy mô, diện tích lớn hơn, nhân viên đông hơn.

Như vậy qua bài viết của nhanh.net.vn, các bạn đã nắm rõ lợi nhuận ròng là gì rồi chứ? Hy vọng những thông tiin  trên sẽ có ích cho nhiều người nhất là những người mới tập tành kinh doanh, các bạn sẽ biết cách hạch toán kinh tế chi tiết để hoạt động kinh doanh có lãi.

Please follow and like us:

Chủ Đề