Lãi trái phiếu kho bạc phải chịu thuế bao nhiêu

Thi hành Nghị định số 72/CP ngày 26/07/1994 của Chính phủ về việc ban hành quy chế phát hành các loại trái phiếu Chính phủ. Bộ Tài chính hướng dẫn thực thiện như sau:

I/ QUY ĐỊNH CHUNG

1/ Trái phiếu Chính phủ là chứng chỉ vay nợ của Chính phủ do Bộ Tài chính phát hành dưới các hình thức sau:

- Tín phiếu Kho bạc: Là loại trái phiếu ngắn hạn dưới 1 năm, huy động vốn để bù đắp thiếu hụt Ngân sách Nhà nước tạm thời trong năm Tài chính.

Sốdư nợ về tín phiếu Kho bạc đến cuối năm tài chính [31/12] chưa đến hạn thanh toán được tính là khoản vay bù đắp thiếu hụt Ngân sách Nhà nước và được hoàn trả trong năm tài chính tiếp theo.

- Trái phiếu Kho bạc: Là loại trái phiếu có thời hạn từ 1 năm trở lên, huy động vốn để bù đắp thiếu hụt Ngân sách Nhà nước, đáp ứng nhu cầu chi đầu tư phát triển trong kế hoạch Ngân sách Nhà nước được duyệt.

- Trái phiếu công trình: Là loại trái phiếu có thời hạn từ 1 năm trở lên, huy động vốn cho từng công trình cụ thể theo kế hoạch đầu tư của Nhà nước. Trái phiếu công trình bao gồm 2 loại:

+ Trái phiếu Chính phủ huy động vốn cho các công trình Trung ương do Bộ Tài chính [Ngân sách Trung ương] bảo lãnh thanh toán.

+ Trái phiếu Chính phủ huy động vốn cho các công trình địa phương do UBND tỉnh, thành phố [Ngân sách địa phương] bảo lãnh thanh toán.

2/ Trái phiếu Chính phủ bao gồm các loại ký danh và vô danh:

- Trái phiếu ký danh là loại trái phiếu có ghi tên cơ quan, đơn vị, cá nhân [gọi tắt là người mua trái phiếu] trên chứng chỉ trái phiếu hoặc đăng ký tên tại cơ quan phát hành trái phiếu.

- Trái phiếu vô danh là loại trái phiếu không ghi tên người mua trái phiếu trên chứng chỉ trái phiếu hoặc đăng ký tên tại cơ quan phát hành trái phiếu.

3/ Trái phiếu Chính phủ được phát hành dưới dạng chứng chỉ trái phiếu hoặc dưới dạng ghi sổ:

- Chứng chỉ trái phiếu do Bộ Tài chính [Cục Kho bạc Nhà nước] quy định mẫu và tổ chức in ấn thống nhất trong phạm vi cả nước bao gồm 2 loại:

+ Loại có tem lấy lãi theo định kỳ áp dụng cho các hình thức trái phiếu Chính phủ có quy định trả lãi định kỳ.

+ Loại không có tem lấy lãi áp dụng cho các hình thức trái phiếu Chính phủ không quy định trả lãi định kỳ [trả lãi một lần khi đến hạn thanh toán].

- Trái phiếu phát hành dưới dạng ghi sổ là hình thức phát hành mà tên của người mua trái phiếu được đăng ký tại cơ quan phát hành và người mua được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu trái phiếu.

4/ Trái phiếu Chính phủ có nhiều mệnh giá khác nhau, tuỳ theo từng đợt phát hành, được in sẵn trên chứng chỉ trái phiếu hoặc không in sẵn trên tờ trái phiếu nhưng được cơ quan phát hành ghi trên chứng chỉ trái phiếu [hoặc giấy chứng nhận sở hữu trái phiếu] theo nhu cầu của người mua trái phiếu.

5/ Trái phiếu Chính phủ được ghi thu và thanh toán bằng đồng Việt nam. Trường hợp mua trái phiếu bằng vàng hoặc ngoại tệ chuyển đổi sẽ được cơ quan phát hành trái phiếu thu vàng và ngoại tệ và thực hiện việc chuyển đổi sang đồng Việt nam để ghi thu và thanh toán. Việc quy đổi vàng và ngoại tệ sang đồng Việt nam tại thời điểm phát hành trái phiếu được thực hiện như sau:

- Đối với vàng: Tính theo giá mua vào của công ty vàng bạc đá quý quốc doanh trên địa bàn tỉnh, thành phố công bố tại thời điểm mua trái phiếu.

- Đối với ngoại tệ: tính theo tỷ giá mua ngoại tệ của Ngân hàng Ngoại thương hoặc Ngân hàng thương mại quốc doanh trên địa bàn tỉnh, thành phố công bố tại thời điểm mua trái phiếu.

Trường hợp số vàng, ngoại tệ mua trái phiếu khi quy đổi ra đồng Việt nam không khớp với mệnh giá trái phiếu thì cơ quan phát hành trái phiếu giải quyết như sau: Người mua trái phiếu nộp thêm phần tiền chênh lệch thiếu để mua trái phiếu ở mức có mệnh giá cao hơn hoặc được các cơ quan phát hành hoàn trả lại bằng đồng Việt nam phần chênh lệch thừa so với mệnh giá trái phiếu.

6/ Lãi suất trái phiếu Chính phủ:

- Lãi suất trái phiếu Chính phủ do Bộ Tài chính công bố theo từng đợt phát hành [sau khi đã thoả thuận với Ngân hàng Nhà nước Việt nam ] bảo đảm cho người mua trái phiếu được hưởng lãi suất thực cộng [+] với chỉ số trượt giá.

- Căn cứ để xác định mức lãi suất trái phiếu:

+ Tỷ lệ lạm phát và biến động giá cả theo từng thời kỳ do Tổng cục thống kê công bố.

+ Thời hạn của trái phiếu: Lãi suất trái phiếu có thời hạn dài được quy định cao hơn lãi suất có thời hạn ngắn.

+ Nhu cầu huy động vốn và khả năng huy động trái phiếu.

- Phương thức xác định mức lãi suất:

+ Lãi suất cố định áp dụng cho cả thời kỳ phát hành.

+ Lãi suất áp dụng từng năm trong thời hạn phát hành, tuỳ theo biến động của giá cả thị trường và mức lạm phát dự tính bình quân, nhu cầu vốn cần huy động của từng năm để xác định công bố lãi suất.

+ Lãi suất chỉ đạo để tổ chức đấu giá chọn lãi suất phát hành: là mức lãi suất đặt thầu tối đa cho các trái phiếu mà đơn vị tham gia đấu thầu có thể đặt thầu. Mức lãi suất chỉ đạo sẽ được Bộ Tài chính công bố trong thông báo đấu thầu.

7/ Đối tượng mua trái phiếu Chính phủ gồm:

- Người Việt nam ở trong nước, Kiều bào Việt nam ở nước ngoài; Người nước ngoài làm việc và sinh sống hợp pháp tại Việt nam [kể cả người nước ngoài đi du lịch và công tác ngắn ngày tại Việt nam ].

- Các doanh nghiệp Việt nam thuộc mọi lĩnh vực và thành phần kinh tế, kể cả các Ngân hàng thương mại, Tổ chức tín dụng, Công ty Tài chính, Công ty bảo hiểm, Quỹ bảo hiểm, Quỹ đầu tư . . .

- Các hội và đoàn thể quần chúng được dùng các loại quỹ hợp pháp của mình để mua trái phiếu Chính phủ.

- Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt nam và pháp lệnh Ngân hàng , phải có giấy đề nghị mua trái phiếu Chính phủ kèm theo bản sao giấy phép hoạt động kinh doanh gửi Bộ Tài chính [Cục Kho bạc Nhà nước] để xem xét, chấp thuận việc bán trái phiếu Chính phủ.

8/ Người mua trái phiếu Chính phủ được quyền lựa chọn các loại trái phiếu thích hợp với số lượng không hạn chế. Trái phiếu Chính phủ được tự do mua bán, chuyển nhượng, thừa kế, được dùng làm tài sản cầm cố, thế chấp trong các quan hệ tín dụng.

Việc chuyển nhượng quyền sở hữu đối với các loại trái phiếu ký danh được thực hiện tại Kho bạc Nhà nước nơi phát hành trái phiếu, không mất phí.

Không được dùng trái phiếu Chính phủ để thay thế tiền trong lưu thông và nộp thuế cho Nhà nước.

9/ Tổ chức in, phân phối và bảo quản trái phiếu Chính phủ:

- Bộ Tài chính [Cục Kho bạc Nhà nước] tổ chức in, bảo quản và phân phối trái phiếu Chính phủ cho các đơn vị Kho bạc Nhà nước hoặc các đại lý bán trái phiếu Chính phủ. Việc giao nhận, vận chuyển, bảo quản và quản lý trái phiếu Chính phủ được thực hiện như đối với tiền mặt và các ấn chỉ có giá trị.

'- Các đơn vị, cá nhân được giao nhiệm vụ phát hành, thanh toán và quản lý trái phiếu Chính phủ nếu làm mất hoặc hư hỏng tờ trái phiếu phải chịu trách nhiệm bồi thường vật chất theo chế độ hiện hành và bị xử lý kỷ luật tuỳ theo mức độ vi phạm.

- Chủ sở hữu trái phiếu có trách nhiệm bảo quản tờ trái phiếu như tiền.

+ Đối với trái phiếu vô danh: Nếu bị mất trái phiếu sẽ không được thanh toán.

+ Đối với trái phiếu ký danh bị mất, nếu người chủ sở hữu trái phiếu chứng minh được quyền sở hữu của mình và trái phiếu đó chưa bị lợi dụng thanh toán thì sẽ được Kho bạc Nhà nước thanh toán [cả gốc và lãi] khi đến hạn.

+ Trái phiếu bị rách nát, hư hỏng, sửa chữa, tấy xoá . . . sẽ không có giá trị thanh toán. Mọi hành vi làm trái phiếu giả đều bị xử lý theo Pháp luật.

+ Chủ sở hữu trái phiếu có thể gửi tờ trái phiếu tại Kho bạc Nhà nước hoặc Ngân hàng để bảo quản và phải nộp một khoản phí bảo quản theo quy định tại điểm 4, mục B, phần III tại Thông tư này.

II/ NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

A/ PHÁT HÀNH.

1/ Việc phát hành trái phiếu Chính phủ được tiến hành theo từng đợt; trước mỗi đợt phát hành tráiphiếu Chính phủ 7 ngày, Bộ Tài chính [Cục Kho bạc Nhà nước] sẽ thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng những nội dung có liên quan đến việc phát hành trái phiếu như: mức phát hành, thời hạn, lãi suất, mệnh giá, thời gian, địa điểm phát hành, quyền lợi của người mua trái phiếu và các quy định khác về phát hành và thanh toán gốc, lãi trái phiếu.

2/ Các Bộ, Ngành, UBND tỉnh, thành phố muốn phát hành trái phiếu công trình phải có các điều kiện và hồ sơ sau:

- Công trình đã được ghi trong kế hoạch đầu tư của Nhà nước.

- Có dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt: Bộ quản lý ngành [đối với chương trình Trung ương], UBND tỉnh, thành phố [đối với công trình địa phương].

- Có phương án phát hành trái phiếu được Bộ Tài chính phê duyệt, bảo đảm thu hồi vốn để hoàn trả nợ gốc và lãi theo đúng thời hạn quy định.

- Có đơn đề nghị Bộ Tài chính cho phép phát hành trái phiếu công trình theo mẫu quy định của Bộ Tài chính [Cục Kho bạc Nhà nước].

- Có chỉ định cơ quan chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng vốn và thu hồi vốn hoàn trả nợ được Bộ Tài chính đồng ý.

Các hồ sơ tài liệu trên gửi cho Bộ Tài chính [Cục Kho bạc Nhà nước] trước 45 ngày trước ngày dự kiến phát hành để xem xét và ra quyết định việc phát hành trái phiếu công trình.

3/ Phương thức phát hành trái phiếu Chính phủ:

3.1- Đối với tín phiếu Kho bạc:

  1. Bộ Tài chính thoả thuận với Ngân hàng Nhà nước Trung ương: tổng mức phát hành, thời hạn, lãi suất trần, thời điểm phát hành để tổ chức việc đấu thầu tín phiếu Kho bạc theo quy chế đấu thầu trái phiếu Chính phủ do Bộ Tài chính quy định. Các tổ chức trúng thầu được bán lại tín phiếu trực tiếp cho các đối tượng và được hưởng tỷ lệ chiết khấu theo quy định của thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
  1. Các đơn vị Kho bạc Nhà nước các tỉnh, thành phố, quận, huyện được trực tiếp tổ chức bán lẻ tín phiếu Kho bạc cho các đối tượng.

3.2- Đối với trái phiếu Kho bạc và trái phiếu công trình:

a]Phát hành trực tiếp qua hệ thống Kho bạc Nhà nước: Các đơn vị Kho bạc Nhà nước các tỉnh, thành phố, các quận, huyện trực tiếp tổ chức phát hành các loại trái phiếu Kho bạc và trái phiếu công trình cho các đối tượng mua trái phiếu theo quy định của Bộ Tài chính và hướng dẫn cụ thể của Cục Kho bạc Nhà nước.

  1. Phát hành thông qua các đại lý:

- Đại lý phát hành trái phiếu bao gồm: Các Ngân hàng thương mại, các công ty Tài chính , công ty bảo hiểm, Tổ chức tín dụng thuộc cấp tỉnh và cấp Trung ương quản lý. Các đại lý được hưởng một khoản hoa hồng do Bộ Tài chính quy định tại điểm 1, phần B, mục III của Thông tư này.

- Các đại lý bán trái phiếu phải có các điều kiện sau:

+ Có tư cách pháp nhân, có vốn hoạt động từ 5 tỷ đồng trở lên.

+ Là đơn vị kinh doanh có hiệu quả và có công tác quản lý Tài chính, tiền tệ tốt.

+ Có đơn đề nghị làm đại lý bán trái phiếu Chính phủ gửi cho Cục hoặc Chi Cục Kho bạc Nhà nước, phải nộp tiền ký Quỹ tại cơ quan Kho bạc Nhà nước nơi giao đại lý, mức tiền bằng 5% tổng giá trị trái phiếu nhận bán đại lý của mỗi đợt.

- Các Chi Cục Kho bạc Nhà nước được lựa chọn và ký hợp đồng với đơn vị đại lý phát hành trái phiếu Chính phủ theo hướng dẫn của Cục Kho bạc Nhà nước.

- Cuối mỗi ngày, đại lý bán trái phiếu Kho bạc và trái phiếu công trình phải chuyển tiền thu bán trái phiếu vào Kho bạc Nhà nước nơi ký hợp đồng đại lý. Cuối mỗi đợt phát hành, Kho bạc Nhà nước và cơ quan đại lý thực hiện thanh lý hợp đồng.

  1. Phát hành theo phương thức đấu thầu: Bộ Tài chính sẽ có văn bản quy định và hướng dẫn riêng.

B/ THANH TOÁN:

1/ Tiền gốc và lãi trái phiếu Chính phủ được thanh toán theo nguyên tắc sau:

  1. Tiền gốc trái phiếu được thanh toán một lần khi đến hạn.

- Trường hợp chủ sở hữu có khó khăn đặc biệt yêu cầu thanh toán trước hạn được Kho bạc Nhà nước xem xét giải quyết và không được hưởng lãi.

- Trường hợp đến hạn mà chủ sở hữu trái phiếu Chính phủ không đến thanh toán thì được hưởng lãi suất bằng lãi suất tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn của Ngân hàng ; hoặc tuỳ theo từng đợt phát hành, Bộ Tài chính có thể quy định việc chuyển số tiền gốc để mua loại trái phiếu Chính phủ mới đang phát hành kể từ ngày đến hạn thanh toán.

  1. Tiền lãi trái phiếu được tính toán theo các phương thức:

- Thanh toán ngay khi phát hành: Trái phiếu Chính phủ được thanh toán lãi ngay khi phát hành còn gọi là trái phiếu chiết khấu. Thay vì trả lãi khi đến hạn thanh toán, trái phiếu được bán thấp hơn mệnh giá tương đương với khoản lãi gộp được hưởng và được hoàn trả bằng mệnh giá khi đến hạn thanh toán.

- Thanh toán theo định kỳ: 6 tháng hoặc 12 tháng một lần tuỳ theo từng đợt phát hành.

- Thanh toán một lần khi đến hạn cùng với tiền gốc trái phiếu.

Nếu đến kỳ hạn thanh toán lãi mà chủ sở hữu trái phiếu chưa đến thanh toán thì số lãi đó được bảo lưu để hoàn trả khi chủ sở hữu trái phiếu có nhu cầu, không tính lãi nhập gốc.

Bộ Tài chính sẽ quy định cụ thể phương thức thanh toán tiền lãi trái phiếu cho từng đợt phát hành.

2/ Phương thức thanh toán trái phiếu Chính phủ thực hiện như sau:

  1. Đối với tín phiếu Kho bạc phát hành qua Ngân hàng Nhà nước: Bộ Tài chính [Cục Kho bạc Nhà nước] chuyển vốn cho Ngân hàng Nhà nước Trung ương để thanh toán tiền gốc và lãi tín phiếu Kho bạc đến hạn trực tiếp cho các chủ sở hữu tín phiếu.
  1. Đối với trái phiếu Kho bạc và tín phiếu Kho bạc do Kho bạc Nhà nước trực tiếp phát hành hoặc phát hành qua các đại lý được thanh toán tại các đơn vị Kho bạc Nhà nước. Riêng trái phiếu công trình được thanh toán tại các Kho bạc Nhà nước địa phương hoặc khu vực, nơi có phát hành trái phiếu.

3/ Chủ sở hữu trái phiếu có thể gửi đơn đề nghị yêu cầu thanh toán kèm theo tờ trái phiếu cho Kho bạc Nhà nước để chuyển toàn bộ số tiền gốc, lãi trái phiếu theo địa chỉ hoặc tài khoản do chủ sở hữu trái phiếu yêu cầu và phải nộp khoản lệ phí theo quy định tại điểm 5, mục B, phần III của Thông tư này được tính trừ vào số tiền trái phiếu được nhận.

4/ Trường hợp chủ sở hữu trái phiếu là Việt kiều, người nước ngoài muốn chuyển đổi tiền gốc, lãi trái phiếu từ đồng Việt nam sang ngoại tệ phải được thực hiện theo điều lệ quản lý ngoại hối của Việt nam và quy định về kinh doanh mua bán, chuyển đổi ngoại tệ của Ngân hàng .

III/ QUẢN LÝ NGUỒN THU VÀ CÁC CHI PHÍ PHÁT HÀNH,

THANH TOÁN TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ.

A/ QUẢN LÝ NGUỒN THU VÀ NGUỒN VỐN CHI TRẢ

TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ .

1/ Tất cả các khoản thu phát hành tín phiếu Kho bạc , trái phiếu Kho bạc được tập trung về Cục Kho bạc Nhà nước để ghi thu Ngân sách Trung ương .

2/ Đối với các khoản thu trái phiếu công trình [Trung ương và địa phương] được hạch toán vào tài khoản riêng tại Cục, Chi Cục Kho bạc Nhà nước quản lý, cấp phát vốn trực tiếp cho công trình theo chế độ quản lý, cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước.

3/ Nguồn vốn để chi trả trái phiếu:

- Đối với tín phiếu và trái phiếu Kho bạc, định kỳ Vụ Ngân sách Nhà nước làm thủ tục chuyển vốn Ngân sách Trung ương cho Cục Kho bạc Nhà nước để chuyển cho Ngân hàng Nhà nước Trung ương và các Chi Cục Kho bạc Nhà nước chi trả cho chủ sở hữu trái phiếu. Trường hợp đến hạn thanh toán, nếu vốn Ngân sách Trung ương chưa đủ đảm bảo, Kho bạc Nhà nước được ứng tồn ngân Quỹ để thanh toán theo chế độ tạm ứng cho Ngân sách Nhà nước theo chế độ quy định hiện hành.

- Đối với trái phiếu công trình: định kỳ chủ quản công trình phải chuyển nguồn thu khấu hao cơ bản, lợi tức còn lại sau khi đã nộp thuế theo Luật định và các nguồn vốn khác của công trình cho Kho bạc Nhà nước để thanh toán nợ gốc, lãi trái phiếu [Cục Kho bạc Nhà nước đối với các công trình Trung ương , Chi Cục Kho bạc Nhà nước đối với các công trình địa phương]; Trường hợp nguồn thu không đủ, Kho bạc Nhà nước thông báo cho vụ Ngân sách Nhà nước , Sở Tài chính Vật giá trích Ngân sách Trung ương hoặc Ngân sách địa phương để bảo lãnh thanh toán và hoàn trả khi công trình có nguồn thu.

B/ CÁC KHOẢN CHI PHÍ:

1/ Mọi chi phí về phát hành và thanh toán các loại tín phiếu, trái phiếu Kho bạc do Ngân sách Trung ương bảo đảm, bao gồm:

  1. Chi phí về in ấn trái phiếu và ấn chỉ: thanh toán theo hợp đồng với các cơ quan in ấn.
  1. Chi phí phát hành, thanh toán tín phiếu bằng 0,5% trên doanh số phát hành, trong đó hoa hồng cho đại lý bán bằng 0,25% trên tổng giá trị trái phiếu đã bán.

2/ Mọi chi phí phục vụ cho việc phát hành và thanh toán trái phiếu công trình do chủ công trình bảo đảm và được hạch toán vào giá thành công trình.

Nội dung và các định mức chi thực hiện như điểm 1/ nói trên.

3/ Các chi phí phát hành, thanh toán tín phiếu Kho bạc qua Ngân hàng Nhà nước được tính theo định mức như quy định tại điểm 1 b nói trên và được hạch toán trong chi nghiệp vụ của Ngân hàng và quyết toán với Ngân sách Nhà nước .

4/ Phí bảo quản, lưu giữ hộ trái phiếu Chính phủ do các chủ sở hữu trái phiếu trả bằng 0,1% giá trị trái phiếu trong cả kỳ hạn phát hành.

5/ Chi phí chuyển tiền thanh toán hộ cho chủ sở hữu trái phiếu bằng mức phí chuyển tiền qua bưu điện [nếu bằng tiền mặt] và phí thanh toán qua Ngân hàng [nếu bằng chuyển khoản.

6/ Các đơn vị Kho bạc Nhà nước, các đại lý phát hành trái phiếu Chính phủ có trách nhiệm quyết toán định kỳ hàng tháng, quý, năm và theo từng đợt phát hành, thanh toán trái phiếu Chính phủ với Bộ Tài chính [Cục Kho bạc Nhà nước]. Cục Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm tổng hợp quyết toán toàn bộ việc phát hành, thanh toán trái phiếu với Bộ Tài chính [Ngân sách Nhà nước ], cụ thể như sau:

- Số thu trái phiếu Chính phủ nộp Ngân sách Nhà nước, số thanh toán gốc, lãi trái phiếu, số Ngân sách Nhà nước đã thanh toán, số vốn tạm ứng qua Kho bạc Nhà nước, số vốn còn tạm ứng Kho bạc Nhà nước. Số vốn Ngân sách Nhà nước [Ngân sách Trung ương , Ngân sách địa phương] đã bảo lãnh thanh toán trái phiếu công trình; số tiền doanh nghiệp đã hoàn trả và số tiền còn phải hoàn trả Ngân sách Nhà nước .

- Toàn bộ số trái phiếu đã phát hành, số hư hỏng, rách nát, mất, số hiện còn, tình hình sử dụng các loại ấn chỉ.

IV/ TRÁCH NHIỆM, QUYỀN HẠN CỦA CÁC CƠ QUAN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN

VIỆC PHÁT HÀNH, THANH TOÁN TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ.

1/ Hệ thống Kho bạc Nhà nước có nhiệm vụ:

- Hàng năm cùng với vụ Ngân sách Nhà nước lập kế hoạch phát hành và thanh toán [gốc, lãi] trái phiếu Chính phủ để tổng hợp trong kế hoạch Ngân sách Nhà nước , trình Chính phủ và Quốc hội phê duyệt.

- Tổ chức in, bảo quản, chuyển giao trái phiếu cho các đơn vị được giao nhiệm vụ phát hành trái phiếu, bảo đảm an toàn tuyệt đối.

- Tổ chức bán, thanh toán trái phiếu Chính phủ, bảo đảm nhanh chóng, chính xác thuận lợi cho người mua theo đúng chế độ quy định hiện hành.

- Tổ chức hướng dẫn việc hạch toán kế toán nghiệp vụ, bảo quản và lưu giữ chứng từ về phát hành và thanh toán trái phiếu Chính phủ, bảo đảm an toàn tài sản của Nhà nước.

- Tập trung đầy đủ, kịp thời toàn bộ số tiền thu về bán trái phiếu Chính phủ vào Ngân sách Trung ương.

- Tập trung nguồn thu trái phiếu công trình để cấp phát trực tiếp cho các công trình theo chế độ quản lý, cấp phát vốn xây dựng cơ bản của Nhà nước.

- Phối hợp chặt chẽ với cơ quan Ngân hàng để kế hoạch hoá và điều hoà tiền mặt bảo đảm việc thanh toán trái phiếu đầy đủ, kịp thời, thuận lợi cho người sở hữu trái phiếu khi đến hạn.

- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và báo cáo tổng hợp sau khi kết thúc đợt phát hành và thanh toán trái phiếu Chính phủ.

2/ Ngân hàng Nhà nước Trung ương:

- Phối hợp với Bộ Tài chính tính toán xác định mức lãi suất của các loại trái phiếu Chính phủ;

- Phối hợp với Bộ Tài chính tổ chức việc phát hành, quản lý, thanh toán tín phiếu Kho bạc qua hệ thống Ngân hàng.

3/ Các Bộ, ngành, địa phương có dự án phát hành trái phiếu công trình:

- Lập kế hoạch phát hành trái phiếu công trình gửi Bộ Tài chính và Uỷ ban kế hoạch Nhà nước hàng năm .

- Phê duyệt Luận chứng Kinh tế - kỹ thuật các dự án đầu tư và đề án phát hành trái phiếu công trình, có văn bản đề nghị Bộ Tài chính xem xét, quyết định phát hành trái phiếu.

- UBND tỉnh, thành phố [Ngân sách địa phương] có trách nhiệm bảo lãnh thanh toán trái phiếu công trình địa phương.

- Phối hợp với Bộ Tài chính kiểm tra, giám sát việc phát hành, thanh toán trái phiếu, việc sử dụng vốn và thu hồi vốn đầu tư.

- Hàng năm lập báo cáo toàn bộ tình hình phát hành, thanh toán trái phiếu, về các công trình đầu tư bằng nguồn vốn phát hành trái phiếu gửi Bộ Tài chính để tổng hợp tình hình chung.

4/ Các đại lý:

- Làm nhiệm vụ đại lý phát hành các loại trái phiếu Chính phủ theo hợp đồng ký kết.

- Tổ chức quản lý, bảo quản trái phiếu chặt chẽ theo quy định của Bộ Tài chính.

- Được phép mua, bán các loại trái phiếu Chính phủ chưa đến hạn thanh toán theo giá thoả thuận với chủ sở hữu trái phiếu.

V/ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

- Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Những quy định trước đây trái với Thông tư này không còn hiệu lực thi hành.

- Bộ trưởng các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng các cơ quan trực thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài chính thi hành Thông tư này.

- Cục trưởng Cục Kho bạc Nhà nước, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan trực thuộc Bộ Tài chính , Giám đốc Sở Tài chính Vật giá các tỉnh, thành phố có nhiệm vụ hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định tại Thông tư này./.

Chủ Đề