Kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật là gì

Câu hỏi: Căn cứ để phân biệt các kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật gồm

A.Ánh sáng và nguồn cacbon

B.Nguồn năng lượng và khí CO2

C.Nguồn cacbon và nguồn năng lượng

D.Ánh sáng và nhiệt độ

Lời giải:

Đáp án đúng: C.Nguồn cacbon và nguồn năng lượng

Giải thích:

Dựa vào nhu cầu của vi sinh vật về nguồn năng lượng và nguồn cacbon, người ta phân chia các hình thức dinh dưỡng thành 4 dạng khác nhau. Đó là: quang dị dưỡng, quang tự dưỡng, hóa dị dưỡng, hóa tự dưỡng.

Kiến thức mở rộng:

1. Các loại môi trường nuôi cấy vi sinh vật

Trong phòng thí nghiệm, căn cứ vào nguồn gốc và thành phần của các chất dinh dưỡng, người ta phân chia môi trường nuôi cấy vi sinh vật thành 3 loại :

- Môi trường dùng chất tự nhiên : bao gồm các chất tự nhiên.Đây là loại môi trường chứa các chất hữu cơ khác nhau không biết rõ thành phần hóa học vì vậy còn được gọi là môi trường không xác định về mặt hóa học. Môi trường tự nhiên chứa dịch chiết thịt bò, hoặc dịch chiết nấm men. Ví dụ : cao thịt bò, cao nấm men...

- Môi trường tổng hợp : gồm các chất đã biết rõ thành phần hóa học và số lượng.Đây là loại môi trường biết rõ về các thành hóa học nên còn được gọi là môi trường xác định. Môi trường chứa các dung dịch pha loãng của hóa chất tinh khiết, không có nấm men, động vật hoặc mô thực vật, thường được sử dụng cho các mục đích nghiên cứu hơn là sản xuất. Ví dụ: môi trường chứa glucôzơ và các axit amin đã biết rõ hàm lượng, thành phần.

- Môi trường bán tổng hợp : gồm các chất tự nhiên và các chất hóa học. Ví dụ : môi trường chứa pepton, cao thịt và một hàm lượng axit amin, glucôzơ nhất định.

2. Các kiểu dinh dưỡng

Dựa vào nhu cầu của vi sinh vật về nguồn năng lượng và nguồn cacbon, người ta phân chia các hình thức dinh dưỡng thành 4 dạng khác nhau:

-Kiểu dinh dưỡng quang dị dưỡng là phương thức dinh dưỡng dùng nguồn cacbon chủ yếu là chất hữu cơ, nguồn năng lượng là ánh sáng. Ví dụ như: Vi khuẩn tía, vi khuẩn lục không chứa lưu huỳnh

-Kiểu dinh dưỡng quang tự dưỡng là phương thức tự dưỡng dùng nguồn Cacbon chủ yếu là Cacbonic và nguồn năng lượng là ánh sáng. Ví dụ: Tảo, vi khuẩn lam, vi khuẩn lưu huỳnh màu tía, màu lục....

-Kiểu dinh dưỡng hóa dị dưỡng là phương thức dinh dưỡng sử dụng nguồn cacbon chủ yếu là chất hữu cơ, nguồn năng lượng cũng là chất hữu cơ. Ví dụ như: Vi sinh vật lên men, hoại sinh

-Kiểu dinh dưỡng hóa tự dưỡng là phương thức dinh dưỡng dùng nguồn Cacbon chủ yếu là CO2, nguồn năng lượng từ chất vô cơ laH2,H2S,NH4-,NO2-,Fe2+,...,năng lượng sinh ra trong quá trình oxi hóa các hợp chất vô cơ trên Ví dụ: Vi khuẩn nitrat hoá, vi khuẩn ôxi hoá lưu huỳnh, vi khuẩn hiđrô

Các kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật được Top lời giải tóm tắt ở bảng sau:

Kiểu dinh dưỡng

Nguồn năng lượng

Nguồn cacbon chủ yếu

Các đại diện

Quang tự dưỡng Ánh sáng Khí cacbônic Vi khuẩn lam, tảo đơn bào, vi khuẩn lưu huỳnh màu lục và màu tía...
Hóa tự dưỡng Chất vô cơ Khí cacbônic Vi khuẩn nitrat hóa, vi khuẩn ôxi hóa hiđrô, ôxi hóa lưu huỳnh...
Quang dị dưỡng Ánh sáng Chất hữu cơ Vi khuẩn không chứa lưu huỳnh màu lục và màu tía...
Hóa dị dưỡng Chất hữu cơ Chất hữu cơ Nấm, động vật nguyên sinh, phần lớn vi khuẩn không quang hợp...

Một chủng tụ cầu vàng [Staphylococcus aureus] được cấy trên 3 loại môi trường sau:

- Môi trường A: nước, muối khoáng và nước thịt [có nhân tố sinh trưởng].
- Môi trường B: nước, muối khoáng glucôzơ và tiamin [vitamin B1].

- Môi trường C: nước, muối khoáng, glucôzơ.

Sau khi nuôi ở tủ ấm 37℃ một thời gian, môi trường A và môi trường B trở nên đục, khi môi trường C vẫn trong suốt.

Cho các kết luận sau:

[1] Môi trường A là môi trường bán tổng hợp, môi trường B,C là môi trường tổng hợp

[2] Vi khuẩn tụ cầu vàng cần có vitamin B1 và muối khoáng để phát triển, do vậy môi trường B là môi trường phù hợp với tụ cầu vàng.

[3] Ở môi trường A có nước thịt, tụ cầu vàng có thể phân giải nước thịt để lấy các chất cần thiết nên cũng có thể sinh trưởng.

[4] Ở môi trường C, chủng tụ cầu vàng này không thể tự tổng hợp tiamin nên chúng không phát triển, vì vậy chủng tụ cầu vàng này thuộc nhóm VSV khuyết dưỡng.

  Có mấy kết luận đúng?

I. KHÁI NIỆM VI SINH VẬT

- Vi sinh vật là những sinh vật nhỏ bé, gồm nhiều nhóm phân loại khác nhau, vi sinh vật hấp thụ và chuyển hóa vật chất nhanh, sinh trưởng mạnh.

II. MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC KIỂU DINH DƯỠNG

1. Các loại môi trường cơ bản

- Môi trường tự nhiên: Vi sinh vật có ở khắp nơi, trong môi trường có điều kiện sinh thái đa dạng.

- Môi trường phòng thí nghiệm:

+ Môi trường dùng chất tự nhiên.

+ Môi trường tổng hợp gồm các chất đã biết thành phần hóa học và số lượng.

+ Môi trường bán tổng hợp gồm chất tự nhiên và chất hóa học.

2. Các kiểu dinh dưỡng

Dựa vào nhu cầu về nguồn năng lượng và nguồn cacbon, có 4 hình thức dinh dưỡng ở vi sinh vật:

a] Quang tự dưỡng

- Nguồn năng lượng: Ánh sáng.

- Nguồn cacbon chủ yếu: CO2.

- Nhóm đại diện: Vi khuẩn lam, tảo đơn bào, vi khuẩn lưu huỳnh màu tía và màu lục…

b] Hóa tự dưỡng

- Nguồn năng lượng: Chất vô cơ.

- Nguồn cacbon chủ yếu: CO2.

- Nhóm đại diện: Vi khuẩn nitrat hóa, vi khuẩn ôxi hóa hiđrô, ôxi hóa lưu huỳnh…

c] Quang dị dưỡng

- Nguồn năng lượng: Ánh sáng.

- Nguồn cacbon chủ yếu: Chất hữu cơ.

- Nhóm đại diện: Vi khuẩn không chứa lưu huỳnh màu lục và màu tía…

d] Hóa dị dưỡng

- Nguồn năng lượng: Chất hữu cơ.

- Nguồn cacbon chủ yếu: Chất hữu cơ.

- Nhóm đại diện: Nấm, động vật nguyên sinh, phần lớn vi khuẩn không quang hợp…

III. HÔ HẤP VÀ LÊN MEN

1. Hô hấp

- Hô hấp là một hình thức hóa dị dưỡng các hợp chất cacbohiđrat.

a] Hô hấp hiếu khí

- Khái niệm: Là quá trình ôxi hóa các phân tử hữu cơ.

- Chất nhận electron cuối cùng: Ôxi phân tử.

+ Ở sinh vật nhân thực, chuỗi truyền electron ở màng trong ti thể.

+ Ở sinh vật nhân sơ, diễn ra ngay trên màng sinh chất.

- Sản phẩm tạo thành: CO2, H2O, năng lượng.

b] Hô hấp kị khí

- Khái niệm: Quá trình phân giải cacbohiđrat để thu năng lượng cho tế bào.

- Chất nhận electron cuối cùng: Phân tử hữu cơ NO3, SO4.

- Sản phẩm tạo thành: năng lượng.

2. Lên men

- Lên men là quá trình chuyển hóa kị khí diễn ra trong tế bào chất.

- Chất cho electron và chất nhận electron là các phân tử hữu cơ.

- Sản phẩm tạo thành: sữa chua, rượu, dấm…

Chủ Đề