Khi mới thành lập đoàn có tên là gì năm 2024

Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh được thành lập vào ngày 26/3/1931 và trải qua 6 lần đổi tên với 7 tên gọi.

Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

Vào Mùa xuân năm 1931 từ ngày 20/3 - 26/3, tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 2. Tại hội nghị Trung ương Đảng đã bàn về công tác thanh niên và đi đến những quyết định mang ý nghĩa đặc biệt, như các cấp ủy Đảng từ Trung ương đến địa phương phải tiến hành cử ngay các ủy viên của Đảng phụ trách công tác của Đoàn. Đứng trước sự phát triển mạnh mẽ của Đoàn trên cả 3 miền Bắc, Trung, Nam. Nước ta bắt đầu xuất hiện nhiều tổ chức Đoàn cơ sở với quy mô khoảng 1.500 đoàn viên tại một số địa phương dần hình thành các tổ chức Đoàn từ xã cho đến huyện.

ảnh: dngcustoms

Nhờ sự phát triển lớn mạnh của Đoàn mà phong trào thanh niên nước ta đã được đáp ứng kịp thời. Đó là những cuộc vận động khách quan phù hợp với cách mạng ở nước ta. Qua đó đã phản ánh công lao to lớn của Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh người cha già đáng kính và là Người đã sáng lập và rèn luyện tổ chức Đoàn.

Được Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng và Bác Hồ cho phép, xét theo đề nghị từ Trung ương Đoàn thanh niên Lao động Việt Nam, Đại hội toàn quốc lần thứ 3 bắt đầu từ ngày 22/3 - 25/3/1961 đã quyết định lấy ngày 26/3/1931 [một ngày trong thời gian cuối Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ] làm ngày thành lập Đoàn hàng năm. Từ đó ngày 26/3 trở thành Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

Các lần đổi tên của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

Từ ngày 26/3/1931 đến nay, để phù hợp với những yêu cầu nhiệm vụ của từng thời kỳ cách mạng nước ta mà Đoàn đã đổi trải qua 6 lần đổi tên với 7 tên gọi:

Ngay trong Hội nghị hợp nhất thành lập Đảng tháng 2 năm 1930 công tác vận động thanh niên đã được đồng chí Nguyễn Ái Quốc và các đại biểu quan tâm. Vấn đề Đoàn thanh niên cộng sản đã được khẳng định trong cương lĩnh đầu tiên của Đảng.

Tháng 10/1930 trước những yêu cầu của cách mạng, Hội nghị trung ương Đảng lần thứ nhất đã ra nghị quyết quan trọng về công tác thanh niên, trong đó nêu bật: “Đảng phải thi hành ngay án nghị quyết của Quốc tế thanh niên cộng sản, phái ra một số đồng chí trẻ tuổi phụ trách tổ chức thanh niên cộng sản Đoàn và giúp cho Đoàn có tính chất độc lập...

Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ hai dưới sự chủ trì của đồng chí Trần Phú đã diễn ra tại Sài Gòn từ ngày 20 đến 26.3.1931 đã dành một thời gian quan trọng để bàn về công tác thanh niên và xây dựng tổ chức Đoàn. Hội nghị đã đề ra nhiệm vụ: “Cần kíp tổ chức ra thanh niên cộng sản Đoàn”.

Trước những đóng góp to lớn của Đoàn viên thanh niên và sự lớn mạnh của Đoàn trong cao trào cách mạng thời kỳ 1930 - 1931 Đoàn thanh niên Đông Dương được Ban chấp hành Quốc tế thanh niên cộng sản công nhận là một bộ phận của Quốc tế thanh niên cộng sản. Sau này Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ 3 [3.1961] đã quyết định lấy ngày 26.3 hàng năm làm kỷ niệm thành lập Đoàn [26.3.1931 là ngày cuối cùng của Hội nghị Trung ương Đảng lần 2 đã dành thời gian để bàn và quyết định nhiều nội dung quan trọng về tổ chức đoàn và phong trào thanh niên].

Kể từ khi thành lập đến nay trải qua hơn 70 năm xây dựng và trưởng thành, dưới ngọn cờ vẻ vang của Đảng và Bác Hồ vĩ đại, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh đã trải qua 6 lần đổi tên với 7 tên gọi:

1931 - 1936: Đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương

1936 - 1939: Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông Dương

1939 - 1941: Đoàn Thanh niên Phản đế Việt Nam

1941 - 1956: Đoàn Thanh niên Cứu quốc Việt Nam

1956 - 1970: Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam

1970 - 1976: Đoàn Thanh niên Lao động Hồ Chí Minh

1976 đến nay: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Tháng 3 năm 1937 Đảng quyết định tổ chức ra “Đông Dương Phản đế Đoàn” để thay cho “Đông Dương Cộng sản Đoàn”. Tháng 9. 1937 Đảng nhấn mạnh phải ra sức tổ chức các hội quần chúng phổ thông của thanh niên để thu phục quảng đại quần chúng thành một mặt trận thống nhất thanh niên. Tháng 3. 1938 Đảng quyết định tổ chức “Thanh niên tân tiến Hội”, để giúp Đảng vận động các tầng lớp thanh niên phù hợp với hoàn cảnh, trình độ, tâm lý của họ để có khẩu hiệu và hình thức tổ chức thích hợp.

Trong thời kỳ 1936 - 1939 Đoàn thanh niên có nhiều tên gọi khác nhau song đều nhằm mục đích đấu tranh đòi các quyền dân sinh dân chủ, vì vậy thường được gọi tên chung là Đoàn thanh niên dân chủ.

Theo chủ trương của Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 6 [tháng 11. 1939] Đoàn Thanh niên Phản đế Đông Dương tiếp nối sự nghiệp vẻ vang của các tổ chức Thanh niên cộng sản và Thanh niên Dân chủ Đông Dương trước đây.

Để tập hợp và động viên các tầng lớp nhân dân đứng lên đuổi phát xít Pháp - Nhật, Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 họp tại Pác Bó [tháng 5.1941] đã quyết định thành lập Việt Nam độc lập đồng minh và các Hội Cứu quốc trong đó có Đoàn Thanh niên Cứu quốc Việt Nam. Đoàn Thanh niên Cứu quốc Việt Nam tiếp nối sự nghiệp của các tổ chức thanh niên do Đảng và Bác Hồ sáng lập, lãnh đạo trước đó.

Ngày 19. 10. 1955 Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra nghị quyết đổi tên Đoàn Thanh niên Cứu Quốc Việt Nam thành Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam.

Sau khi Bác Hồ qua đời, thể theo nguyện vọng của tuổi trẻ Việt Nam, nhân dịp kỷ niệm lần thứ 40 ngày thành lập Đảng [3.2.1930 - 3.2.1970] Ban chấp hành Trung ương Đảng ra nghị quyết cho Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên và Đội nhi đồng được mang tên Bác kính yêu. Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam được đổi tên thành Đoàn Thanh niên Lao động Hồ Chí Minh. Kỷ niệm lần thứ 39 ngày truyền thống vẻ vang của Đoàn [26.3.1970] Ban chấp hành Trung ương Đoàn tổ chức trọng thể lễ đón nhận nghị quyết của Ban chấp hành Trưng ương Đảng cho tổ chức Đoàn và tổ chức Đội được mang tên Bác.

Tháng 12 năm 1976 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng đã quyết định đổi tên Đoàn Thanh niên Lao động Hồ Chí Minh thành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Phương hướng hoạt động trong thời gian tới

Một là, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam cần tăng cường hơn nữa việc giáo dục hoài bão, lý tưởng và ý chí cách mạng cho thanh niên. Đó là hoài bão và lý tưởng xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam; về một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; là ý chí vươn lên ngang tầm thời đại, sánh vai với các cường quốc năm châu trên thế giới.

Hai là, Đoàn phải hướng dẫn cho thanh niên có ý thức rèn đức, luyện tài, đi vào khoa học công nghệ; đẩy mạnh phong trào học tập văn hóa, rèn luyện tay nghề, nâng cao trình độ nghiệp vụ công tác. Chỉ có làm giàu tri thức của mình bằng tri thức của nhân loại và luôn luôn sáng tạo, thanh niên mới thật sự trở thành người chủ của dân tộc.

Ba là, trong thời kỳ mới, thanh niên phải có bản lĩnh chính trị, có trí tuệ cao và biết giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Đoàn thanh niên cần bồi dưỡng cho thanh niên ý chí độc lập, tự cường, tự hào với truyền thống cách mạng vẻ vang của dân tộc, động viên thanh niên hăng hái phấn đấu để góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước của hai thập kỷ đầu thế kỷ XXI Trích Bài Phát biểu của Uỷ viên Thường vụ Thường trực Bộ Chính trị Phạm Thế Duyệt tại Lễ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Đoàn TNCS HCM ngày 25/3/20001.

Thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ muôn vàn kính yêu: "Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết", Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng công tác thanh niên, coi đó là trách nhiệm thiết thân của Đảng và của dân tộc. Trong lời kêu gọi, Uỷ viên Thường vụ Thường trực Bộ Chính trị Phạm Thế Duyệt đã kêu gọi các cấp ủy đảng, chính quyền và toàn thể nhân dân hãy dành cho tuổi trẻ sự quan tâm sâu sắc, tạo những điều kiện thuận lợi để tổ chức đoàn và mỗi cán bộ, đoàn viên, thanh niên phát huy hết tiềm năng của mình, góp sức vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Chủ Đề