Kháng thuốc ARV có biểu hiện gì

Kháng thuốc ARV

Nếu bạn quên uống vài liều thuốc ARV, nồng độ các thuốc này trong máu sẽ giảm, khiến cho virus HIV hoạt động trở lại, tăng tốc độ sinh sản của chúng trong máu. HIV thường mắc những lỗi nhỏ trong quá trình nhân bản. Các lỗi này, hay chính xác hơn là các đột biến gen, có thể khiến cho virus HIV trở nên kháng với một hay vài loại thuốc đang có trong máu, những đột biến này được gọi là “những đột biến kháng thuốc”. Bởi vậy, bỏ liều đồng nghĩa với việc trao cho HIV cơ hội phát triển khả năng đột biến kháng thuốc, khiến cho một hay nhiều loại thuốc bạn đang dùng trở nên vô tác dụng. Bạn càng quên nhiều liều, khả năng này càng dễ xảy ra. 

Khi virus HIV kháng thuốc, đầu tiên bạn sẽ thấy kết quả xét nghiệm đo tải lượng virus tăng cao đột ngột. Bác sĩ sẽ xét nghiệm lại cho bạn để chắc chắn rằng lần tăng đó có phải là tăng thực sự hay chỉ là một đợt tăng ngẫu nhiên qua các lần xét nghiệm, vốn là biểu hiện bình thường. Nếu tải lượng virus có xu hướng tiếp tục tăng, bác sĩ sẽ đề nghị bạn làm xét nghiệm kháng thuốc trước khi đề xuất thay đổi các loại thuốc đang sử dụng để chắc chắn rằng HIV không thể kháng loại thuốc nào bạn chuẩn bị dùng. 

Kháng thuốc với một loại ARV có thể ảnh hưởng tới những loại thuốc khác cùng nhóm, thậm chí khi bạn chưa bao giờ sử dụng. Khái niệm này gọi là kháng chéo giữa các thuốc cùng nhóm. Ví dụ như khi bạn kháng thuốc NNRTI efavirenz, đồng nghĩa với việc bạn kháng tất cả những thuốc khác cùng nhóm như Nevirapine. Trong trường hợp này, toàn bộ các thuốc nhóm NNRTI đã trở nên không còn tác dụng với bạn, và bác sĩ sẽ khuyên bạn đổi sang phác đồ điều trị mới, chỉ dùng các loại thuốc ở các nhóm khác. 

Ta sẽ nói nhiều hơn về việc đổi các loại thuốc ARV trong phần “Đổi phác đồ điều trị”

Ngay cả khi bạn không bỏ lỡ liều nào, luôn dùng thuốc đủ và đúng giờ, khả năng kháng thuốc vẫn xảy ra nhưng với tỷ lệ thấp hơn rất nhiều. Do vậy, trên thực tế, nhiều người vẫn duy trì phác đồ ARV đầu tiên mà họ dùng trong suốt nhiều năm mà không cần đổi phác đồ điều trị. 

Kháng nhiều loại thuốc

Việc kháng nhiều loại thuốc ARV xảy ra khi HIV trong bạn có khả năng đề kháng với hai hay nhiều nhóm thuốc khác nhau. Đây là vấn đề đáng lo ngại bởi lúc này những loại thuốc ARV có hiệu quả với người này còn lại rất ít. 

Nếu cứ tuân thủ điều trị kém, bạn đánh mất dần cơ hội được lựa chọn thuốc ARV cho điều trị, hãy tưởng tượng các thuốc ARV là món tiền để dành và việc sử dụng hoang phí nó sẽ khiến bạn nhanh chóng “sạch túi” và không còn tiền để xài. Chủng HIV kháng thuốc có xu hướng yếu hơn các chủng hoang dại [không kháng thuốc] vì các đột biến kháng thuốc có thể đồng thời ảnh hưởng đến cấu trúc, khả năng tấn công CD4 và khả năng sinh sản của chúng. Tuy nhiên, bạn cần hiểu rằng, dù suy yếu đi, chủng HIV kháng thuốc này vẫn có thể chiến thắng hệ miễn dịch của bạn trong cuộc đối đầu về tốc độ, và lúc ấy, bạn không còn có thể tìm kiếm sự giúp đỡ từ ARV như trước đây. Do vậy, tuân thủ điều trị ARV là một việc làm vô cùng quan trọng.

Chữa trị cho người đã kháng tới hai hay nhiều hơn các nhóm thuốc ARV được gọi là liệu pháp cứu hộ sau cùng. Liệu pháp này thường bao gồm sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau, cả loại mà người có HIV đã kháng một phần, kết hợp với những loại thuốc mới, như thuốc ức chế virus xâm nhập hay thuốc ức chế integrase. 

Bạn có thể tìm hiểu thêm về liệu pháp cứu hộ trong phần “Đổi phác đồ điều trị”.

Ngành khoa học đang không ngừng nghiên cứu để phát triển các loại thuốc mới trong nhóm thuốc cũ [cùng cơ chế tác dụng] hay tìm ra các thuốc có cơ chế tác dụng mới và không bị kháng chéo với các thuốc trước đây, nhằm giúp điều trị cho những đối tượng đã kháng hầu hết các thuốc ARV hiện hành. 

Bạn có thể đọc thêm về những loại thuốc mới được nghiên cứu trong phần “Tương lai của điều trị HIV”

Lây nhiễm với HIV kháng thuốc 

Nếu như HIV trong cơ thể bạn đã kháng thuốc, và lây nhiễm sang người khác, họ sẽ bị nhiễm luôn tình trạng kháng thuốc này cho dù họ chưa bao giờ dùng bất cứ loại thuốc ARV nào, người ta gọi đây là “kháng thuốc tiên phát” nhằm phân biệt với”kháng thuốc thứ phát” xảy ra sau khi điều trị ARV. 

Điều này nghĩa là ngay cả trước khi bắt đầu điều trị, lựa chọn ARV của họ đã rất hạn chế. Hạn chế đến mức nào còn phụ thuộc vào việc chủng HIV mà họ nhiễm đã kháng những loại thuốc ARV nào.

Tình huống tương tự là khi hai người nhiễm HIV, điều trị phác đồ khác nhau và lây nhiễm cho nhau qua các tiếp xúc nguy cơ, khi đó, họ san sẻ cho nhau những đột biến kháng thuốc và có thể làm tăng nguy cơ kháng thuốc ở cả hai, tình huống này còn được gọi là “kháng chéo” trong lây nhiễm HIV.

Để đánh giá tình trạng kháng thuốc ARV, bác sĩ sẽ làm xét nghiệm kháng thuốc. Xét nghiệm này luôn cần thực hiện trước khi bắt đầu điều trị, hay khi cần thay đổi phác đồ điều trị. Xét nghiệm kháng thuốc là xét nghiệm phân tích biểu đồ gen của virus HIV trong cơ thể bạn, với những phân tích về các đoạn gen đột biến, người ta có thể tiên đoán virus HIV trong cơ thể bạn đã kháng với loại ARV nào và kháng ở mức độ nào dựa trên tỷ lệ xuất hiện của đột biến đó.

BS Nguyễn Chí Thanh, Phó Giám đốc CDC Hà Tĩnh cảm ơn sự quan tâm của bà Shoko Matsumoto, chuyên gia Trung tâm Quốc gia về y tế và sức khỏe toàn cầu, với ngành y tế Hà Tĩnh, đặc biệt là với người nhiễm HIV. Đồng thời, Phó Giám đốc CDC Hà Tĩnh đề nghị các khoa có liên quan sớm hoàn thành văn bản để trình cấp trên theo đúng quy định

Hà Tĩnh là tỉnh đầu tiên tại miền Trung được hưởng lợi từ dự án. Theo đó, sẽ có 100 bệnh nhân HIV được nghiên cứu kháng thuốc ARV. Tiêu chí lựa chọn để nghiên cứu kháng thuốc ARV: 50 bệnh nhân nhiễm HIV trên 16 tuổi, đang điều trị ARV, có kết quả xét nghiệm tải lượng vi rút dưới ngưỡng [20, 50 hoặc 75]. 50 bệnh nhân trên 16 tuổi, mới được chẩn đoán dương tính HIV, chưa tầng điều trị ARV.

Các đại biểu tham dự buổi làm việc

Qua tiêu chí lựa chọn, bệnh nhân HIV sẽ được thiết lập hệ thống giám sát, làm xét nghiệm đo tải lượng vi rút và xét nghiệm gen kháng thuốc ARV. Đồng thời, bệnh nhân HIV sẽ được theo dõi kháng thuốc ARV trước và sau điều trị.

Việc nghiên cứu kháng thuốc ARV sẽ phản ánh được công tác dự phòng HIV kháng thuốc, đồng thời đưa ra các cảnh cáo về nguy cơ xuất hiện HIV kháng thuốc, giúp cho các bác sỹ lâm sàng có phương pháp hiệu quả điều trị ARV.

Thanh Loan

Hỏi: Dạ, cho tôi xin hỏi: - Đang uống thuốc ARV nhưng uống không đều, thường xuyên bỏ có tác hại hay ảnh hưởng gì không? - Trẻ em [12 tuổi] cha mẹ không còn. Ở với ông Nội. Ông này có trách nhiệm nhận thuốc về cho em uống. Nhưng do em bỏ nhà đi, ông nội thừa nhận, em uống không đều và không còn trách nhiệm quan tâm đến em nữa. Vậy việc em có HIV lại uống thuốc ARV không đều lang thang trong cộng đồng có ảnh hưởng hay gây nguy hiểm gì cho cộng đồng không? Ai, đơn vị nào chịu trách nhiệm khi để một trẻ có HIV, không tuân thủ phác đồ điều trị lang thang trong cộng đồng? - Ở góc độ y tế, trong trường này, giải quyết như thế nào? Mong được trả lời đầy đủ. Trân trọng cám ơn!

Trả lời:  [Khoa Phòng chống HIV/AIDS, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hồ Chí Minh]

Việc người nhiễm HIV uống thuốc ARV không đều sẽ có tác hại to lớn:

+ Đối với người bệnh: Do người uống không đều, thường xuyên bỏ nồng độ thuốc không ức chế được virus nên hệ miễn dịch của bệnh nhân sẽ suy giảm, dẫn đến nhiễm trùng cơ hội từ nhẹ đến nặng, có thể tử vong

+ Đối với cộng đồng: do cá nhân không tuân thủ sẽ sinh ra chủng HIV kháng thuốc, và BN có khả năng lây nhiễm cho nhiều người khác trong cộng đồng

Người nhiễm trên lại là trẻ em nên rất cần được sự quan tâm của gia đình và toàn xã hội. 

Gia đình có thể gửi đơn trình bày đến chính quyền địa phương, hội đoàn thể và nhất là ngành thương binh và xã hội địa phương để có cách hỗ trợ cụ thể về giải pháp xã hội toàn diện hầu giúp trẻ tuân thủ uống thuốc ARV

Thuốc ARV từ lâu đã trở thành phương pháp điều trị HIV phổ biến trên toàn thế giới. Việt Nam cũng là một trong những nước có kết quả điều trị rất khả quan kể từ những ca bệnh đầu tiên. Bên cạnh những công dụng “thần kì” được nói đến, người nhiễm HIV vẫn có thể gặp những tác dụng phụ của thuốc ARV gây ra trong quá trình điều trị. Bài viết sau đây sẽ mang đến thông tin hữu ích cho bạn.

Thuốc ARV là gì?

Thuốc ARV hay còn gọi là thuốc kháng virus HIV. Với nguyên lý hoạt động là cản trở sự lây lan của virus HIV giữa các tế bào. Thuốc ARV có thể giúp làm chậm quá trình phát triển từ HIV sang AIDS. Tuy nhiên, thuốc ARV không có tác dụng chữa khỏi HIV hoàn toàn. Đồng thời, người nhiễm HIV vẫn có khả năng lây bệnh cho người khác. Mục tiêu điều trị thuốc ARV:

  • Kiểm soát sự bùng phát, lan rộng của virus HIV trong cơ thể người nhiễm bệnh.
  • Bổ trợ cho hệ miễn dịch của người bệnh.
  • Hạn chế tối đa sự chuyển biến tiêu cực của bệnh.
  • Tránh được phần lớn những tác dụng phụ của thuốc ARV.

Phân loại thuốc ARV

Thuốc ARV được chia ra thành nhiều nhóm, mỗi một nhóm có tác dụng can thiệp vào mỗi giai đoạn khác nhau trong quá trình phát triển của virus trong cơ thể người bệnh. Thuốc ARV làm ức chế men sao chép ngược, can thiệp vào quá trình tạo DNA từ RNA virus và nhờ đó hạn chế tế bào bị nhiễm HIV. Mỗi loại thuốc hoặc mỗi cá nhân nhiễm bệnh sẽ gặp phải những tác dụng phụ của thuốc ARV khác nhau.

Hiện nay ở Việt Nam phổ biến 3 nhóm thuốc chính:

  • Quá trình sao chép ngược Nucleoside và Nucleotide  bị ức chế bởi NRTI
  • NNRTI có khả năng tạo sức ép trong quá trình men sao chép ngược không phải là nucleoside.
  • Protease [PI] có khả năng tác động vào giai đoạn cuối chu kì sống của virus, lúc này virus sinh ra sẽ không hoạt động và gây nhiễm cho tế bào mới trong cơ thể.

Thuốc ARV “thần kỳ” như thế nào?

Căn bệnh thế kỷ HIV vốn không có thuốc chữa. Nhưng sự ra đời của thuốc ARV đem đến niềm hy vọng cho hàng triệu người trên thế giới.

Thuốc ARV hoạt động dựa trên nguyên lý tác động vào quá trình di chuyển của virus HIV trong cơ thể người. Chính xác hơn là hỗ trợ cơ thể người bệnh chống lại với căn bệnh nguy hiểm này, tránh khả năng nhiễm trùng cơ hội. Người bệnh và gia đình có thể bớt đi được phần nào gánh nặng về kinh tế trong việc thuốc men và nằm viện.

Điều đặc biệt là người mẹ nhiễm HIV vẫn có thể mang thai nếu sử dụng thuốc ARV theo chỉ định của bác sĩ với tỷ lệ lây nhiễm rất thấp. Trên thực tế, đã có nhiều đứa trẻ sinh ra khỏe mạnh bình thường, không hề bị lây nhiễm HIV từ mẹ. 

Xem thêm: THUỐC ARV CÓ TÁC DỤNG GÌ – THÔNG TIN MỚI NHẤT 2022

Lời khuyên của chuyên gia về việc điều trị bằng thuốc ARV

Điều trị bằng thuốc ARV là một quá trình dài, người nhiễm HIV phải điều trị lâu dài để duy trì sự sống. Đồng thời ngăn cản được diễn biến phức tạp của bệnh. Tuy nhiên, trong quá trình điều trị người bệnh gặp rất nhiều tác dụng phụ của thuốc ARV gây nê. Vì vậy việc tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ là rất quan trọng. Cụ thể là:

    • Người nhiễm HIV nên tìm hiểu và điều trị từ sớm để có kết quả tốt nhất. Hạn chế được việc tình trạng bệnh chuyển biến phức tạp và có thể lây lan cho những người xung quanh.
    • Trong quá trình điều trị bằng thuốc ARV, người nhiễm HIV vẫn có thể lây nhiễm cho người khác. Vì vậy, cần có những biệt pháp phù hợp để phòng tránh lây nhiễm.
  • Những tác dụng phụ của thuốc ARV hầu hết là những biểu hiện thông thường. Nó chỉ xuất hiện trong một khoảng thời gian nhất định. 
  • Không tự ý mang thai khi không được sự theo sát của bác sĩ điều trị.

Tác dụng phụ của thuốc ARV và làm thế nào để khắc phục?

Trong quá trình điều trị, người bệnh có thể gặp các tác dụng phụ của thuốc ARV như buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, đau đầu, nổi mẩn ngứa… Cách khắc phục như sau:

  • Đối với triệu chứng buồn nôn, người bệnh nên dùng thuốc trong bữa ăn.
  • Đối với triệu chứng tiêu chảy: Trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh bị tiêu chảy cần xem xét mức độ tiêu chảy như thế nào. Sau đó sử dụng các biện pháp giúp giảm tiêu chảy tạm thời.
  • Đau đầu: paracetamol thường được sử dụng để khắc phục tạm thời tình trạng này.
  • Đau bụng: Người bệnh nên chú ý trường hợp này, đến gặp bác sĩ đang điều trị để có thể khắc phục, hoặc đổi phác đồ điều trị nếu cần thiết
  •  Nổi mẩn đỏ, ngứa: Đây là những biểu hiện thông thường của dị ứng với thuốc điều trị. Nhưng nếu ở mức độ nặng hơn có thể gây tử vong. Vì vậy, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có cách điều trị tốt nhất.
  • Thiếu máu: Một số thuốc ARV làm ức chế khiến cho tủy xương giảm khả năng sản sinh hồng cầu dẫn đến thiếu máu. Các biểu hiện thường thấy  như hoa mắt, chóng mặt, xuất hiện sau ở tuần thứ 4-6 hoặc sau vài tháng điều trị.
  • Mất ngủ: Các bác sĩ thường khuyên trường hợp này người bệnh nên sử dụng thuốc trước khi ngủ.

Xem thêm: ĐIỀU TRỊ THUỐC ARV SỐNG ĐƯỢC BAO LÂU? – THÔNG TIN MỚI NHẤT 2022

Nếu bạn đang gặp khó khăn trong quá trình điều trị thuốc ARV. Phòng khám đa khoa Galant là địa chỉ uy tín được nhiều khách hàng lựa chọn. Hãy liên hệ với theo số hotline 0943 108 138 để được tư vấn và hỗ trợ nhé. 

CHUỖI PHÒNG KHÁM ĐA KHOA GALANT

Cơ Sở 1: 104 Trần Bình Trọng, P.1, Q.5, TP.HCM 

  • Hotline0943 108 138 * 028. 7303 1869
  • Thời gian làm việc: 09h – 20h [T2 – CN]

Cơ Sở 2: 23 Yên Đỗ, P.1, Bình Thạnh, TP.HCM 

  • Hotline: 0976 856 463 * 028. 7302 1869
  • Thời gian làm việc: 11h – 20h [T2 – T7]

Cơ Sở 3: 341/24D Lạc Long Quân, P.5, Q.11, HCM

  • Hotline: 0901 386 618 * 028. 7304 1869 
  • Thời gian làm việc: 11h – 20h [T2 – T7]

Email: 

Website: galantclinic.com * dieutrihiv.com

Video liên quan

Chủ Đề