Khai giảng năm học mới hà nội

Sở GD-ĐT Hà Nội vừa có văn bản gửi các Phòng GD-ĐT, các nhà trường về việc tổ chức lễ khai giảng và tổ chức một số hoạt động đầu năm học 2022 - 2023.

Sở GD-ĐT Hà Nội yêu cầu tổ chức lễ khai giảng gọn nhẹ, thực sự vì học sinh

ngọc thắng

Lễ khai giảng trong vòng 60 phút

Theo hướng dẫn của Sở GD-ĐT, lễ khai giảng năm học mới 2022 - 2023 được tổ chức thống nhất trên địa bàn thành phố vào sáng thứ hai 5.9. Từ 7 giờ đến 7 giờ 30, các trường tập trung học sinh và đón học sinh đầu cấp.

Từ 7 giờ 30 đến 8 giờ 30 chào cờ Tổ quốc, hát quốc ca; đọc thư của Chủ tịch nước gửi cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh nhân ngày khai trường. Hiệu trưởng nhà trường tuyên bố khai giảng năm học mới, đánh trống khai trường, tổ chức các hoạt động tập thể [văn hóa, văn nghệ, thể thao, trò chơi dân gian...].

Sở GD-ĐT Hà Nội lưu ý các nhà trường tổ chức lễ khai giảng gọn nhẹ, với học sinh là trung tâm, chú trọng việc tổ chức đón học sinh đầu cấp, đảm bảo thực sự trở thành ngày hội khai trường của học sinh. "Sau khai giảng, các trường cần duy trì nền nếp hát quốc ca trong các buổi sinh hoạt đầu tuần, lễ kỷ niệm, tổng kết, tuyên dương, khen thưởng", văn bản này yêu cầu.

Đối với cấp học mầm non, các nhà trường tổ chức khai giảng theo hình thức “Ngày hội đến trường của bé” một cách linh hoạt, sáng tạo với nội dung phù hợp đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, nhằm tạo ấn tượng tốt, đảm bảo an toàn, sức khỏe của trẻ và bảo vệ môi trường trong ngày đầu tiên của năm học mới. Thời lượng tối đa 60 phút.

Sau khi kết thúc lễ khai giảng, các nhà trường tổ chức sinh hoạt đầu năm học, thời gian từ 8 giờ 45 đến 9 giờ 30. Căn cứ tình hình thực tiễn tại địa phương, điều kiện của đơn vị và đặc thù riêng của từng cấp học, ngành học, các nhà trường chủ động tổ chức các hoạt động sinh hoạt thiết thực, ý nghĩa, đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 theo quy định.

Bố trí đủ giáo viên

Để tổ chức tốt lễ khai giảng năm học mới và các hoạt động đầu năm học 2022 - 2023, Sở GD-ĐT Hà Nội đề nghị các các cơ sở giáo dục rà soát, sắp xếp, bố trí đội ngũ giáo viên đảm bảo đủ về số lượng và đạt chuẩn về trình độ đào tạo, đặc biệt là giáo viên dạy lớp 3, lớp 7 và lớp 10.

Rà soát cơ sở vật chất trường, lớp, trang thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi; bảo đảm khuôn viên cảnh quan môi trường sư phạm sáng - xanh - sạch - đẹp - an toàn; bảo đảm cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học tối thiểu đảm bảo đủ sách giáo khoa cho học sinh, đáp ứng nhu cầu dạy và học, đặc biệt là đối với lớp 3, lớp 7 và lớp 10 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Các nhà trường thông tin rộng rãi đến học sinh và cha, mẹ học sinh về biên chế lớp học, kế hoạch dạy học và các chương trình giáo dục của nhà trường. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giới thiệu cho học sinh, cha, mẹ học sinh tìm hiểu về truyền thống và các hoạt động của nhà trường, nhất là đối với học sinh đầu cấp.

Tin liên quan

Lễ khai giảng năm học mới 2022-2023 sẽ được tổ chức thống nhất trên địa bàn thành phố Hà Nội vào sáng thứ hai 5/9. Thời gian tổ chức chức khai giảng sẽ diễn ra trong vòng khoảng 60 phút.

  • Nhiều cảm xúc trong lễ khai giảng năm học mới “chưa từng có”

Sở Giáo dục và Đào tạo [GD&ĐT] Hà Nội vừa ban hành hướng dẫn về tổ chức lễ khai giảng và các hoạt động đầu năm học mới 2022-2023. Theo đó, lễ khai giảng năm học mới 2022-2023 sẽ được tổ chức thống nhất trên địa bàn thành phố Hà Nội vào sáng thứ hai 5/9.

Hà Nội yêu cầu các trường tổ chức lễ khai giảng năm học mới gọn nhẹ với thời lượng tối đa khoảng 60 phút.

Sở GD&ĐT Hà Nội lưu ý các nhà trường tổ chức lễ khai giảng gọn nhẹ với phương châm lấy học sinh là trung tâm, chú trọng việc tổ chức đón học sinh đầu cấp, đảm bảo thực sự trở thành ngày hội khai trường của học sinh. Sau khai giảng, các trường cần duy trì nền nếp hát Quốc ca trong các buổi sinh hoạt đầu tuần, lễ kỷ niệm, tổng kết, tuyên dương, khen thưởng.

Đối với cấp học mầm non, các nhà trường tổ chức khai giảng theo hình thức “Ngày hội đến trường của bé” một cách linh hoạt, sáng tạo với nội dung phù hợp đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, nhằm tạo ấn tượng tốt, đảm bảo an toàn, sức khỏe của trẻ và bảo vệ môi trường trong ngày đầu tiên của năm học mới.

Thời lượng tổ chức tối đa 60 phút. Sau khi kết thúc lễ khai giảng, các nhà trường tổ chức sinh hoạt đầu năm học, thời gian từ 8h45 đến 9h30 ngày 5/9.

Căn cứ tình hình thực tiễn tại địa phương, điều kiện của đơn vị và đặc thù riêng của từng cấp học, ngành học, các nhà trường chủ động tổ chức các hoạt động sinh hoạt thiết thực, ý nghĩa, đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 theo quy định.

H.Thanh

Thứ sáu, ngày 26/08/2022 - 11:54

Ảnh: THÀNH ĐẠT

Chương trình Lễ khai giảng năm học mới 2022-2023 sáng 5/9 của các trường tại Hà Nội sẽ diễn ra như sau:

Từ 7 giờ đến 7 giờ 30: Tập trung học sinh và đón học sinh sinh đầu cấp;

7 giờ 30 đến 8 giờ 30: Chào cờ Tổ quốc, hát Quốc ca, tổ chức theo nghi thức quy định: Tất cả người tham dự Lễ chào cờ đều hát Quốc ca; Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu; Đọc thư của Chủ tịch nước gửi cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh nhân ngày khai trường; Hiệu trưởng nhà trường tuyên bố khai giảng năm học mới; Đánh trống khai trường; Tổ chức các hoạt động tập thể [văn hoá, văn nghệ, thể thao, trò chơi…]

Theo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, Lễ khai giảng cần tổ chức gọn nhẹ, học sinh là trung tâm, chú trọng việc tổ chức đón học sinh đầu cấp, bảo đảm trở thành ngày hội khai trường của học sinh.

Đối với cấp học mầm non, tổ chức khai giảng theo hình thức “Ngày hội đến trường của bé” một cách linh hoạt, sáng tạo với nội dung phù hợp đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, nhằm tạo ấn tượng tốt, bảo đảm an toàn, sức khoẻ của trẻ và bảo vệ môi trường trong ngày đầu tiên của năm học mới. Thời lượng tổ chức tối đa 60 phút. Thời gian bắt đầu đón trẻ và tổ chức do phòng giáo dục và đào tạo thống nhất, chỉ đạo cơ sở giáo dục mầm non để phù hợp với trẻ.

Sau khi kết thúc lễ khai giảng, các trường học, cơ sở giáo dục tổ chức sinh hoạt đầu năm học từ 8 giờ 45 đến 9 giờ 30. Căn cứ tình hình thực tiễn, điều kiện của đơn vị và đặc thù riêng của từng cấp học, ngành học, các nhà trường, cơ sở giáo dục tổ chức các hoạt động sinh hoạt thiết thực, ý nghĩa, bảo đảm công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 theo quy định. Một số nội dung có thể triển khai như: Giới thiệu về truyền thống nhà trường, giới thiệu về thầy cô giáo, tổ chức học tập nội quy đối với học sinh, triển khai kế hoạch dạy học năm học mới…

Chỉ còn vài ngày nữa, học sinh các cấp trên địa bàn TP Hà Nội sẽ cùng với học sinh cả nước hoà chung trong không khí hân hoan chào đón lễ khai giảng năm học 2022-2023. Đến nay, các trường đã hoàn thành công tác chuẩn bị cho sự kiện này cũng như chuẩn bị cơ sở vật chất để sẵn sàng cho năm học mới.

Lễ khai giảng năm học 2022-2023 được tổ chức theo hướng gọn nhẹ, lấy học sinh là trung tâm. [Ảnh: T.F]

Để chuẩn bị cho lễ khai giảng và năm học mới, các trường học trên địa bàn TP đã thực hiện vệ sinh môi trường, tiến hành khử khuẩn, lau dọn lớp học, bàn ghế sạch sẽ để đón học sinh quay trở lại trường học.

Thầy Nguyễn Văn Dũng, Hiệu trưởng trường THPT Hoài Đức A cho biết, nhà trường đã tổng vệ sinh toàn trường trước lễ khai giảng 1 tuần, cũng như thường xuyên quét dọn vệ sinh, đảm bảo phòng học luôn sạch đẹp. Trước đó, nhà trường cũng hoàn thành việc tiêm mũi 3 cho học sinh trong trường để học sinh, phụ huynh yên tâm khi bắt đầu năm học mới.

Theo cô Lê Kim Anh, Hiệu trưởng Trường THCS Cầu Giấy [quận Cầu Giấy], lễ khai giảng năm nay được nhà trường tổ chức theo đúng tinh thần chỉ đạo của Sở GD&ĐT Hà Nội là gọn nhẹ, đảm bảo thực sự trở thành ngày hội khai trường của học sinh, thời lượng diễn ra gói gọn trong 45-50 phút.

Trường THCS Cầu Giấy mới được đầu tư xây dựng khang trang, sạch đẹp, tuy nhiên để chuẩn bị cho năm học mới, nhà trường cũng trang trí thêm nhiều loại cây hoa, cây cảnh, treo cờ… để tạo thêm điểm nhấn cũng như không khí hân hoan, vui tươi cho học sinh.

Cô Đinh Thị Bích Hảo, Hiệu trưởng trường Tiểu học Biên Giang [quận Hà Đông] cho hay, năm học 2022-2023, để chuẩn bị cho lễ khai giảng, trường Tiểu học Biên Giang đã tổ chức một buổi riêng để đón học sinh đầu cấp vào ngày 22/8. Theo đó, nhà trường đã tổ chức tặng quà cho các em, tổ chức buổi giao lưu văn nghệ, hoạt động ngoài trời cho học sinh lớp 1 và sau đó các em được làm quen với giáo viên chủ nhiệm. Nhà trường cũng tổ chức 2 buổi đến trường khác cho học sinh lớp 1 để làm quen với trường và cô giáo, hướng dẫn các kỹ năng tự phục vụ bản thân cho các em.

Cũng theo cô Hảo, lễ khai giảng năm nay được tổ chức theo hướng gọn nhẹ. Nhà trường vẫn sẽ tổ chức đón học sinh đầu cấp và phần nghi lễ cơ bản gồm chào cờ và tổ chức các hoạt động cho học sinh. Ngoài ra, lễ khai giảng chỉ có phần tuyên bố khai giảng của hiệu trưởng, phần diễn văn khai giảng và phát biểu của lãnh đạo cấp trên được lược bỏ theo đúng tinh thần. Thay vào đó, nhà trường chú trọng vào tổ chức các hoạt động tập thể cho học sinh.

“Sau lễ khai giảng, các lớp được tổ chức các buổi sân khấu hoá để tạo không khí phấn khởi, vui vẻ cho các em. Các em học sinh cũng được học nội quy của nhà trường và tổ chức ăn bán trú, đây là hoạt động mà các em phải tự phục vụ và sinh hoạt tập thể ở trường”, cô Hảo cho biết thêm.

Trước đó, ngày 23/8/2022, Sở GD&ĐT Hà Nội ban hành Công văn số 2475/SGDĐT-VP về việc tổ chức lễ khai giảng và triển khai một số hoạt động đầu năm học 2022-2023

Trong đó, Sở GD&ĐT Hà Nội lưu ý các nhà trường tổ chức lễ khai giảng gọn nhẹ, lấy học sinh là trung tâm, chú trọng việc tổ chức đón học sinh đầu cấp, đảm bảo thực sự trở thành ngày hội khai trường của học sinh. Sau khai giảng, các trường cần duy trì nền nếp hát Quốc ca trong các buổi sinh hoạt đầu tuần, lễ kỷ niệm, tổng kết, tuyên dương, khen thưởng.

Sau khi kết thúc lễ khai giảng, các nhà trường tổ chức sinh hoạt đầu năm học. Căn cứ tình hình thực tiễn tại địa phương, điều kiện của đơn vị và đặc thù riêng của từng cấp học, ngành học, các nhà trường chủ động tổ chức các hoạt động sinh hoạt thiết thực, ý nghĩa, đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 theo quy định.

Duy Linh

Video liên quan

Chủ Đề