Khách du lịch cộng đồng là gì


[Về sau định nghĩa này được hiệp hội các chuyên gia khoa học về du lịch thừa

nhận]

Theo các nhà kinh tế, du lịch không chỉ là một hiện tượng xã hội đơn thuần mà

nó phải gắn chặt với hoạt động kinh tế. Nhà kinh tế học Picara- Edmod đưa ra

định nghĩa: du lịch là việc tổng hoà việc tổ chức và chức năng của nó không chỉ

về phương diện khách vãng lai mà chính về phương diện giá trị do khách chỉ ra

và của những khách vãng lai mang đến với một túi tiền đầy, tiêu dùng trực tiếp

hoặc gián tiếp cho các chi phí của họ nhằm thoả mãn nhu cầu hiểu biết và giải

trí.

Khác với quan điểm trên, các học giả biên soạn bách khoa toàn thư Việt Nam đã

tách hai nội dung cơ bản của du lịch thành hai phần riêng biệt. Theo các chuyên

gia này, nghĩa thứ nhất của từ này là một dạng nghỉ dưỡng sức tham quan tích

cực của con người ngoài nơi cư trú với mục đích: nghỉ ngơi, giải trí, xem danh

lam thắng cảnh. Theo định nghĩa thứ hai, du lịch được coi là một ngành

kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt nâng cao hiểu biết về thiên

nhiên, truyền thông lịch sử và văn hoá dân tộc, từ đó góp phần làm tăng thêm

tình yêu đất nước, đối với người nước ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình,

về mặt kinh tế, du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả rất lớn; có thể

coi là hình thức Theo Tổ chức Du lịch Thế giới [World Tourist Organization],

một tổ chức thuộc Liên Hiệp Quốc, Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của

những người du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu,

trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như mục đích

hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục nhưng không

quá một năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư; nhưng loại trừ các du hành

mà có mục đích chính là kiếm tiền. Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng

động trong môi trường sống khác hẳn nơi định cư.

Ngày nay, du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến không chỉ

ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.

Tuy nhiên, cho đến nay, không chỉ ở nước ta, nhận thức về nội dung du lịch vẫn

chưa thống nhất.

Khái niệm chung về DL: Du lịch là tổng hợp các hiện tượng và các mối quan

hệ phát sinh từ tác động qua lại giữa KDL, các nhà kinh doanh, chính quyền và

cộng đồng dân cư địa phương trong quá trình thu hút và tiếp đón KDL

Khái niệm về du lịch theo cách tiếp cận của các đối tượng liên quan đến

hoạt động DL:



4



-Đối với người đi du lịch: Du lịch là cuộc hành trình và lưu trú của họ ở

ngoài nơi cư trú để thoả mãn các nhu cầu khác nhau: hoà bình, hữu nghị, tìm

kiếm kinh nghiệm sống hoặc thoả mãn các nhu cầu về vật chất và tinh thần

khác.

-Đối với người kinh doanh du lịch: Du lịch là quá trình tổ chức các điều

kiện về sản xuất và phục vụ nhằm thoả mãn, đáp ứng các nhu cầu của người du

lịch và đạt được mục đích số một của mình là thu lợi nhuận.

-Đối với chính quyền địa phương: Du lịch là việc tổ chức các điều kiện về

hành chính, về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật để phục vụ khách du lịch,

là tổng hợp các hoạt động kinh doanh nhằm tạo điều kiện cho khách du lịch

trong việc hành trình và lưu trú, là cơ hội để bán các sản phẩm của địa phương,

tăng thu ngoại tệ, tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho dân

địa phương.

-Đối với cộng đồng dân cư sở tại: Du lịch là một hiện tượng kinh tế xã

hội mà hoạt động du lịch tại địa phương mình, vừa đem lại những cơ hội để tìm

hiểu nền văn hoá, phong cách của những người ngoài địa phương mình, vừa là

cơ hội để ìm việc làm, phát huy các nghề cổ truyền, tăng thu nhập nhưng đồng

thời cũng gây ảnh hưởng đến đời sống người dân sở tại như về môi trường, trật

tự an ninh XH, nơi ăn, chốn ở,...

Theo Luật du lịch Việt Nam: Du lịch là hoạt động của con người ngoài

nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thoả mãn nhu cầu tham quan, giải trí,

nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định

xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ tại chỗ.

Theo Tổ chức Du lịch Thế giới, có các dạng du lịch:







Du lịch làm ăn.

Du lịch giải trí, năng động và đặc biệt.







Du lịch nội quốc, quá biên.







Du lịch tham quan trong thành phố.







Du lịch mạo hiểm, khám phá, trải nghiệm.







Du lịch hội thảo, triển lãm MICE.







Du lịch giảm stress, Du lịch ba-lô, tự túc khám phá.







Du lịch bụi.







Du lịch cộng đồng.







Du lịch biển đảo.







5







Du lịch văn hóa.







Du lịch sinh thái.



1.2. Khái niệm cộng đồng địa phương và du lịch cộng đồng

1.2.1.Khái niệm cộng đồng địa phương

Cộng đồng là một nhóm người thường sinh sống trên cùng khu vực địa lý, tựxác

định mình cùng một nhóm. cộng đồng địa phương được hiểu là một nhóm dân

cư cùng

sinh sống trên trên một lãnh thổ nhất định qua nhiều thế hệ và có những đặc

điểm chung về sinh hoạt văn hóa truyền thống, sử dụng các nguồn tài

nguyên và môi trường, cùng các mối quan hệ kinh tế xã hội, có sự gắn kết về

huyết thống và tình cảm, có sự chia sẻ về nguồn lợi và trách nhiệm cộng

đồng.

- Cộng đồng địa phương tại các khu du lịch là đối tượng nghiên cứu

và tham gia hoạt động du lịch và bảo tồn có những đặc điểm:

+ Cộng đồng địa phương là những nhóm người định cư trên cùng lãnh

thổ nhất định. Mỗi vùng lãnh thổ nhất định sẽ có những điều kiện tài nguyên

môi trường tự nhiên khác nhau, đó là yếu tố quan trọng để hình thành, nuôi

dưỡng và phát triển những giá trị văn hóa và kinh tế Vì vậy, mỗi cộng

đồng thường có những giá trị văn hóa và hoạt động kinh tế khác nhau.

+ Có quan hệ gắn kết về tình cảm, mang tính huyết thống, thân thiện,

giúp đỡ, chia sẻ.

+ Có quyền lợi và trách nhiệm, có đặc điểm chung về sở hữu, sử dụng

và bảo vệ tài nguyên môi trường.

+Tính cộng đồng bền vững được khẳng định qua thời gian, chính thời

gian là yếu tố gắn kết các thành viên cộng đồng để cùng nhau tạo ra các giá



6



trị văn hóa đặc sắc cho cộng đồng.

+ Những đặc điểm chung về hoạt động văn hóa truyền thống, có

những giá trị được tập thể coi là khuân mẫu văn hóa sinh hoạt cộng đồng.

+ Mỗi cộng đồng có những tổ chức quy ước xã hội, kiểu Phép vua

thua lệ làng.

1.2.2.Khái niệm du lịch cộng đồng

Từ lâu, khái niệm du lịch cộng đồng [DLCĐ] đã được đề cập rộng rãi tại

nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, cụ thể:

Ở Thái Lan khái niệm Community-Based Tourism - Du lịch dựa vào cộng đồng

được định nghĩa: DLCĐ là loại hình du lịch được quản lý và có bởi chính cộng

đồng địa phương, hướng đến mục tiêu bền vững về mặt môi trường, văn hóa và

xã hội. Thông qua DLCĐ du khách có cơ hội tìm hiểu và nâng cao nhận thức về

lối sống của cộng đồng địa phương [REST, 1997].

Khái niệm này cũng được nhắc đến trong chương trình nghiên cứu của nhiều tổ

chức xã hội trên thế giới. Pachamama [Tổ chức hướng đến việc giới thiệu và bảo

tồn văn hóa bản địa khu vực Châu Mỹ] đã đưa ra quan điểm của mình về

Community-Based Tourism như sau: DLCĐ là loại hình du lịch mà du khách

từ bên ngoài đến với cộng đồng địa phương để tìm hiểu về phong tục, lối sống,

niềm tin và được thưởng thức ẩm thực địa phương. Cộng đồng địa phương kiểm

soát cả những tác động và những lợi ích thông qua quá trình tham gia vào hình

thức du lịch này, từ đó tăng cường khả năng tự quản, tăng cường phương thức

sinh kế và phát huy giá trị truyền thống của địa phương.[1] Còn Istituto Oikos

[Tổ chức hướng đến việc hỗ trợ các nghiên cứu, huy động nguồn lực tài

chính trong công tác bảo tồn về mặt sinh thái tự nhiên và nhân văn cho các

quốc gia đang phát triển trên thế giới, ra đời tại Ý, 1996] lại đề cập đến nội

dung của DLCĐ theo hướng: Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch mà du

khách từ bên ngoài đến và có lưu trú qua đêm tại không gian sinh sống của

cộng đồng địa phương [thường là các cộng đồng ở nông thôn hoặc các cộng

đồng nghèo hoặc sinh sống ở những vùng có điều kiện kinh tế khó khăn].

Thông qua đó du khách có cơ hội khám phá môi trường thiên nhiên hoang

dã hoặc tìm hiểu các giá trị về văn hóa truyền thống, tôn trọng tư duy văn hóa

bản địa. Cộng đồng địa phương có cơ hội thụ hưởng các lợi ích kinh tế từ

việc tham gia vào các hoạt động khám phá dựa trên các giá trị về tự nhiên và



7



văn hóa xã hội tại khu vực cộng đồng địa phương sinh sống.[2] Trong

khi Tổ chức mạng lưới du lịch cộng đồng vì người nghèo đã nêu: DLCĐ là

một loại hình du lịch bền vững thúc đẩy các chiến lược vì người nghèo trong

môi trường cộng đồng. Các sáng kiến của DLCĐ nhằm vào mục tiêu thu hút sự

tham gia của người dân địa phương vào việc vận hành và quản lý các dự án du

lịch nhỏ như một phương tiện giảm nghèo và mang lại thu nhập thay thế cho

cộng đồng. Các sáng kiến của DLCĐ còn khuyến khích tôn trọng các truyền

thống và văn hóa địa phương cũng như các di sản thiên nhiên.[3]

Tại Việt Nam, hàng loạt khái niệm về DLCĐ đã được đề cập. Tác giả Trần

Thị Mai [2005] đã xây dựng nội dung cho khái niệm này như sau: DLCĐ

là hoạt động tương hỗ giữa các đối tác liên quan, nhằmmang lại lợi ích về kinh

tế cho cộng đồng dân cư địa phương, bảo vệ được môi trường và mang đến cho

du kháchkinh nghiệm mới, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã

hội của địa phương có dự án.. Cùng có quan điểm nhấn mạnh vai trò của

phương thức phát triển DLCĐ trong công tác bảo tồn môi trường tự nhiên và

nhân văn, tác giả Võ Quế [2006] đã nhìn nhận: Du lịch dựa vào cộng đồng là

phương thức phát triển du lịch trong đó cộng đồng dân cư tổ chức cung cấp

các dịch vụ để phát triển du lịch, đồng thời tham gia bảo tồn tài nguyên thiên

nhiên và môi trường, đồng thời cộng đồng được hưởng quyền lợi về vật chất và

tinh thần từ phát triển du lịch và bảo tồn tự nhiên. Bên cạnh nội dung xem xét

phát triển DLCĐ là phương thức góp phần đẩy mạnh tính hiệu quả trong công

tác bảo tồn, tác giả Bùi Thị Hải Yến [2012] còn đề cập đến việc tham gia của

cộng đồng địa phương, với cách nhìn về DLCĐ: DLCĐ có thể hiểu là phương

thức phát triển bền vững mà ở đó cộng đồng địa phương có sự tham gia trực

tiếp và chủ yếu trong các giai đoạn phát triển và mọi hoạt động du lịch. Cộng

đồng nhận được sự hợp tác, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và

quốc tế; của chính quyền địa phương cũng như chính phủ và nhận được phần

lớn lợi nhuận thu được từ hoạt động du lịch nhằm phát triển cộng đồng, bảo

tồn khai thác tài nguyên môi trường du lịch bền vững, đáp ứng các nhu cầu du

lịch phong phú, có chất lượng cao và hợp lý của du khách.

Tựu chung lại, khái niệm DLCĐ chứa đựng các nội dung chủ yếu như sau:

- Du khách là tác nhân bên ngoài, là tiền đề mang lại lợi ích kinh tế và sẽ có

những tác động nhất định kèm theo việc thụ hưởng các giá trị về môi trường

sinh thái tự nhiên và nhân văn khi đến với một cộng đồng địa phương cụ thể.



8



- Cộng đồng địa phương là người kiểm soát các giá trị về mặt tài nguyên du lịch

để hỗ trợ du khách có cơ hội tìm hiểu và nâng cao nhận thức của mình khi có cơ

hội tiếp cận hệ thống tài nguyên du lịch tại không gian sinh sống của cộng đồng

địa phương.

- Cộng đồng địa phương sẽ nhận được lợi ích về mặt kinh tế, mở rộng tầm hiểu

biết về đặc điểm tính cách của du khách cũng như có cơ hội nắm bắt các thông

tin bên ngoài từ du khách.

- Cộng đồng địa phương ngày càng được tăng cường về khả năng tổ chức, vận

hành và thực hiện các hoạt động, xây dựng các sản phẩm du lịch phục vụ cho

du khách. Từ đó, cộng đồng ngày càng phát huy vai trò làm chủ của mình.

1.3.Đặc điểm và nguyên tắc của du lịch cộng đồng

1.3.1.Đặc điểm của du lịch cộng đồng

DLCĐ là một loại hình du lịch rất mới mẻ. Ở Việt Nam loại hình du

lịch này rất được quan tâm và chú ý phát triển trong những năm gần đây.

DLCĐ được coi là hướng đi tốt ở Việt Nam, đặc biệt là ở vùng nông thôn,

vùng núi, nơi có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, đời sống nhân dân còn

gặp nhiều khó khăn thì hoạt động du lịch sẽ từng bước cải thiện cuộc sống,

tạo sinh kế mới, tạo thêm công ăn việc làm cho nhân dân. Từ đó có thể nhận

thức một số đặc điểm của DLCĐ như sau:

DLCĐ là một loại hình du lịch mới khác với các loại hình du lịch

khác bởi cộng đồng dân cư là những người được tham gia ngay từ đầu, từ

khâu nghiên cứu, lập kế hoạch phát triển, triển khai các hoạt động kinh

doanh du lịch, cung cấp các sản phẩm du lịch dịch vụ cho khách du lịch. Họ

giữ vai trò chủ đạo phát triển và duy trì các dịch vụ. Hoạt động này tính đến

hiệu quả và sự điều tiết của các quy luật kinh tế thị trường.

Địa điểm tổ chức phát triển du lịch dựa vào du lịch cộng đồng diễn ra

tại nơi cư trú hoặc gần nơi cư trú của cộng đồng đ ịa phương. Đây là những



9



khu vực có tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn phong

phú, hấp dẫn có độ nhạy cảm về đa dạng sinh học, chính trị, văn hóa, xã hội

và đang bị tác động của con người.

Cộng đồng dân cư phải là người sinh sống và làm việc trong hoặc liền

kề các điểm tài nguyên du lịch. Đồng thời cộng đồng phải có trách nhiệm

tham gia bảo vệ tài nguyên môi t rường nhằm hạn chế tác động tiêu cực

chính từ việc khai thác tài nguyên du lịch của cộng đồng và hoạt động của

du khách.

DLCĐ đóng vai trò quan trọng trong công cuộc xóa đói giảm nghèo.

Điều này được thể hiện ở việc DLCĐ có tác động tích cực đối với việc

chuyển đổi cơ cấu kinh tế, ngành nghề và lao động. Trước khi tham gia

DLCĐ người dân chủ yếu sinh sống trong điều kiện kinh tế tự cung tự cấp,

nghề chính của họ là sản xuất nông nghiệp.

Khi DLCĐ phát triển người dân có điều kiện và các ngành nghề kinh

truyền thống được duy trì và phát triển trở thành sản phẩm du lịch độc đáo.

Từ đó việc tiêu thụ những sản phẩm tại chỗ được dễ dàng hơn. Thu nhập từ

dịch vụ cho thuê phòng, bán hàng, chở khách, biểu diễn văn nghệ giúp cải

thi cuộc sống của nhân dân. Cùng với cơ cấu ngành nghề lao động cũng có

sự thay đổi, hình thành các công việc mang tính du lịch mới.

DLCĐ là hoạt động thu hút cộng đồng địa phương tham gia vào hoạt

động du lịch và được hưởng lợi từ hoạt động này nên đây là loại hình có tính

chuyên môn thấp. Cộng đồng địa phương mời tham gia vào hoạt động du

lịch nên chuyên môn nghiệp vụ và trình độ ngoại ngữ còn hạn chế, gặp khó

khăn trong việc giao tiếp và hướng dẫn khách nước ngoài.



10



Đặc điểm lớn nhất của DLCĐ là người tổ chức du lịch và cư dân bản

địa khai thác cái sẵn có của cộng đồng địa phương để kinh doanh du lịch.

Phát triển DLCĐ phải đảm bảo sự công bằng trong phân chia quyền

lợi từ thu nhập du lịch cho các bên tham gia.

Phát triển DLCĐ góp phần làm đa dạng hóa các ngành nghề kinh tế,

trong khi vẫn duy trì và phát triển các nghành kinh tế truyền thống.

DLCĐ còn bao gồm yếu tố trợ giúp, tạo điều kiện các bên tham gia

trong đó vai trò của các tổ chức chính phủ, phi chính phủ, các cấp quản lý

nhà nước

1.3.2.Các nguyên tắc phát triển du lịch cộng đồng

Các loại hình du lịch dựa vào cộng đồng thực chất là các loại hình phát

triển du lịch bền vững, có trách nhiệm với tài nguyên môi trường cũng như sự

phát triển của cộng đồng chủ thể của các hoạt động du lịch và nguồn lợi từ

các

hoạt động này là hướng vào cộng đồng. Vì thế, khi phát triển du lịch cộng đồng

cần thực hiện các nguyên tắc sau:

- Thừa nhận, ủng hộ và thúc đẩy mối quan hệ sở hữu của cộng đồng về du

lịch.

- Lấy ý kiến của các bên tham gia, tôn trọng ý kiến của cộng đồng, bảo đảm

những kiến nghị của cộng đồng được chuyển đến những người có trách nhiệm

xem xét và giải quyết.

- Ngay từ đầu thu hút, khuyến khích sự tham gia của cộng đồng vào tất cả

các lĩnh vực hoạt động du lịch và bảo tồn.

- Phát triển du lịch như một công cụ giúp cộng đồng sử dụng để phát triển

trong khi vẫn duy trì sự đa dạng kinh tế không làm giảm các ngành nghề truyền

11



thống.

- Tăng cường giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực địa phương.

- Hỗ trợ địa phương trong hoạt động du lịch và phát triển kinh tế - xã hội.

- Cải thiện chất lượng cuộc sống của của cộng đồng.

- Thúc đẩy niềm tự hào của cộng đồng bảo tồn, phát huy các giá trị văn

hóa.

- Tăng cường giao lưu văn hóa truyền thống.

- Khai thác, bảo tồn các nguồn lực theo hướng thận trọng, tiết kiệm, bền

vững.

- Giảm tiêu thụ và giảm xả thải.

- Tôn trọng những giá trị văn hóa và phương cách sống của con người.

- Phân chia lợi nhuận một cách công bằng giữa các thành viên của cộng

đồng. Phần lớn nguồn thu từ du lịch dành cho phát triển cộng đồng.

- Hòa nhập quy hoạch phát triển du lịch vào phát triển kinh tế - xã hội và

quy hoạch môi trường.

- Tiếp thị trung thực và có trách nhiệm.

- Tăng cường nghiên cứu thống kê, hợp tác phát triển du lịch.

1.4.Vai trò của du lịch cộng đồng

Du lịch cộng đồng [Community-based tourism CBT], là một xu hướng trải

nghiệm du lịch mới mẻ đầy trách nhiệm và mang lại lợi ích cho cả du khách lẫn

dân bản địa.

Du lịch cộng đồng mang lại cho du khách những trải nghiệm về cuộc sống của

người dân bản địa. Người dân bản địa được tham gia trực tiếp vào các hoạt động

du lịch và thu được các lợi ích kinh tế xã hội từ các hoạt động du lịch đồng

thời chịu trách nhiệm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường và văn hóa địa

phương.

Tạo việc làm

12



Các doanh nghiệp du lịch cộng đồng tạo ra các cơ hội việc làm cho địa phương.

Du lịch Cộng đồng có thể giúp thay đổi cơ cấu việc làm địa phương và cải thiện

chất lượng lao động ở các địa phương, và giảm di cư từ nông thôn ra các đô thị.

Nâng cao thu nhập

Du lịch cộng đồng góp phần nâng cao thu nhập cho các cộng đồng địa phương,

đặc biệt ở các vùng sâu, vùng xa, nơi nghèo đói được thấy rõ rệt hơn. Điều này

cực kỳ quan trọng vì nó làm giảm áp lực của con người lên các nguồn lực tự

nhiên và cảnh quan địa phương.

Thúc đẩy bình đẳng

Du lịch cộng đồng thúc đẩy sự công bằng trong phát triển du lịch với việc mang

lại cho toàn bộ cộng đồng những lợi ích từ việc cung cấp các dịch vụ du lịch và

cơ sở hạ tầng, bất kể họ có tham gia tích cực vào du lịch hay không. Điều kiện

giao thông, điện, nước, y tế, viễn thông được đáp ứng tốt hơn.

Bảo vệ di sản

Du lịch cộng đồng góp phần phục hồi và phát triển các giá trị văn hóa và nghề

truyền thống, kể cả bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường, tạo ra các cơ

hội để giao lưu văn hóa và phát triển các cơ hội kinh tế ở các vùng nghèo.

1.5.Các bên tham gia du lịch cộng đồng và vai trò của cộng đồng địa

phương trong du lịch cộng đồng.

1.5.1.Các bên tham gia

Nhiều người chỉ cho rằng chỉ có cộng đồng địa phương tham gia vào Du lịch

cộng đồng đây là một cách nhìn không đầy đủ. Thực ra có rất nhiều bên tham

gia vào Du lịch cộng đồng tại một địa phương, đó là: Cộng đồng dân cư địa

phương [người dân, chính quyền]: Có nhiệm vụ tổ chức mô hình Du lịch cộng

đồng tại địa phương Các công ty lữ hành: Có nhiệm vụ đưa khách đến với

điểm du lịch cộng đồng Khách du lịch: Là người có mong muốn được tìm hiểu

mô hình Du lịch cộng đồng tại địa phương Các công ty vận tải: Là đơn vị đưa

khách đến với mô hình Du lịch cộng đồng tại địa phương thường các công ty

vận tải này có quan hệ mật thiết với các công ty lữ hành hoặc người điều hành

du lịch Chính quyền địa phương: Có thể là chính quyền thuộc các cấp khác

nhau đảm bảo cho mô hình Du lịch cộng đồng tại địa phương hoạt động hiệu

quả nhất, chẳng hạn như đề ra các chính sách, hỗ trợ hạ tầng, cấp giấy phép cho

khách nước ngoài Các cơ sở đào tạo: Có nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ đào

13



tạo đến các đối tượng khác nhau trong mô hình du lịch cộng đồng. Các lĩnh vực

đào tạo có thể là đào tạo kỹ năng vận hành du lịch, đào tạo kỹ năng bán hàng, kỹ

năng quản lý, đào tạo ngoại ngữ Các doanh nghiệp vừa và nhỏ: Là các đơn

vị tham gia vào phát triển các dịch vụ tại địa phương như sản xuất hàng thủ

công, hướng dẫn khách du lịch. Đây cũng có thể là các doanh nghiệp không nằm

ở địa phương nhưng liên kết với ban quản lý Du lịch cộng đồng địa phương để

cùng phát triển Du lịch cộng đồng và phân chia lợi nhuận. Các tổ chức phi

chính phủ: Đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực của cộng đồng

địa phương về phát triển du lịch bền vững, đào tạo các kỹ năng cần thiết cho du

lịch cộng đồng, hỗ trợ nguồn vốn xây dựng các mô hình tại địa phương

Cộng đồng dân cư ở các vùng phụ cận: Sự phối hợp của các cộng đồng dân cư ở

các vùng phụ cận góp phần làm cho tuyến Du lịch cộng đồng càng them ấn

tượng, ví dụ sự hợp tác trong việc tạo cảnh quan chung

1.5.2. Vai trò của cộng đồng dân cư địa phương

1.5.2.1.



Vai trò của cộng đồng địa phương trong việc bảo tồn, phát



huy các giá trị của tài nguyên du lịch, hoạt động du lịch

Người dân địa phương sẽ tăng thêm lòng tự hào về những giá trị

truyên thống, tích cực tham gia trong việc đóng góp tiền của, công sức để

khôi phục bảo tồn và nuôi dưỡng nó trước nguy cơ bị pha tạp, mai một bởi

các giá trị văn hóa đến từ nền văn hóa mạnh.

Khi người dân tham gia vào hoạt động du lịch sẽ tạo cho họ nghề

nghiệp mới, phương thức sống mới, có thêm nguồn thu nhập mới sẽ làm

giảm sức ép của họ tới việc khai thác tự nhiên một cách bừa bãi.

Nhận thức của cộng đồng thông qua giáo dục, tập huấn về du lịch,

môi trường nhận thức của người dân được tiếp xúc với du khách nâng cao,

họ sẽ năng động hơn, có nhiều kỹ năng tổ chức cuộc sống, lao động

sản

xuất, chất lượng cuộc sống của họ được cải thiện, cũng sẽ giảm đi lối sống

dựa vào tự nhiên.



14



Video liên quan

Chủ Đề