Kê khai thuế đối với dịch vụ khám chữa bệnh

Bệnh viện tôi thu khám chữa bệnh gồm khám chữa bệnh cho người bệnh có thẻ Bảo hiểm y tế và người bệnh không có thẻ bảo hiểm y tế. Theo tham khảo Thông tư 128/2011 bệnh viện chúng tôi không phải nộp thuế nhưng cơ quan thuế yêu cầu phải nộp thuế thu nhập. Như vậy, chúng tôi có phải nộp thuế 2% trên phần thu khám chữa bệnh có hóa đơn không?

Nội dung câu hỏi: Kính nhờ Luật sư tư vấn giúp: Bệnh viện thu KCB gồm: KCB cho người có thẻ BHYT [thu theo TT37/2015/TTLT-BYT-BTC] độ BHXH chuyển trả qua KBNN sau khi thẩm định, thu tiền mặt bằng hóa đơn phần cùng chi trả của người bệnh có thẻ BHYT và người bệnh không có thẻ BHYT [người bệnh không có thẻ BHYT thu theo QĐ 35/2015 của UBND tỉnh - dựa vào TT04/2012 TTLT-BYT-BTC]. Theo tham khảo TT 128/TT-BTC thì BV chúng tôi không phải nộp thuế nhưng cơ quan thuế yêu cầu phải nộp thuế thu nhập. Như vậy chúng tôi có phải nộp thuế 2% trên phần thu có hóa đơn không? Rất mong được Luật sư tư vấn, Chân thành cảm ơn!

Trả lời tư vấn: Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Luật Minh Gia, với thắc mắc của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Khoản 1 Điều 4 Thông tư 128/2011/TT-BTC hướng dẫn thuế giá trị gia tăng thu nhập doanh nghiệp quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:

“1. Thu nhập được miễn thuế và thu nhập chịu thuế:

1.1. Thu nhập được miễn thuế:

Thu nhập từ khám bệnh chữa bệnh theo Khung giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh thuộc viện phí do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành đối với cơ sở y tế công lập trực thuộc Bộ Y tế hoặc do Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành đối với cơ sở y tế công lập do địa phương quản lý; Thu nhập từ dịch vụ ăn uống dinh dưỡng lâm sàng theo chế độ bệnh tật: qua ống tiêu hóa, qua đường tĩnh mạch; Thu nhập từ dịch vụ trong lĩnh vực y tế dự phòng, kiểm nghiệm, kiểm định có thu phí, lệ phí theo quy định của Pháp lệnh phí, lệ phí; và các khoản thu nhập được miễn thuế TNDN theo quy định tại Mục VI Phần C Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính.

1.2. Thu nhập chịu thuế:

Thu nhập từ dịch vụ khám chữa bệnh [ngoài thu nhập quy định tại khoản 1.1 điều này] và các khoản thu nhập khác theo quy định.”

Như vậy, trong trường hợp này bạn cần phải xem xét xem bệnh viện của mình có thuộc đối tượng được miễn thuế thu nhập hay không. Nếu thu nhập từ khám chữa bệnh của bện viện bạn theo Khung giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh thuộc viện phí do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành đối với cơ sở y tế công lập trực thuộc Bộ y tế hoặc theo Khung giá do Chủ tịch Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành đối với cơ sở Y tế công lập do địa phương quản lý thì phần thu nhập đó được coi là thu nhập được miễn thuế. Nếu thu nhập từ khám chữa bệnh của bệnh viện bạn nằm ngoài thu nhập được quy định tại Khoản 1 đã nêu trên thì bệnh viện bạn phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.

Bệnh viện của bạn phải chịu mức thuế 2% với các hóa đơn khám chữa bệnh nếu bệnh viện của bạn thuộc đối tượng phải chịu thuế, lập hoạch toán được doanh thu nhưng không hoạch toán và xác định được chi phí, thu nhập của từng hoạt động chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định tại Điểm 2.2 Khoản 2 Điều 4 Thông tư 128/2011.

Điềm 2.2 Khoản 2 Điều 4 quy định về phương pháp tính thuế như sau:

“2.2. Trường hợp cơ sở y tế công lập hạch toán được doanh thu nhưng không hạch toán và xác định được chi phí, thu nhập của từng hoạt động chịu thuế TNDN thì kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ. Cụ thể như sau:

a] Đối với dịch vụ: 5%;

Bao gồm: dịch vụ thẩm mỹ, cho thuê địa điểm đặt máy ATM; đặt tổng đài liên lạc; bãi đỗ xe của các hãng taxi độc quyền; cho thuê mặt bằng trông giữ xe; cho thuê quầy bán hàng; cho thuê hội trường; nhà nghỉ cho người nhà bệnh nhân, thu từ hoạt động trông giữ xe, dịch vụ ăn uống [trừ ăn uống dinh dưỡng lâm sàng theo chế độ bệnh tật: qua ống tiêu hóa, qua đường tĩnh mạch]; cho thuê sân tập thể thao, dịch vụ nhà ở cho học sinh, sinh viên trong khuôn viên của các cơ sở y tế công lập, cơ sở đào tạo cán bộ y, dược; dịch vụ giải trí; và các dịch vụ phục vụ khác.

b] Đối với kinh doanh hàng hóa: 1%

Bao gồm: bán hàng tiêu dùng, nhu yếu phẩm; bán sách báo tạp chí; bán y bạ; bán thuốc phòng bệnh, chữa bệnh và kinh doanh hàng hóa khác.

c] Đối với hoạt động khác: 2%

Bao gồm: các hoạt động dịch vụ đào tạo [trừ đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ trong ngành], khám bệnh chữa bệnh, chích ngừa, tiêm phòng, nghiên cứu sản xuất các bộ Kit sinh phẩm chẩn đoán, xét nghiệm bệnh phẩm, sản xuất chất chuẩn, phun tẩm hóa chất, diệt côn trùng, thu sản phẩm chăn nuôi động vật thí nghiệm, thử nghiệm hóa chất, khảo sát môi trường.”

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi - Số điện thoại liên hệ: 1900.6169 để được hỗ trợ kịp thời.

Trân trọng !
CV tư vấn: Nguyễn Nhàn - Luật Minh Gia

Công ty em  hoạt động trong lĩnh vực khám chữa bệnh. Công ty chỉ bán thuốc cho bệnh nhân đến khám chữa bệnh tại phòng khám. Vậy, Công ty có thể xuất hóa đơn bán thuốc chung với hóa đơn khám chữa bệnh không? Công ty cũng muốn biết, các trường hợp bệnh nhân không lấy hóa đơn [trong đó có nhiều bệnh nhân có chi phí khám bệnh và thuốc trên 200.000 đồng] thì công ty lập bảng kê bán lẻ hàng hóa dịch vụ khám chữa bệnh và thuốc trong ngày có được không?

Trả lời :

Căn cứ các văn bản pháp luật về thuế, hóa đơn bán hàng và cung cấp dịch vụ:

Khoản 1, Điều 1 Thông tư số 130/2016/TT-BTC ngày 12/8/2016 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Khoản 9, Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng [GTGT] quy định đối tượng không chịu thuế GTGT:

"9. Dịch vụ y tế, dịch vụ thú y, bao gồm dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, phòng bệnh cho người và vật nuôi, dịch vụ sinh đẻ có kế hoạch, dịch vụ điều dưỡng sức khoẻ, phục hồi chức năng cho người bệnh, dịch vụ chăm sóc người cao tuổi, người khuyết tật; vận chuyển người bệnh, dịch vụ cho thuê phòng bệnh, giường bệnh của các cơ sở y tế; xét nghiệm, chiếu, chụp, máu và chế phẩm máu dùng cho người bệnh.

Dịch vụ chăm sóc người cao tuổi, người khuyết tật bao gồm cả chăm sóc về y tế, dinh dưỡng và tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng cho người cao tuổi, người khuyết tật.

Trường hợp trong gói dịch vụ chữa bệnh [theo quy định của Bộ Y tế] bao gồm cả sử dụng thuốc chữa bệnh thì khoản thu từ tiền thuốc chữa bệnh nằm trong gói dịch vụ chữa bệnh cũng thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT".

Căn cứ Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/2/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế GTGT và quản lý thuế tại Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/2/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2014/TT-BTCngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ:

Tại Khoản 8, Điều 1 sửa đổi, bổ sung Khoản 11, Điều 10 Thông tư số 219/2013/TT-BTC hướng dẫn về thuế GTGT quy định thuế suất 5%:

"Thiết bị, dụng cụ y tế gồm máy móc và dụng cụ chuyên dùng cho y tế như: các loại máy soi, chiếu, chụp dùng để khám, chữa bệnh; các thiết bị, dụng cụ chuyên dùng để mổ, điều trị vết thương, ô tô cứu thương; dụng cụ đo huyết áp, tim, mạch, dụng cụ truyền máu; bơm kim tiêm; dụng cụ phòng tránh thai và các dụng cụ, thiết bị chuyên dùng cho y tế khác theo xác nhận của Bộ Y tế.

Bông, băng, gạc y tế và băng vệ sinh y tế; thuốc phòng bệnh, chữa bệnh bao gồm thuốc thành phẩm, nguyên liệu làm thuốc, trừ thực phẩm chức năng; vắc-xin; sinh phẩm y tế, nước cất để pha chế thuốc tiêm, dịch truyền; mũ, quần áo, khẩu trang, săng mổ, bao tay, bao chi dưới, bao giày, khăn, găng tay chuyên dùng cho y tế, túi đặt ngực và chất làm đầy da [không bao gồm mỹ phẩm]; vật tư hóa chất xét nghiệm, diệt khuẩn dùng trong y tế theo xác nhận của Bộ Y tế".

Tại Điểm b, Khoản 7, Điều 3 sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 16 Thông tư số 39/2014/TT-BTC hướng dẫn về hoá đơn bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ quy định:

“Tiêu thức “Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán”, “tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua”...

Trường hợp khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ 200.000 đồng trở lên mỗi lần, người mua không lấy hóa đơn hoặc không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế [nếu có] thì vẫn phải lập hóa đơn và ghi rõ “người mua không lấy hoá đơn” hoặc “người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế.

Riêng đối với các đơn vị bán lẻ xăng dầu, nếu người mua không yêu cầu lấy hoá đơn, cuối ngày đơn vị phải lập chung một hoá đơn cho tổng doanh thu người mua không lấy hoá đơn phát sinh trong ngày...".

Ý kiến của Đại lý thuế Đông Dương:

Trường hợp của Công ty hoạt động trong lĩnh vực y tế [khám chữa bệnh và bán thuốc cho bệnh nhân đến khám bệnh] thì dịch vụ khám chữa bệnh bao gồm thuốc chữa bệnh trong gói dịch vụ chữa bệnh theo quy định của Bộ Y tế thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT; Công ty được lập 1 hoá đơn chung cho dịch vụ khám chữa bệnh và bán thuốc. Trường hợp bán thuốc không nằm trong gói dịch vụ chữa bệnh thì thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, áp dụng thuế suất là 5%.

Trường hợp Công ty khi cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh với giá trị trên 200.000 đồng nhưng khách hàng không lấy hoá đơn thì Công ty vẫn phải lập hóa đơn và ghi rõ “người mua không lấy hoá đơn”.

Việc Công ty đề nghị lập bảng kê bán lẻ cho tất cả bệnh nhân để xuất hoá đơn cuối ngày [giá trị trên 200.000 đồng] là không phù hợp với quy định.

Video liên quan

Chủ Đề