Nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ logistics

Home Forums > Khoa Học Xã Hội > Chuyên Ngành Kinh Tế > Chuyên Ngành Quản Trị Kinh Doanh >

Tags:

[You must log in or sign up to reply here.]

Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp để phát triển dịch vụ logistics

[ĐCSVN] – Chính phủ xác định logistics là một ngành dịch vụ quan trọng trong cơ cấu tổng thể nền kinh tế quốc dân, đóng vai trò hỗ trợ, kết nối và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Chính vì vậy việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp logistics để thúc đẩy, gia tăng giá trị hoạt động xuất nhập khẩu là một yêu cầu cấp bách trong bối cảnh hậu COVID-19...

Ảnh minh họa [Nguồn: D.V]

Doanh nghiệp logistics Việt Nam còn nhỏ, chỉ chiếm 30% thị phần

Theo số liệu từ Hiệp hội Doanh nghiệp logistics Việt Nam, hiện 90% các doanh nghiệp logistics đang hoạt động là doanh nghiệp Việt Nam, nhưng lại chỉ chiếm khoảng 30% thị phần, còn lại thuộc về các doanh nghiệp nước ngoài.

Bên cạnh đó, số lượng doanh nghiệp nhiều nhưng chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ, quy mô hạn chế cả về vốn và nhân lực cũng như kinh nghiệm hoạt động quốc tế, chưa có sự liên kết giữa các khâu trong chuỗi cung ứng logistics và giữa doanh nghiệp dịch vụ logistics với doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Chính vì vậy, ở cả chiều mua và bán, doanh nghiệp logistics trong nước đều bị hạn chế nhiều mặt.

Nêu khó khăn thách thức của doanh nghiệp, ông Trương Tấn Lộc, Giám đốc Marketing, Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn cho biết, giá nhiên liệu tăng đột biến trong năm 2022 [tăng khoảng 33% so với giá trung bình 2021] ảnh hưởng đến chi phí của doanh nghiệp; về thủ tục của các cơ quan hữu quan còn chưa tạo điều kiện thuận lợi như việc kiểm soát hàng quá cảnh qua các cửa khẩu, gây khó khăn cho các hãng tàu, khách hàng… “Dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, khiến hoạt động logistics phải có sự chuẩn bị, phương án dự phòng về phương tiện và nhân lực; các doanh nghiệp nhỏ và vừa khó có thể chịu thêm chi phí phát sinh lớn”, ông Lộc chia sẻ.

Bà Phạm Thị Lan Hương, Tổng giám đốc Công ty CP Vinafco cũng chia sẻ, thị trường logistics Việt Nam nhiều tiềm năng nhưng rất phân tán. Phân tán về quy mô, số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm đa số, hiện 90% doanh nghiệp đăng ký có vốn dưới 10 tỷ đồng; phân tán về loại hình dịch vụ, các doanh nghiệp logistics hoạt động ở nhiều mảng dịch vụ khác nhau.

Theo bà Hương, hạn chế cho sự phát triển của logistics chính là Việt Nam có chi phí logistics cao hơn nhiều so với các nước trên thế giới, nhất là so với một số nước trong khu vực Thái Lan, Singapore chi phí logistics đã giảm, điều này tạo rào cản cho năng lực cạnh tranh trên thị trường của Việt Nam. Theo số liệu của Ngân hàng thế giới, chi phí logistics ở Việt Nam dao động từ 20,9-25% GDP.

Làm gì để phát huy thế mạnh logistics?

Để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, bà Ngô Thị Trúc Anh, Giám đốc Bộ phận Vận chuyển, Lazada Logistics Việt Nam cho rằng, kiến tạo hệ sinh thái logistics bền vững là năng lực cạnh tranh hiệu quả nhất. Thị trường thương mại điện tử Việt Nam đã ghi nhận sự tăng trưởng ấn tượng trong 2 năm trở lại đây, tạo đà bứt phá cho ngành giao vận logistics. Tuy nhiên, các doanh nghiệp logistics cũng đang phải đối mặt với các thách thức lớn trong quy trình vận hành, để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao của thị trường.

Năm 2022 được dự báo là năm tiếp tục có những thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen. Tuy nhiên, Việt Nam có thế mạnh về địa kinh tế rất thuận lợi để đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu và dịch vụ logistics do nằm trong khu vực phát triển năng động của thế giới, nơi luồng hàng tập trung giao lưu rất mạnh.

Do đó, theo ông Trương Tấn Lộc, để nắm bắt cơ hội phát triển cần triển khai nhóm các giải pháp về phát triển hạ tầng logistics, như tiếp tục rà soát, bổ sung, hoàn thiện qui hoạch tổng thể hệ thống cảng cạn, ICD Việt Nam thời kỳ 2021 – 2030; Rà soát, bổ sung, hoàn thiện qui hoạch tổng thể và chi tiết hệ thống trung tâm logistics trên địa bàn cả nước; Nhanh chóng triển khai các dự án giao thông đường bộ, cụ thể đường vành đai 3, vành đai 4, đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, nâng cấp đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành.

Đối với nhóm các giải pháp hoàn thiện các quy định, cơ chế, chính sách, ông Lộc cho rằng, Chính phủ cần xây dựng cơ chế phát triển logistics xanh theo định hướng cắt giảm ty trọng sử dụng nhiên liệu hóa thạch trên 1km vận tải; Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương phối hợp với các Bộ ngành xây dựng cơ chế ưu đãi cho các doanh nghiệp về việc giảm các loại thuế; Xem xét điều chỉnh Thông tư số 01/2019/TT-BCT về quy định cửa nhập khẩu phế liệu cho mặt hàng giấy…

Bà Phạm Thị Lan Hương, Tổng giám đốc Công ty CP Vinafco cũng nhấn mạnh, các xu thế của thị trường logistics mang đến nhiều cơ hội và cũng đặt ra nhiều thách thức cho các doanh nghiệp logistics Việt Nam. Do đó, Việt Nam cần đầu tư, phát triển quy hoạch, có trung tâm đầu nối vận chuyển; có cơ chế ưu đãi cho các đơn vị họa; doanh nghiệp kỳ vọng sẽ có chương trình về giải pháp công nghệ cho ngành logistics; tăng cường sự liên kết giữa các doanh nghiệp trong ngành một cách lành mạnh.

“Bên cạnh đó, Việt Nam cần thúc đẩy ứng dụng công nghệ vào ngành logistics để nâng cao hiệu quả, tối ưu năng suất hoạt động và tiết kiệm chi phí vận hành cho doanh nghiệp; kết nối chặt chẽ giữa các đơn vị phát triển và vận hành logistics để nâng cao hiệu quả hoạt động như đơn vị sản xuất, kho vận, 3PLs, vận chuyển; khuyến khích đầu tư vào thị trường logistics Việt Nam…” – bà Phạm thị Lan Hương khẳng định./.

An Nguyên

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối CHƯƠNG 1GIỚI THIỆU1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀITrên thế giới hiện nay, nền kinh tế không chỉ đơn thuần với các sản phẩmvật chất cụ thể, mà bên cạnh đó còn có tồn tại với các sản phẩm dịch vụ. Dịchvụ được coi là ngành kinh tế thứ 3 và là ngành công nghiệp không khói. Ở cácnước phát triển, tỷ trọng dịch vụ trong tổng sản phẩm quốc dân thường rất cao.Đã có không ít tổ chức, cá nhân đầu tư vào các hoạt động dịch vụ bởi lẽ nó manglại hiệu quả kinh tế cao và đang là xu hướng thời đại.Logistics được ghi nhận như một chức năng kinh tế chủ yếu, một công cụhữu hiệu mang lại thành công cho các doanh nghiệp cả trong khu vực sản xuấtlẫn trong khu vực dịch vụ, quyết định đến tính cạnh tranh của ngành công nghiệpvà thương mại mỗi quốc gia. Ở Việt Nam, hoạt động dịch vụ logistics đang ởgiai đoạn đầu của sự phát triển. Sự phát triển dịch vụ logistics có ý nghĩa rấtquan trọng, đảm bảo cho việc vận hành sản xuất, kinh doanh, đáp ứng được vềthời gian và chất lượng của các loại hình dịch vụ khác. Nếu ngành logitics nướcta phát triển, chi phí logistics giảm, thì các doanh nghiệp giảm chi được lượngtiền rất lớn cho khâu logistics để hạ giá thành sản phẩm, tăng tính cạnh tranhcho hàng hóa Việt Nam, làm lợi cho người dân cho đất nước.Logistics mới hình thành ở Việt Nam từ khi đất nước mở cửa và ngànhvận tải biển bắt đầu phát triển. Việt Nam có nguồn thu nhập logistics chiếm từ10 – 15% GDP quốc gia [khoảng 8 – 10 tỉ USD/năm bằng 12% GDP], xếp53/155 nước trên thế giới. Tuy nhiên, một điều đáng lo là logistics Việt Nam cóquy mô nhỏ lẻ, hoạt động manh mún, thiếu đồng bộ, không đủ sức cạnh tranhvới nước ngoài, chỉ đảm nhận một phần công đoạn trong dây chuyền nội địa[như xếp dỡ, lưu kho bãi, kiểm đếm, làm thủ tục giao nhận hàng hóa...] thựcchất là làm thuê cho các hãng tàu nước ngoài. Vì vậy, nhiều năm qua, các tậpđoàn hàng hải quốc tế vẫn tiếp tục kiểm soát ngành logistics ở các cảng biểnViệt Nam và thị phần hầu như không thay đổi. Chi phí logistics của Việt Namcó khi lên đến 20% trong giá thành vận tải, trong khi trên thế giới bình quân từ8–10%.Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, sự giatăng của hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư, dịch vụ logistics tại Việt Namđang có bước phát triển mạnh mẽ khi mà Việt Nam đã chính thức trở thànhthành viên của Tổ chức thương mại thế giới [WTO]. Năm 2009 là thời điểmViệt Nam thực thi cam kết mở cửa các lĩnh vực dịch vụ trong khuôn khổ các2hiệp định đã ký kết với WTO, trong đó có lĩnh vực logistics, theo đó, đến năm2014, các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài sẽ được phép kinh doanh loạihình dịch vụ này tại nước ta.Với việc Việt Nam thực hiện các cam kết về tự do hoá dịch vụ Logisticstrong WTO và Hội nhập ASEAN về Logistics theo lộ trình 4 bước đến năm2014 là: [1] Tự do hoá thương mại, dỡ bỏ rào cản thuế; [2] Tạo cơ hội cho doanhnghiệp trong lĩnh vực Logistics; [3] Nâng cao năng lực quản lý Logistics và [4]Phát triển nguồn nhân lực. Bối cảnh đó đặt ra nhiều cơ hội và thách thức chongành Logistics ở Việt Nam.Trước tình hình đó, công ty cổ phần Hàng Hải Sài Gòn đã từng bước hoànthiện và củng cố hoạt động kinh doanh của mình. Tuy vậy, để tồn tại và pháttriển lâu dài, công ty không còn cách nào khác là cần nhìn nhận lại tìnhhình, trên cơ sở đó tìm ra những biện pháp thúc đẩy hiệu quả hoạt động hơnnữa.Trong thời gian thực tập và tìm hiểu tại công ty, em mong muốn đóng gópmột phần nhỏ vào sự phát triển của công ty, em đã chọn đề tài: “Giải pháp nângcao hiệu quả kinh doanh các dịch vụ logistics của công ty cổ phần Hàng hải SàiGòn tại thành phố Hồ Chí Minh” làm luận văn tốt nghiệp của mình.1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU1.2.1 Mục tiêu chungPhân tích tình hình kinh doanh các dịch vụ logistics của công ty cổ phầnHàng Hải Sài Gòn tại thành phố Hồ Chí Minh, từ đó xác định được những điểmmạnh cũng như rút ra những hạn chế mà công ty vấp phải trong giai đoạn 2010– 2012, từ đó đề ra những giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty.1.2.2 Mục tiêu cụ thể- Phân tích tình hình kinh doanh chung của công ty trong giai đoạn 2010– 2012 và 6 tháng đầu năm 2013.- Phân tích thực trạng kinh doanh các dịch vụ logistics của công ty cổ phầnHàng Hải Sài Gòn hiện đang kinh doanh. Xác định được điểm mạnh cũng nhưhạn chế của công ty trong giai đoạn 2010 – 2012.- Đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường, đẩy mạnh hiệu quả kinh doanhvà khả năng cạnh tranh của công ty trong thời gian tới.1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU- Thực tế việc kinh doanh các dịch vụ logistics của công ty như thế nào?- Việc kinh doanh của công ty có những ưu nhược điểm gì?

Xem link download tại Blog Kết nối!

Video liên quan

Chủ Đề