III - VẬN DỤNG - mục iii - phần a - trang 20 vở bài tập vật lí 7

Mặt nước coi như một gương phẳng. Bóng của tháp chính là ảnh tạo bởi gương phẳng. Chân tháp ở sát đất, đỉnh tháp ở xa đất nên ảnh của đỉnh tháp cũng ở xa đất và ở phía bên kia gương phẳng tức là ở dưới mặt nước.
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
  • C5.
  • C6.

III - VẬN DỤNG

C5.

Vận dụng tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng để vẽ ảnh của một mũi tên đặt trước một gương phẳng như hình 5.2.

III - VẬN DỤNG - mục iii - phần a - trang 20 vở bài tập vật lí 7

Lời giải chi tiết:

Vẽ ảnh A' và B' của điểm sáng A và điểm sáng B.

Nối BA' với B' ta được A'B' chính là ảnh của AB.

III - VẬN DỤNG - mục iii - phần a - trang 20 vở bài tập vật lí 7

C6.

Giải đáp thắc mắc của bé Lan trong câu chuyện kể ở đầu bài:

Lời giải chi tiết:

Bé Lan thấy cái tháp và cái bóng của nó lộn ngược xuống nước vì:

Mặt nước coi như một gương phẳng. Bóng của tháp chính là ảnh tạo bởi gương phẳng. Chân tháp ở sát đất, đỉnh tháp ở xa đất nên ảnh của đỉnh tháp cũng ở xa đất và ở phía bên kia gương phẳng tức là ở dưới mặt nước.

Coi mũi tên AB tượng trưng cho cái tháp ta có hình vẽ tạo ảnh như sau:

III - VẬN DỤNG - mục iii - phần a - trang 20 vở bài tập vật lí 7

Ghi nhớ:

+ Ảnh ảo tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn và lớn bằng vật.

+ Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương phẳng bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương.

+ Các tia sáng từ điểm S tới gương phẳng cho tia phản xạ có đường kéo dài đi qua ảnh ảo S'.