Huyết tương và huyết thanh khác nhau như thế nào năm 2024

Huyết thanh và huyết tương là hai thành phần cơ bản của máu. Tuy nhiên bạn có biết huyết tương và huyết thanh được ứng dụng ra sao trong y học?

Huyết tương và huyết thanh khác nhau như thế nào năm 2024
Hình ảnh của huyết thanh

Huyết thanh là gì?

Trong y học, huyết thanh là phần thu được sau khi loại bỏ các tế bào hồng cầu, bạch cầu và các thành phần đông máu ra khỏi thể tích máu. Hay nói cách khác, huyết thanh chính là huyết tương đã loại bỏ những chất chống đông ra bên ngoài. Huyết thanh này là huyết thanh sinh lý (physiologic serum) khác hoàn toàn với huyết thanh trắng da (serum) với các thành phần là vitamin, collagen, thảo mộc…mà các chị em hay sử dụng.

Huyết tương là gì?

Khi đem một thể tích máu quay ly tâm, thể tích máu này sẽ phân thành hai lớp một lớp màu đỏ chứa tế bào màu và lớp có màu vàng chính là huyết tương. Huyết tương là phần vô hình, có thành phần chủ yếu là nước. Ngoài ra, huyết tương còn chứa nhiều chất quan trọng đối với sự phát triển và chuyển hóa của cơ thể như albumin, các yếu tố đông máu, các kháng thể, đường, vitamin, muối khoáng, hormone, các men,…Huyết tương thay đổi theo giờ trong cơ thể. Chẳng hạn như sau bữa ăn, huyết tương có màu vàng đục và sau khi ăn từ 1 – 2h sẽ chuyển sang màu vàng chanh.

Huyết tương và huyết thanh khác nhau như thế nào năm 2024
Hình ảnh của huyết tương

Ứng dụng của huyết thanh trong y học

Huyết thanh có thể bảo quản được ở nhiệt độ 2-6 độ C trong vài ngày. Người ta thường dùng huyết thanh để kiểm tra xét nghiệm nhóm máu. Huyết thanh động vật được dùng để làm thuốc chống độc, chống nọc độc, được sử dụng nhiều nhất trong các trường hợp chữa và dự phòng một số bệnh nhiễm trùng. Ngoài ra, nó còn có thể được truyền vào máu với mục đích bổ sung một số loại dưỡng chất mà máu thiếu hụt, cũng như được sử dụng trong một số trường hợp như điều trị thiếu hụt miễn dịch, dị ứng và dự phòng bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia).

Trong điều trị và dự phòng các bệnh nhiễm trùng: huyết thanh chỉ có tác dụng đối với những bệnh mà cơ chế bảo vệ cơ thể chủ yếu là nhờ miễn dịch dịch thể. Chẳng hạn như huyết thanh kháng uốn ván (SAT) và huyết thanh kháng bạch cầu (SAD). Bên cạnh đó, còn có huyết thanh kháng ho gà, kháng sởi, huyết thanh kháng virus viêm gan, virus quai bị,…

Giảng viên Cao đẳng xét nghiệm – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, huyết tương và huyết thanh đều cùng là thành phần dịch thể của máu, khác biệt dễ nhận thấy là trong huyết tương có fibrinogen và các thành phần vật chất có liên quan với sự đông máu, còn trong huyết thanh thì không có các thành phần này nên nó không làm đông máu và trong hơn huyết tương. Do đó muốn thu được huyết tương thì người ta phải cho các chất chống đông trong khi đó thì không cần cho chất chống đông để thu lấy huyết thanh.

Huyết tương và huyết thanh khác nhau như thế nào năm 2024

Huyết tương giàu tiểu cầu có tác dụng kích thích phục hồi tái tạo mô

Ứng dụng của huyết tương trong y học

Huyết tương được ứng dụng chủ yếu trong truyền máu. Và với sự phát triển của khoa học công nghệ trong y học hiện đại ngày nay, thay vì việc truyền máu toàn phần thì nguyên tắc cơ bản của truyền máu hiện đại chính là chỉ sử dụng loại chế phẩm máu mà người bệnh cần nhằm phát huy tối đa hiệu quả và hạn chế tối thiểu những tai biến truyền máu.Trong các chế phẩm máu được dùng trong truyền máu, các chế phẩm chứa huyết tương được sử dụng khá phổ biến, chủ yếu là huyết tương giàu tiểu cầu và huyết tương tươi đông lạnh.

Huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) là loại huyết tương chứa lượng tiểu cầu cao hơn gấp nhiều lần so với tiểu cầu trong máu bình thường. Huyết tương giàu tiểu cầu có tác dụng kích thích phục hồi tái tạo mô, tăng sinh collagen nên được ứng dụng cho bệnh nhân thoái hóa khớp gối hay ứng dụng trong thẩm mỹ để trẻ hoá làn da. Với tác dụng kích thích sản sinh collagen, nguyên bào sợi, keratin, huyết tương giàu tiểu cầu cũng được ứng dụng để điều trị cho các bệnh nhân rụng tóc nhiều, hói.

Ứng dụng của huyết tương giàu tiểu cầu

Huyết tương tươi đông lạnh là huyết tương được tách ra từ máu toàn phần và được để đông lạnh trong vòng 6h sau khi lấy dự trữ ở -18 độ C. Một đơn vị huyết tương tươi đông lạnh có thể tích khoảng từ 200-300ml và chứa một lượng các yếu tố đông máu, albumin và immunoglobulin. Truyền huyết tương được sử dụng cho các bệnh nhân thiếu các yếu tố đông máu mà không có sản phẩm chuyên biệt để truyền, bệnh nhân giảm thế tích máu và có rối loạn đông máu. Trong các trường hợp mất máu cấp bệnh nhân cũng được truyền huyết tương. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân, thì cần phải làm xét nghiệm nhóm máu cho bệnh nhân cũng như làm phản ứng chéo tại giường, theo dõi bệnh nhân chặt chẽ.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Hồ Viết Lệ Diễm - Bác sĩ Nội tổng quát - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Huyết thanh là huyết tương đã loại chất chống đông. Người ta dùng huyết thanh để chỉ những dung dịch có thể truyền vào máu nhằm bù một số chất bị thiếu hụt.

Huyết thanh là một dung dịch nước trong máu chúng ta, được tạo ra từ các tế bào hồng cầu, bạch cầu và các protein trong quá trình tích tụ máu. Huyết thanh cũng có thể gọi là huyết tương với các tế bào và protein đông máu đã bỏ đi và các chất điện giải thì còn lại.

Thành phần của huyết thanh bao gồm các nguyên tố vi lượng và đa lượng như: Kali, Natri, Canxi, Clorua, Phosphor, Magie, Enzyme, axit uric, glucose, bilirubin, creatinine,...

Cách tạo ra huyết thanh là cho máu đông lại trong thời gian nhất định, tiếp đến đun ống bằng que thử, sau một thời gian sẽ loại bỏ được máu đã đông ra ngoài, sau đó ly tâm ống. Sau khi làm xong các bước này chúng ta sẽ có được huyết thanh.

2. Ứng dụng của huyết thanh

2.1 Chẩn đoán bệnh

Trong y học, huyết thanh dùng để chẩn đoán nhiều bệnh như:

  • Brucellosis do vi khuẩn gây ra
  • Amebiasis do ký sinh trùng gây ra
  • Bệnh sởi, Rubella, viêm gan B, HIV/AIDS, bệnh giang mai, nhiễm nấm, bệnh sùi mào gà do HPV, bệnh Herpes sinh dục do HSV,...

2.2 Truyền huyết thanh

Huyết tương và huyết thanh khác nhau như thế nào năm 2024

Truyền huyết thanh để bổ sung cho cơ thể khi cơ thể có dấu hiệu thiếu hụt miễn dịch, dị ứng

Truyền huyết thanh có tác dụng gì? Trong huyết thanh có chứa nhiều thành phần có tác dụng rất tốt cho cơ thể. Người ta sử dụng huyết thanh để bổ sung cho cơ thể khi cơ thể có dấu hiệu thiếu hụt miễn dịch, dị ứng. Ngoài ra, sử dụng huyết thanh trong phòng và chữa nhiễm trùng rất hiệu quả.

Bên cạnh đó, các loại huyết thanh điều chế có tác dụng kháng nhiều loại bệnh như ho gà, sởi, uốn ván,... một số loại khác có tác dụng ngừa viêm gan B, quai bị,....

3. Lưu ý khi truyền huyết thanh

Trước khi truyền huyết thanh cần phải hỏi bệnh nhân tiền sử đã truyền huyết thanh bao giờ chưa để có thể lựa chọn liều lượng cho phù hợp để không gây ra phản ứng.

Làm thử nghiệm phản ứng trước khi truyền huyết thanh bằng cách pha loãng lượng nhỏ huyết thanh với dung dịch Nacl để tiêm vào cơ thể. Nếu phần da dưới vết tiêm nổi ửng đỏ sau 15-20 phút cần ngừng ngay lập tức vì cơ thể đã có dấu hiệu phản ứng. Trong trường hợp bắt buộc phải tiêm thì nên đưa từng lượng nhỏ dần dần vào cơ thể và theo dõi quá trình hấp thụ huyết thanh có gì bất thường hay không.

Khi lựa chọn phương pháp truyền huyết thanh cần phải đến các cơ sở y tế uy tín để thực hiện. Tránh đến những nơi không uy tín vì chất lượng huyết thanh khó kiểm soát và huyết thanh dễ nhiễm trùng, nếu đưa vào trong cơ thể sẽ khiến cơ thể mắc các loại bệnh nguy hiểm như nhiễm trùng huyết,...

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số hoặc đặt lịch trực tiếp . Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

XEM THÊM:

  • Sự khác nhau giữa huyết thanh và huyết tương
  • Chức năng của Globulin miễn dịch
  • Bị chó cắn sau 10 ngày tiêm vắc-xin có tác dụng ngừa bệnh không?

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

Khi nào dùng huyết thanh?

Người ta sử dụng huyết thanh để bổ sung cho cơ thể khi cơ thể có dấu hiệu thiếu hụt miễn dịch, dị ứng. Ngoài ra, sử dụng huyết thanh trong phòng và chữa nhiễm trùng rất hiệu quả. Bên cạnh đó, các loại huyết thanh điều chế có tác dụng kháng nhiều loại bệnh như ho gà, sởi, uốn ván,...

Huyết thanh có máu gì?

+ Huyết thanh: một mẫu huyết thanh bất thường có thể có màu sữa, đục hoặc vàng đậm và nó chỉ ra các tình trạng bất thường như Cholesterol máu cao hoặc tăng Bilirubin máu. + Huyết tương: ở người khỏe mạnh là chất lỏng màu vàng nhạt và trong suốt.

Huyết thanh chữa gì?

Trong huyết thanh có các protein (không được dùng trong quá trình đông máu) cùng với một số chất điện giải và các nguyên tố vi lượng, nguyên tố đa lượng, chẳng hạn như Kali, Canxi, Natri, Magie, Photpho, axit uric, bilirubin, glucose, ure, creatinine,...

Khi nào cần thay huyết tương?

Thay huyết tương được chỉ định trong các bệnh lý nào? Bệnh lý do bất thường hệ tự miễn: Ban xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối (TTP). Bệnh lý liệt do miễn dịch: Bệnh nhược cơ, Hội chứng Guillain-Barré. Đặc biệt Viêm tụy cấp do tăng Triglycerid máu, đáp ứng rất tốt trong thay huyết tương.