Hữu khuynh trong triết học

Các quy luật của tự nhiên, xã hội cũng như của tư duy con người đều mang tính khách quan. Con người không thể tạo ra hoặc xóa bỏ được quy luật mà chỉ có thể nhận thức và vận dụng vào thực tế. Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại là một trong ba quy luật của phép biện chứng duy vật, nó cho biết phương thức của sự vận động và phát triển. Việc nhận thức quy luật này có ý nghĩa to lớn trong thực tiễn khi chúng ta xem xét các sự vật, hiện tượng. Nếu nhận thức không đúng quy luật này dễ dẫn đến hiện tượng tả khuynh hoặc hữu khuynh. Tả khuynh có thể hiểu là tư tưởng chủ quan nóng vội, muốn sớm có sự thay đổi về lượng nhưng lại không tính đến việc tích lũy về chất. Hữu khuynh là tư tưởng bảo thủ, trì trệ, không dám thực hiện bước nhảy [sự thay đổi về chất] khi đã có sự tích lũy đủ về lượng. Với bài tiểu luận này, chúng tôi mong muốn tiếp cận và làm sáng tỏ phần nào nội dung và ý nghĩa của quy luật quan trọng này và từ đó rút ra được những bài học bổ ích trong học tập và cuộc sống. Bằng việc tiếp cận vấn đề thông qua việc làm sáng tỏ ba ví dụ cụa thể trong thực tế, chúng tôi mong muốn có thể cung cấp cho người đọc cách nhìn nhận dễ dàng và chân thực nhất về quy luật này. I. Những vấn đề lý luận của quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại. 1. Một số khái niệm. 2. Nội dung quy luật. II. Một số ví dụ làm rõ quy luật. 1. Quy luật lượng chất trong khoa học tự nhiên. 2. Quy luật lượng chất trong quá trình học tập và rèn luyện của học sinh, sinh viên.

Video liên quan

Chủ Đề