Hương hoa đăng trà quả thực là gì

Trong nghi lễ Phật giáo, hương là một trong sáu lễ vật dâng cúng, gồm có: Hương, Hoa , Đăng , Trà , Quả , Thực [Nhang, Bông, Đèn, Trà, Trái, Thức ăn]. Tuy nhiên nhiều người không rõ về ý nghĩa sâu xa của việc cúng Phật nên bày biện đủ thức ăn uống như yến tiệc, thật là phí của, phí công mà lại còn làm sai lạc ý nghĩa. Không lẽ Phật sẽ lên trên bàn thờ mà ăn từng trái táo, uống từng chung trà sao?

Theo quan niệm của Phật giáo, lòng thành thể hiện qua làn khói hương nghi ngút, không cần cỗ bàn yến tiếc tiệc thịt cá, heo quay linh đình… vì đúng ý nghĩa sự Cúng Phật thì chỉ nên dùng hương thơm, đèn sáng, hoa tươi, trái tốt, nước trong là đủ.[8] Phật không phải ở trên bàn thờ, trong những pho tượng, mà là ở trong tâm của tất cả con người. Ngoài những nén hương dùng ngọn lửa nóng để đốt cháy lên, chúng ta còn có thể dùng đức tin của mình thắp lên những nén Tâm hương- tức là hương từ trong tâm. Bởi vậy mới có năm thứ hương dùng để cúng dường chư Phật: Giới hương, định hương, tuệ hương, giải thoát hương và giải thoát tri kiến hương.Không chỉ Phật giáo, mà cả các tôn giáo khác như Thiên Chúa giáo cũng dùng hương trong các ngày lễ của mình. Người Thiên Chúa giáo xông hương trong các thánh lễ, trước bàn thờ, trước cuốn Kinh Thánh, mình Thánh, rượu Thánh và cả linh cửu của người đã mất[9]… Trước thời Chúa Giê-su [Jesus], những hương liệu như loại trầm frankincense có giá trị hơn cả vàng bạc châu báu[10]. Đó là vì cổ nhân tin rằng những loài cỏ cây thơm là do chư Thiên ban cho từ trên cao và đã thấm nhuần hương thơm của Đức Chúa Trời.Có tài liệu ghi rằng, khi Chúa Giê-su giáng sinh, có ba vị vua đem ba thứ châu báu quý nhất trong nước thời đó để dâng lên cho ngài – đó là 1. Vàng, 2. Hương Trầm và 3. Dầu thơm đặc biệt từ rễ cây Myrrh. Điều này chứng tỏ hương trầm từ xa xưa vốn đã được xem như một vật quý giá thiêng liêng. Khói hương hòa vào không khí khiến cho không gian vạn vật xung quanh đều được thơm ngát, ví như tâm hành “Tùy thuận chúng sinh” của các bậc Bồ tát Đại nhân vậy.Những tôn giáo khác như Ấn Độ giáo [Hinduism] thì lại dùng hương để thư giản và tập trung hơi thở lúc ngồi Thiền. Trong khi đó, dạo Phù Thủy [Wiccanism] dùng hương để trở về với sức sống thiên nhiên để cảm thông với các vị nữ thần như Aphrodite. Trái lại, theo đạo Khổng [Confucianism] thì khói hương tượng trưng cho Đại Trượng Phu – chỉ bay lên chứ không bao giờ lặn xuống.Hương không có màu sắc nhưng luôn thơm ngát, như câu “Tự tại trong hành xứ, như chim giữa hư không, tìm dấu chân không thấy”[11]. Như mùi hương vô sắc phảng phất thơm lừng, bậc tĩnh lặng sống tự tại giữa đời, đem lại an lạc và lợi ích cho đời nhưng không lưu lại một dấu tích danh sắc nào trên bia ký. Rời khỏi cuộc đời, có chăng chỉ là một khoảng không gian ngát hương: mùi hương của loại hương bay ngược chiều gió!Ở nhiều vùng thuộc Nam Bộ, người ta còn thắp hương cho từng gốc cây, góc nhà với quan niệm mọi vật đều có đời sống tâm linh của nó, cũng như là để thần thánh, hoặc vong/ hương linh hút vàp sức lực để hiển linh.Một điều chúng ta phải cần ghi nhớ là mỗi lần dâng hương trước bàn thờ: không những dâng hương bằng tấm lòng thành kính của mình, mà còn phải có chánh niệm, tiếng Anh gọi concentration [sự tập trung]. Nên cắm từng nén hương với hai tay và cắm cho ngay thẳng, tượng trưng cho tấm lòng ngay thẳng, mặc cho bão táp phong ba không hền dời đổi, giữ nguyên phong cách của ngừời quân tử tấm lòng trong sạch để lưu lại tiếng thơm với đời tỏa khắp nơi.Hương trầm, sợi dây nối với thế giới tâm linhCứ vào tháng cuối năm, khi mọi người bàn tán về việc sắm tết, làm tôi nhớ lại lúc bé khi còn ở quê được mẹ cho đi chợ huyện sắm hàng tết là thích lắm. Thế nào tôi cũng đòi được mẹ mua cho đủ thứ, nào pháo dây, con tò he, và một vài thứ khác nữa….Những lần ấy, trước khi đi chợ bà tôi thường dặn mẹ:”Mẹ cái gái đi chợ nhớ mua bó hương trầm nhé”. Bà tôi vẫn thường nói;” Ngày tết thiếu thứ gì cũng được nhưng nhất thiết phải có bánh chưng và nén hương thơm để cúng tổ tiên , ông bà”. Bây giờ bà tôi không còn nữa, tôi cũng đã thoát ly ra Hà Nội. Nhưng mỗi dịp về thăm quê, nhất là vào dịp giỗ, tết bao giờ ngoài bánh mứt tôi cũng nhớ mua vài bó hương trầm về và thành kính dâng lên ban thờ và thắp những nén hương thơm ngát. Tôi có cảm giác nén hương trầm toả ra mùi thơm ngào ngạt như sợi dây máu thịt nối liền giữa người đang sống với vong linh những người đã khuất. Đúng như câu ca dao:“Vẫn còn đây những lời ruVờn bay phảng phất cho dù tháng nămTổ tiên một nén nhang trầmNối dòng máu đỏ âm thầm thiết tha”.

Cũng như một số vật dụng khác, tưởng chừng rất nhỏ bé, nhưng không thể thiếu được trong đời sống của chúng ta. Hương trầm cũng là một thứ nằm trong số đó, nhất là trong đời sống tâm linh của người dân Việt nam dù đang sống tại quê hương hay ở nơi xa sứ trên đất khách quê người.

Hương thơm đặc trưng của khói trầmHương là thứ mà nhà nào cũng thường dùng, trong những ngày giỗ ,tết hay lễ hội ngày một, ngày rằm hàng tháng, nó không thể thiếu được. Nhưng tôi tin rằng, sẽ rất ít người trong chúng ta quan tâm tìm hiểu về nguồn gốc nén hương đó có từ đâu, bao giờ và làm như thế nào, bằng gì ? Vậy chúng ta cùng nhau làm cuộc tìm hiểu nhỏ về nén hương nhỏ bé ấy.Tìm đến hiệu hương Đồng tiến của cụ Đức Ngọc ở số 10 phố Hàng khoai, Hà nội – Một trong số rất ít những nhà làm hương gia truyền nổi tiếng còn lại ở Hà nội ngày nay. Cụ Đức Ngọc nay tuy đã quá tuổi “cổ lai hy” nhưng cụ vẫn rất khoẻ mạnh và tinh nhanh, cụ cho chúng tôi biết. Cụ là hậu duệ thứ 7 trong gia đình truyền thống làm hương gốc ở làng Cao thôn, xã Bảo khê, huyện Kim động, tỉnh Hưng yên mà ngày xưa thường gọi là làng Đông lỗ. Qua cụ Đức Ngọc và một số tư liệu tôi được biết, nghề làm hương ở nước ta có từ rất lâu rồi khoảng 2000 năm, từ thời Hai Bà Trưng nhưng thời đó chỉ có loại hương đen. Hương đen được làm từ một loại nhựa, gọi là nhựa trám mua ở vùng miền núi phía bắc như Phú Thọ, Thái Nguyên….Nhựa trám được trộn với bột than sau khi tán mịn tạo thành thứ bột dẻo quánh, mầu đen. Mỗi khi se hương người ta véo một ít khoảng ngón tay cái rồi vê vào tăm tre và lăn cho tròn. Loại hương đen này khi thắp lên có mùi hơi hắc, ngai ngái. Nó xuất sứ ở xã Xà Kiều, huyện Ứng Hoà, tỉnh Hà Tây .

Còn loại hương trầm nén, hương vòng như ngày nay thường dùng có nguồn gốc tại quê của cụ là làng Cao thôn, xã Bảo Khê, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên .Cụ Đức Ngọc cho biết: Ở làng cụ ngày xưa có cụ bà tên là Đào Thị Khương, lúc sinh thời cụ lấy chồng người Hoa ở tỉnh Phúc Kiến, Trung quốc, rồi về ở quê chồng bên Phúc kiến. Tại quê chồng cụ theo nghề nhà chồng làm hương. Sau khi chồng mất, buồn thương chồng và nhớ nhà, cụ trở về Việt Nam thăm quê hương, nơi chôn rau cắt rốn. Lúc này tại quê nhà thấy bà con họ hàng nghèo túng vì lúc đó không có nghề phụ gì ngoài nghề nông, khi nông nhàn thì ngồi chơi chẳng có việc làm. Thấy vậy cụ dậy cho bà con họ hàng ở quê nghề làm hương trầm. Từ đó nghề hương trầm xuất hiện ở Việt Nam. Và cũng từ đó cuộc sống của người dân trong làng cũng dần một khấm khá lên, làng xóm đông vui sầm uất hơn. Để tưởng nhớ công ơn của cụ, cụ tổ nghề hương trầm người khai sinh ra nghề hương trầm ở Việt Nam, hàng năm cứ đến ngày 21 tháng 8 âm lịch, mọi người lại trở về quê làm lễ giỗ tổ nghề.

Mọi thông tin, liên hệ Qúy khách vui lòng liên hệ

CƠ SỞ MỘC – MỸ NGHỆ CAO CẤP HOA SEN

Xưởng sản xuất : Thị trấn Chư Ty – H. Đức Cơ – T. Gia Lai

Văn Phòng GD1: 197 Lê Duẫn – P. Phù Đổng TP.Pleiku – T. Gia Lai

Văn Phòng GD2: 58/2/19 Lê Hồng Phong – Quận 5 – TP.HCM

Điện thoại: 0938 735 768 – 0983 223 508

Email: – 

Website: www. tramhuonghoasen.com  –   //www.tramhuongvn.info

Video liên quan

Chủ Đề