Hướng dẫn báo tăng lương đóng bhxh 2022

Ngày 12/6/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị định 38/2022/NĐ-CP, chính thức điều chỉnh tăng mức lương tối thiểu vùng kể từ ngày 01/7/2022 với mức tăng bình quân là 6% so với lương tối thiểu vùng tại Nghị định 90/2019/NĐ-CP.

Cụ thể từ ngày 01/7/2022, mức lương tối thiểu vùng mới được quy định như sau:

Người lao động làm việc cho doanh nghiệp thuộc vùng

Mức lương tối thiểu tháng

[Đơn vị: đồng/tháng]

Mức lương tối thiểu giờ

[Đơn vị: đồng/giờ]

Vùng I

4.680.000

22.500

Vùng II

4.160.000

20.000

Vùng III

3.640.000

17.500

Vùng IV

3.250.000

15.600

Xem thêm: Bảng tra cứu lương tối thiểu vùng năm 2022 tại 63 tỉnh, thành 

Tăng lương tối thiểu, điều chỉnh tiền lương đóng BHXH thế nào? [Ảnh minh họa]


2. Lương tối thiểu vùng ảnh hưởng như thế nào đến tiền đóng bảo hiểm?

Theo hướng dẫn tại Quyết định 595/QĐ-BHXH, hằng tháng, người lao động và người sử dụng lao động sẽ phải trích một khoản tiền nhất định để đóng các loại bảo hiểm bắt buộc bao gồm: BHXH bắt buộc, bảo hiểm y tế [BHYT], bảo hiểm thất nghiệp [BHTN].

Tiền lương làm căn cứ đóng các loại bảo hiểm trên chính là tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc. Theo khoản 2 Điều 89 Luật BHXH năm 2014, tiền lương này bao gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác được ghi nhận cụ thể và được chi trả thường xuyên trong kì trả lương cho người lao động.

Bên cạnh đó, điểm 2.6 khoản 2 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH đã quy định:

2.6. Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc quy định tại Khoản này không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường.

a] Người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề [kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề] phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng;

b] Người lao động làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.

Như vậy, có thể thấy, lương tối thiểu vùng có ảnh hưởng trực tiếp đến mức tiền lương tối thiểu đóng BHXH hằng tháng. Khi lương tối thiểu vùng tăng, người lao động và người sử dụng lao động đang đóng bảo hiểm với mức lương thấp sẽ phải điều chỉnh tăng để đảm bảo cao hơn hoặc bằng mức tiền lương tối thiểu vùng mới.


3. Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc tối thiểu là bao nhiêu?

Theo điểm 2.6 khoản 2 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH đã dẫn chiếu ở trên, mức tiền lương tháng tối thiểu đóng BHXH được xác định như sau:

 - Người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện bình thường: Tiền lương tháng tối thiểu đóng BHXH không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.

- Người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề: Tiền lương tháng tối thiểu đóng BHXH cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng.

- Người lao động làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm: Tiền lương tháng tối thiểu đóng BHXH cao hơn ít nhất 5% so với mức lương của công việc có độ phức tạp tương đương trong điều kiện bình thường.

- Người lao động làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm: Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc có độ phức tạp tương đương trong điều kiện bình thường.

Căn cứ mức lương tối thiểu vùng tại Nghị định 38/2022/NĐP-CP, có thể tính toán được tiền lương tối thiểu đóng BHXH hằng tháng áp dụng từ ngày 01/7/2022 như sau:

Đơn vị: đồng/tháng

Vùng

Điều kiện bình thường

Môi trường nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

Môi trường đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

 

Công việc giản đơn nhất

Công việc cần trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học

Công việc giản đơn nhất

Công việc cần trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học

Công việc giản đơn nhất

Công việc cần trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học

I

4.680.000

5.007.600

4.914.000

5.257.980

5.007.600

5.358.132

II

4.160.000

4.451.200

4.368.000

4.673.760

4.451.200

4.762.784

III

3.640.000

3.894.800

3.822.000

4.089.540

3.894.800

4.167.436

IV

3.250.000

3.477.500

3.412.500

3.651.375

3.477.500

3.720.925

Trên đây là thông tin về sự điều chỉnh tiền lương đóng BHXH từ 01/7/2022 khi lương tối thiểu vùng tăng. Nếu vẫn còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 để được tư vấn chi tiết.

Tăng lương đồng nghĩa với việc tăng mức đóng BHXH. Vậy các bước thực hiện nghiệp vụ này trên phần mềm VIN-BHXH như thế nào? Hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây nhé!

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 17 Nghị định 115/2015/NĐ-CP, mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác được thể hiện trong hợp đồng lao động là căn cứ bắt buộc để tính mức đóng BHXH cho người lao động. Do đó, khi mức lương theo hợp đồng tăng thì doanh nghiệp cần phải thực hiện điều chỉnh tăng mức đóng BHXH cho người lao động đó.

Dưới đây là hướng dẫn chi tiết các bước điều chỉnh tăng mức đóng BHXH trên phần mềm Bảo hiểm điện tử VIN-BHXH.

Bước 1: Nhấn chọn biểu tượng dấu “+” tương ứng với phần nội dung 600b để tạo mới hồ sơ: Báo tăng, báo giảm, điều chỉnh mức đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN [Điều chỉnh chức danh, mức đóng].

Bước 2: Tick chọn vào ô vuông trước tên của người lao động cần làm hồ sơ, sau đó, nhấn chọn “Tăng lương” để điều chỉnh tăng mức đóng BHXH cho cá nhân đó.

Bước 3: Thực hiện điền các thông tin cần thiết được hệ thống yêu cầu.

* Lưu ý: Các ô thông tin được bôi đỏ và chú thích dấu [*] màu đỏ là những thông tin bắt buộc, do đó, đơn vị cần điền đầy đủ những thông tin này.

Bước 4: Để khai báo mức lương mới nhằm điều chỉnh tăng mức đóng BHXH, đơn vị tiến hành điền đầy đủ thông tin mức đóng mới vào ô “Tiền lương”.

Bước 5: Sau khi hoàn thành các thông tin cần thiết, nhấn chọn “D01 – TS” để điền Bảng kê thông tin.

Bước 6: Màn hình xuất hiện giao diện làm việc của tùy chọn “D01 – TS”, đơn vị tiến hành điền đầy đủ các thông tin được yêu cầu. 

* Lưu ý: Các ô thông tin được bôi đỏ và chú thích dấu [*] màu đỏ là những thông tin bắt buộc, do đó, đơn vị cần điền đầy đủ những thông tin này.

Bước 7: Nhấn chọn “Đính kèm” để đính kèm tệp theo yêu cầu của cơ quan BHXH quản lý.

Bước 8: Sau khi hoàn thành đầy đủ các thông tin của bộ hồ sơ 600b, đơn vị tiến hành kiểm tra lại một lần nữa các thông tin đã nhập để tránh sai sót trong quá trình nhập liệu. Tiếp theo, nhấn chọn “Lưu” [trường hợp đơn vị chưa có chữ ký số] hoặc “Ký và gửi BH” [trường hợp đơn vị có chữ ký số].

Bài viết vừa rồi là toàn bộ các bước thực hiện điều chỉnh tăng mức đóng BHXH cho người lao động trên phần mềm VIN-BHXH. Hãy theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều nghiệp vụ hữu ích về BHXH nhé!

Các doanh nghiệp, đơn vị nếu có nhu cầu về cài đặt hay những thắc mắc cần hỗ trợ, hãy liên hệ đến Tổng đài 1900 6134 hoặc đăng ký ngay:

Video liên quan

Chủ Đề