Hướng dẫn bảo quản khoai tây

Nhiệt độ luôn là yếu tố quan trọng trong việc bảo quản rau củ, cũng như là cách bảo quản thực phẩm tại nhà. Với khoai tây, khi được bảo quản ở nhiệt độ từ 6 - 10 độ C, khoai sẽ giữ được độ tươi trong vòng nhiều tháng mà không xuất hiện bất kì biểu hiện hư hại nào như héo vỏ, mọc mầm hay biến đổi màu sắc.

Để thực hiện cách bảo quản khoai tây này, bạn có thể cất khoai vào ngăn mát tủ lạnh hoặc sử dụng tủ mát và điều chỉnh nhiệt độ về khoảng 6 - 10 độ C để kéo dài thời gian sử dụng khoai tây lâu nhất có thể.

Theo nhiều nghiên cứu cho biết cách bảo quản khoai tây ở nhiệt độ thấp giúp duy trì tới 90% hàm lượng vitamin C có trong khoai trong 4 tháng. Trong khi đó, khoai tây được giữ ở nhiệt độ phòng sẽ mất đi 20% vitamin C chỉ sau 1 tháng.

Áp dụng cách bảo quản khoai tây ở nhiệt độ càng thấp không có nghĩa sẽ giữ được khoai càng tươi. Nếu 6 - 10 độ C là khoảng nhiệt lý tưởng giúp khoai tươi lâu, thì nhiệt độ đông lạnh dưới 0 độ C lại khiến khoai tây nhanh hỏng. Tham khảo thêm cách bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh chi tiết.

Bên cạnh đó, nhiệt độ quá thấp cũng làm biến đổi dinh dưỡng của khoai tây với quá trình chuyển hóa tinh bột khoai tây thành đường khử. Loại đường này sẽ tiếp tục chuyển hóa thành acrylamide hàm lượng cao - một chất tăng nguy cơ ung thư - khi được chế biến bằng phương pháp chiên ngập dầu.

Hơn nữa, cách bảo quản khoai tây đông lạnh sẽ làm khoai bị bở và không thể sử dụng được nữa sau khi rã đông, gây lãng phí thực phẩm. Nếu muốn đông lạnh khoai tây, bạn nên làm chín khoai tây trước rồi cất vào ngăn đá hoặc tủ đông và tranh thủ sử dụng trong thời gian ngắn.

Khoai tây vốn được trồng dưới mặt đất nên khi mua về bạn sẽ thấy trên vỏ còn bám một lớp đất mịn. Theo thói quen, nhiều người rửa sạch lớp đất trên khoai rồi mới mang đi cất. Đây là một trong những sai lầm ít ai biết sẽ khiến khoai nhanh hỏng hơn bình thường.

Khi rửa khoai, nước thấm vào khoai sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các loại nấm và vi khuẩn phát triển phá hủy củ khoai tây bạn cất công tuyển chọn từ cửa hàng. Hãy rửa khoai khi bạn chuẩn bị chế biến chúng!

Nếu bạn nghi ngại khoai tây bị phun thuốc trừ sâu nhiều để hạn chế rầy, bọ thì chuẩn bị ngay dung dịch giấm pha muối để rửa khoai, thay vì chỉ rửa bằng nước thường.

Khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, khoai tây sẽ sản sinh ra diệp lục làm cho phần vỏ bị xanh và độc tố solanine gây hại cho sức khỏe con người. Solanine khi đi vào cơ thể sẽ gây ngộ độc với triệu chứng nôn mửa và tiêu chảy. Khi bạn ăn khoai tây mà cảm thấy vị đắng và có cảm giác nóng rát trong miệng thì hãy nhanh chóng bỏ đi vì khoai tây đã bị hỏng.

Để thực hiện cách bảo quản khoai tây không bị xanh, bạn nên cất khoai tây trong túi giấy để hút ẩm và bảo quản ở nơi có ánh sáng hạn chế và thoáng khí. Lưu ý không để khoai tây trong túi zip hay hộp kín vì sẽ cản trở lưu thông khí. Hơi ẩm bên trong củ khoai tây nếu không thể thoát ra ngoài dễ gây ra ẩm mốc và vi khuẩn làm khoai hỏng nhanh hơn.

Nếu không có sẵn túi giấy, bạn cũng có thể tận dụng giấy báo cũ để bọc khoai tây, sau đó cất gọn vào thố lớn không đậy nắp và để ở nơi thoáng mát.

Đa số loại trái cây, rau củ khi chín sẽ sinh ra khí ethylene. Nếu bảo quản khoai tây chung với những loại củ quả này, khí ethylene sẽ làm khoai tây nhanh mọc mầm hơn. Vì vậy, bạn nên tránh lưu trữ khoai tây cùng một chỗ với các loại quả nhanh chín như táo, chuối, hành tây, cà chua để giữ khoai tươi lâu hơn.

Mong rằng với những kinh nghiệm thực hiện cách bảo quản khoai tây Cleanipedia vừa tổng hợp ở trên sẽ giúp bạn bảo quản lâu dài và chế biến nhiều món ngon với loại củ giàu dinh dưỡng này. Cùng theo dõi Cleanipedia và liên tục cập nhật những mẹo vặt trong cuộc sống thật hữu ích nhé!

Tác giả: Team Cleanipedia

Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.

Xuất bản lần đầu 11 tháng 8 năm 2021

So với các loại rau củ khác, khoai tây rất dễ bảo quản. Nếu biết bảo quản đúng cách, một củ khoai tây tốt vẫn thơm ngon trong cả tháng, dù chúng được mua tại các cửa hàng siêu thị hoặc tự bạn trồng và thu hoạch.

Sau khi thu hoạch hoặc mua những củ khoai tây, hãy dành một ít thời gian để sàng lọc chúng. Loại bỏ những củ bị rách vỏ, dập hay bất kỳ biểu hiện hư hỏng nào. Những củ này cần được sử dụng sớm bởi chúng sẽ nhanh hỏng hơn các củ thông thường và có thể làm hỏng các củ khoai bình thường khác.

1. Kỹ thuật bảo quản

Bảo quản khoai tây lành mạnh ở nơi khô, tối như tầng hầm, gầm tủ bếp

Sau khi đã chọn lọc các củ khoai tây, đặt chúng ở một nơi không tiếp xúc với ánh sáng và độ ẩm, bởi những thứ này có thể khiến khoai tây mọc mầm hoặc thối rữa.

Bạn cũng cần để khoai tây ở nơi thông thoáng.

Hầu hết các siêu thị đều đóng gói khoai tây trong các túi lưới để cho phép không khí đi qua - đó là cách bảo quản rất tốt, bạn đừng dại dột chuyển khoai tây sang một cái túi khác.


Bảo quản khoai tây ở nơi thông thoáng, hầm tối. Ảnh: Wikihow

Nếu khoai tây bạn mua về không được đựng trong các túi lưới, bạn có thể cho vào một cái hộp có lỗ thông hơi, nên đặt một tờ báo giữa các lớp khoai tây. Sau đó đậy hộp bằng một tờ báo.

Giữ khoai tây trong nhiệt độ mát.

Nhiệt độ tốt nhất để bảo quản khoai tây là dưới 10 độ C [từ 6-10 độ C]. Ở nhiệt độ này, khoai tây có thể tươi trong vài tháng nếu bảo quản đúng cách.

Lưu ý rằng tủ lạnh thường quá lạnh để lưu trữ khoai tây và có thể làm hỏng hương vị và màu sắc của chúng. Nhiệt độ lạnh bên trong tủ lạnh sẽ làm cho tinh bột khoai tây biến thành đường, khiến nó có vị quá ngọt và ảnh hưởng đến màu sắc khi nấu lên.

Kiểm tra khoai tây định kỳ để biết dấu hiệu hư hỏng.

Nếu lưu trữ khoai tây bằng cách phương pháp trên, hầu hết thời gian lưu trữ có thể kéo dài vài tháng mà không có vấn đề gì. Tuy nhiên, mỗi tuần, bạn cũng nên kiểm tra khoai tây để phát hiện các dấu hiệu hư hỏng, bởi một củ khoai hỏng có thể làm lây nhiễm sang những củ khoai tây khác, vì thế bạn cần loại bỏ nó sớm.

Các dấu hiệu của một củ khoai tây cần loại bỏ:

- Xanh: Vỏ khoai tây dần chuyển sang màu xanh, củ khoai sẽ bị mềm và hơi héo, nguyên nhân có thể do tiếp xúc với ánh sáng. Nếu khoai chỉ có một chút xanh, hãy cắt bỏ phần xanh trước khi nấu.

- Khoai tây mọc mầm: Các chồi nhỏ bắt đầu phát triển kèm theo vỏ của chúng bị xanh và thịt khoai đã mềm. Nếu khoai không quá mềm và mầm không xanh thì bạn có thể cắt bỏ phần mầm để nấu nướng sớm nhất có thể.

- Khoai tây mục nát: Thịt khoai mềm nhũn và có thể có mùi, hãy vứt bỏ ngay và thay thế bất kỳ tờ giấy nào đã chạm vào chúng.

2. Những lưu ý khi bảo quản


Không rửa khoai tây với nước trước khi bảo quản. Ảnh: Wikihow

- Không rửa khoai tây trước khi bảo quản: Mặc dù nó có vẻ như sạch sẽ, an toàn nhưng rửa nước lại làm cho chúng dễ bị thối rữa. Giữ khoai tây khô càng tốt trước và trong quá trình bảo quản. Nếu khoai tây của bạn bị bẩn, hãy chờ cho đất khô rồi dùng một cái bàn chải khô [như bàn chải đánh răng] hoặc miếng vải, cọ/ lau nhẹ để loại bỏ đất. Bạn chỉ nên rửa trước khi bắt đầu chế biến chúng.

- Tốt nhất không để khoai tây trong tủ lạnh nhưng nếu như bạn đã đặt khoai tây vào tủ lạnh thì hãy làm khoai ấm dần bằng nhiệt độ phòng trước khi nấu.

- Một khi bạn cắt khoai tây nên nấu chúng càng sớm càng tốt. Còn không thể nấu ngay được, hãy cho chúng vào nước lạnh, cách này có thể bảo quản được khoảng hơn 1 ngày.

- Không để khoai tây gần trái cây. Nhiều loại trái cây như táo, lê, chuối tiết ra một chất hóa học gọi ethylene. Khí này khuyến khích trái cây chín [bạn có thể nhận thấy rằng các loại trái cây có xu hướng chín nhanh hơn khi bạn giữ chúng bên cạnh nhau]. Khí Ethylene này sẽ khiến khoai tây của bạn nảy mầm sớm.

Khoai tây là loại rau quả rất giàu dinh dưỡng và thơm ngon, dễ chế biến, nhưng ngược lại rất khó để được lâu. Nếu không bảo quản đúng cách sẽ bị mọc mầm, ăn dễ bị ngộ độc. Cùng VinID đi tìm cách bảo quản khoai tây giữ được độ tươi ngon lâu dài nhé! 

1. Giải đáp: Khoai tây để được bao lâu?

Khoai tây là loại củ quả quen thuộc với mọi gia đình, vừa cho món ăn ngon, vừa dễ chế biến, vừa giàu dinh dưỡng. Việc giữ độ tươi ngon của loại củ này lại không dễ chút nào, nó tùy thuộc vào khoai đã nấu chín hay chưa và cách bảo quản:

  • Khoai tây tươi, chưa sơ chế, còn nguyên củ có thể bảo quản từ 1 tuần đến 1 – 2 tháng ở nhiệt độ phòng, để ngăn mát tủ lạnh thì thời gian sẽ lâu hơn. 
  • Khoai tây đã sơ chế, nấu chín có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh tối đa 4 – 5 ngày. Bảo quản ở ngăn đông có thể lên đến 1 năm, khi ăn chỉ cần rã đông, làm nóng lại là có thể dùng. 
Thời gian bảo quản khoai phụ thuộc vào việc còn sống hay đã nấu chín

2. Các cách bảo quản khoai tây tươi lâu

2.1. Cách bảo quản khoai tây nguyên củ không mọc mầm

Đối với khoai tây còn nguyên củ, chưa chế biến ngay, để bảo quản được lâu và khoai không mọc mầm bạn nên: 

Không rửa khoai trước khi bảo quản 

Khoai nếu chưa dùng ngay bạn không nên rửa. Vì khi rửa, vỏ khoai sẽ bị ẩm, tạo ra môi trường tốt cho nấm, vi khuẩn phát triển và thúc đẩy khoai mọc mầm. 

Bạn có thể dùng vải, khăn hay bàn chải lông mềm để loại bỏ lớp đất, bùn bên ngoài để khoai được sạch, bảo quản vệ sinh hơn. Đặc biệt lưu ý không được làm xước lớp vỏ làm lộ thịt khoai bên trong, sẽ khiến khoai bị thâm, dễ hư. 

Bạn nên giữ cho khoai khô ráo nếu muốn để được lâu.

Bảo quản khoai tây trong túi giấy thoáng khí

Khoai tây cần bảo quản thoáng khí để ngăn sự tích ẩm, hơi nước khiến khoai dễ lên mầm. Vì thế dùng túi giấy, túi vải có thể hút ẩm [không được đóng kín miệng túi] là sự lựa chọn rất tốt để giữ khoai được lâu.

Nếu không có túi giấy, bạn có thể sử dụng rỗ hoặc hộp [không đóng kín hộp] để bảo quản khoai. Chỉ cần để hở cho lưu thông không khí, ngăn sự ẩm thấp khiến nấm, vi khuẩn không sinh sôi là được. 

Bảo quản trong túi giấy/ túi vải sẽ giữ khoai không mọc mầm

Bảo quản khoai ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời

Khoai là loại củ quả ưa tối và kị ánh sáng mặt trời. Nếu để khoai tiếp xúc với nắng sẽ xảy ra quá trình quang hợp, khoai sẽ thúc đẩy sản sinh chất diệp lục làm vỏ chuyển sang màu xanh và thịt khoai sẽ bị đắng. 

Không những vậy, khoai bị xanh còn sản sinh ra chất hóa học solanine cực kì độc hại. Nếu ăn một lượng lớn có thể gây ngộ độc thực phẩm, nặng hơn là tử vong. 

Vì thế, muốn giữ khoai dùng được lâu và an toàn, bạn nên chọn nơi khô, tối, mát mẻ như gầm tủ và để khoai trong những vật dụng thoáng khí. 

Khoai bị xanh rất độc, không nên dùng chế biến món ăn

Không bảo quản khoai trong tủ lạnh 

Tuy nhiệt độ tủ lạnh rất lý tưởng để bảo quản khoai tây, nhưng đây không phải là phương án tối ưu dành cho khoai nguyên củ, chưa chế biến. 

  • Với ngăn mát tủ lạnh: Nhiệt độ quá thấp sẽ khiến tinh bột trong khoai chuyển thành đường khử. Đường này tiếp xúc với nhiệt độ cao [khi nấu ăn] sẽ chuyển thành chất độc hại acrylamide gây ung thư. 
  • Với ngăn đông tủ lạnh: Lượng nước trong khoai sống sẽ bị đông lại, làm vỡ các cấu trúc tế bào, làm cho khoai bị nhão, mềm sau khi rã đông, chế biến sẽ không ngon. Ngoài ra, nhiệt độ đông quá thấp sẽ làm vỏ và thịt khoai bị chuyển màu nâu khi đem ra ngoài không khí bình thường, nhìn không còn ngon mắt. 
Không nên bảo quản khoai trong ngăn mát tủ lạnh

Không bảo quản khoai tây chung với các thực phẩm khác

Có một số loại rau củ quả khi để lâu sẽ giải phóng khí ethylene để làm mềm, chín, và ngọt. Khí này sẽ làm khoai nhanh mọc mầm và nhanh mềm. Vì thế, không nên bảo quản khoai chung với các loại củ quả, trái cây cần thời gian ủ bên ngoài để chín như cà chua, táo, chuối… 

Khoai tây không nên bảo quản chung với các loại rau củ quả khác

2.2. Cách bảo quản khoai tây đã gọt vỏ

Khoai tây đã gọt vỏ để ngoài không khí sẽ bị thâm đen và nhanh hỏng. Để bảo quản khoai đã gọt vỏ:

  • Bạn có thể ngâm khoai trong nước có pha nước cốt chanh [giữ trắng khoai] và cho vào ngăn mát tủ lạnh. 
  • Cách này chỉ có thể giúp bạn giữ khoai tươi, đẹp trong 2 – 3 ngày. 
  • Nếu tủ lạnh bạn không có nhiều diện tích để thau nước lạnh ngâm khoai, bạn có thể dùng màng bọc thực phẩm, bọc kín khoai, cho vào ngăn mát để bảo quản.
Nước cốt chanh sẽ giúp khoai không bị thâm đen

2.3. Cách bảo quản khoai tây chiên giòn lâu

Khoai tây chiên là món ăn khoái khẩu của nhiều người. Nếu không có thời gian bạn có thể chuẩn bị trước, những lần sau chỉ cần rã đông và chiên lên là có thể dùng. Để giữ được độ giòn và ngon của khoai tây chiên:

  • Khoai sau khi được sơ chế, cắt sẵn thì đem đi luộc cùng với một ít muối. 
  • Để ráo khô nước hoặc dùng khăn để thấm khô. 
  • Cho khoai vào hộp kín và cho ngăn đông có thể bảo quản lên đến 3 – 6 tháng. 
  • Với khoai tây đã chiên thì để nguội, cho vào hộp kín cùng một ít dầu ăn, xóc đều. Cho vào ngăn mát tủ lạnh dùng hết trong 4 – 5 ngày. 
Khoai tây chiên có thể làm trước, bảo quản đông cho những lần dùng tiếp theo

2.4. Cách bảo quản khoai tây nghiền tiện lợi

Khoai tây nghiền là món ăn đã được chế biến chín nên bảo quản dễ dàng hơn. 

  • Khoai nguội thì bạn cho vào túi/ hộp  kín.
  • Bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh và dùng trong 3 – 5 ngày. 
Khoai tây nghiền thơm ngon và nhiều dinh dưỡng

Với những thông tin VinID vừa chia sẻ về cách bảo quản khoai tây, chúc các bạn sẽ có nhiều món ngon tiện lợi, bổ dưỡng hơn cho gia đình. Đừng quên chọn VinMart hoặc đặt hàng trên ứng dụng VinID để có nguyên liệu chất lượng và tươi ngon nhất nhé!

>>> Các món ngon từ khoai tây cực dễ làm 

Chủ Đề