Mẹo thi Ngữ văn

Thời gian vừa qua, trung tâm day kem TRÍ TUỆ VIỆT đã hướng dẫn các bạn cách làm tốt bài thi đại học của một số môn  cơ bản. Bài viết hôm nay sẽ chia sẽ một vài bí quyết để chúng ta có thể hoàn thành tốt bài thi môn Ngữ văn.

Bí quyết làm tốt bài thi môn Ngữ văn

–         Trước khi vào phong thi phải nắm vững những kiến thức nền tảng.

–         Đọc kĩ đề bài, xác định rõ yêu cầu được giao.

–         Phân bố thời gian hợp lí:

+ Dành tầm 20- 30’ để hoàn thiện và chấm dứt hoàn toàn câu 1 [ 2điểm]

+ Tầm 1 tiếng giải quyết các vấn đề của câu 2 [ 3 điểm]

+ Toàn bộ thời gian còn lại cho câu nghị luận văn học[ 5 điểm].

2.1  Câu hỏi kiểm tra kiến thức

–         Nên làm ngắn gọn tiết kiệm thời gian nhưng phải đầy đủ các ý quan trọng.

–         Thường là dạng câu hỏi về văn học sử hoặc về các tác gia, chỉ cần chuẩn bị kĩ kiến thức cơ bản là có thể làm tốt.

2.1  Nghị luận xã hội

– Nghị luận về một vấn đề xã hội phần thân bài nên đảm bảo các bước cơ bản: Nêu thực trạng vấn đề -> Trình bày nguyên nhân – >Trình bày tác hại

– >Hướng giải quyết – >Bàn luận mở rộng vấn đề-> Liên hệ bản than

– Nghị luận về một chân lý, đạo lý than bài cần đảm bảo : – Giải thích quan điểm, câu nói được đưa ra trong đề bài -> Lý giải vấn đề -> Bàn luận mở rộng .

– Đối với dạng văn nghị luận xã hội, chúng ta nên thể hiện những am hiểu của bản than về vấn đề đang nói đến thường sẽ được đánh giá cao hơn.

2.2  Nghị luận văn học

–         Nên lập dàn ý trước  khi viết.

–         Tóm tắt qua về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm để bài viết được hoàn chỉnh và cô đọng nhất.

–         Trong quá trình viêt nên cố gắng nhập tâm viết bằng cản xúc thật sẽ thuyết phục người đọc hơn.

Trên đây là những bí quyết đơn giản cơ bản nhưng rất có hiệu quả trong quá trình làm bài thi. Nhưng điều quan trọng nhất là sự ôn luyện kỳ công trước khi thi để đảm bảo kiến thức và kỹ năng làm bài. Hiện trung tâm gia sư Hồ Chí Minh đang mở lớp chiêu sinh ôn thi cao đẳng đại học môn Ngữ văn, bất cứ khi nào có nhu cầu các em có thể liên hệ để đăng ký học.

Trung Tâm Gia Sư TRÍ TUỆ VIỆT Nhận DẠY KÈM  MÔN NGỮ VĂN

Quận 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 , Tân Bình, Tân Phú, Gò Vấp, Phú Nhuận, Bình Thạnh, Bình Tân, Nhà Bè, Hóc Môn.

Quý phụ huynh và các bạn gia sư có nhu cầu liên hệ theo địa chỉ:

TRUNG TÂM GIA SƯ  TRÍ TUỆ VIỆT

Văn Phòng 1: 82 Nguyễn Phúc Chu, P. 15, Q. Tân Bình

Văn Phòng 2: 32/2 Đường Số 14, P. Bình Hưng Hòa A, Q. Bình Tân

Văn phòng 3: 141/6 Đường HT06, P. Hiệp Thành, Q. 12

Điện Thoại : 0906 801 079 – 0932 622 625 [Thầy Huy – Cô Oanh]

Email:

  •  

Đề thi THPT quốc gia môn Văn 2016 sẽ tương tự giống cấu trúc đề thi năm 2015. Đề thi đại học từ năm 2010 đến 2015 chủ yếu tập trung ở lớp 12. Tuy nhiên, nói một cách chính xác, nội dung lớp 10, lớp 11 vẫn thường xuyên xuất hiện trong đề thi đại học. Chính vì thế học sinh cần lưu ý vấn đề này Thông thường đề thi có 3 câu.

Câu 1 Thường là kiểm tra các kiến thức phần đọc hiểu.Đề bài sẽ yêu cầu thí sinh làm rõ một nhận định văn học, hoặc xuất xứ của một văn bản...đòi hỏi học sinh phải nắm vững các kiến thức về phần Tiếng Việt trong chương trình Ngữ văn và  các tác giả, hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm.

Câu 2:Nghị luận xã hội. Từ năm 2010 – 2015, Nghị luận xã hội là câu hỏi chiếm 3 điểm trong đề thi đại học môn Ngữ văn. Nghị luận xã hội thường ra theo 3 dạng:

– Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí  : Đọc kỹ yêu cầu, Giải thích, chứng minh nội dung vấn đề tư tưởng, đạo lý. Nhận định, đánh giá vấn đề tư tưởng, đạo lý đó trong bối cảnh của cuộc sống riêng, chung.

– Nghị luận về một hiện tượng xã hội : Có thể đi theo cách tiếp cận sau : giới thiệu [ trực tiếp hoặc gián tiếp] ; triển khai phân tích, chứng minh [ mặt tốt/ mặt tích cực] phê phán, bác bỏ [ mặt sai mặt ảnh hưởng tiếu cực] ; tìm nguyên nhân [ vấn đề này do đâu] , bàn về giải pháp [ phát huy mặt tốt/ khắc phục mặt chưa tốt] ; kết luận nêu ý nghĩa, bài học rút ra.

– Nghị luận về một vấn đề trong tác phẩm văn học. Đối với dạng bài này thí sinh nên cân đối dung lượng bài khoảng 1/3 cho việc bàn về nhân vật trong tác phẩm, 2/3 bàn về mối liên hệ xã hội với vần đề được nêu ra trong tác phẩm. 

 Muốn được điểm cao trong câu này cần phải có hiểu biết xã hội nhất định .Rút ra bài học về nhận thức và hành động cho bản thân. Phần này cần viết chân thành, trung thực, tránh khuôn sáo, cứng nhắc, tránh lối nói suông. Nên theo dõi các tin tức sự kiện đang diễn ra trong cuộc sống hàng ngày ghi nhớ và tâp thói quen suy luận.

Câu 3: Thường là dạng đề nghị luận văn học [phân tích hoặc cảm nhận…một nhân vật, tác phẩm, bài thơ, đoạn thơ]. Đây là câu hỏi chiếm nhiều điểm nhất trong đề thi đại học. Đây cũng là nội dung kiến thức yêu cầu cao nhất, nhằm kiểm tra khả năng phân tích, tổng hợp và tư duy khoa học, khả năng diễn đạt và cảm thụ văn học của học sinh

Khi làm bài nghị luận văn học, trước tiên, học sinh nên hình thành một dàn ý, xác định hướng triển khai các luận điểm, luận cứ trong bài; dàn ý ấy có thể thay đổi trong quá trình làm bài, nhưng việc xác định và thay đổi ấy cũng sẽ giúp các em có một bài làm mạch lạc, tránh lan man.


 

Một số điểm cần lưu ý để đạt điểm cao đối với môn học này

Ngoài việc tổ chức luận điểm sáng rõ mạch lạc, còn cần có kết cấu sáng tạo, từ mở bài đến kết bài. Khi bàn luận hoặc phân tích có đưa ra được những ý kiến mới, đòi hỏi người viết có cảm thụ tinh tê ́và khả năng tư duy độc lập, chọn được dẫn chứng tiêu biểu, trúng vấn đề, có lời bình hay, phát hiện độc đáo.

Khi nhận đề thi cần dành ít phút đọc kỹ xem đề yêu cầu gì, có mấy câu và mỗi câu mấy ý? Nhiều học sinh hay chủ quan chỉ đọc lướt đề, dẫn đến một câu có 2-3 ý nhưng  chỉ làm một ý thì rõ ràng bài viết sẽ không được điểm cao. 

 Lời văn cần tính hình tượng thì lời văn tha thiết, biểu cảm biết khai thác những điểm nhấn để lời văn được ngọt ngào, sắc bén và lập luận chặt chẽ, đưa vào những dẫn chứng cụ thể. Đồng thời, biết mở rộng vấn đề để liên lệ những câu văn, câu thơ cùng một chủ đề, một hình tượng văn học. 

Ngoài ra, trong khâu trình bày cần chú ý hệ thống luận đểm, luận cứ, lập luận và dẫn chứng linh hoạt, mỗi đoạn văn thường có một luận điểm chính vì vậy các em cần triền khai theo luận điểm của mình thành nhiều luận cứ nhỏ để làm sáng tỏ các ý. 

Đặc biệt, học sinh nên phân bố thời gian làm bài thi hợp lý, trình bày phù hợp với yêu cầu của từng dạng bài, kiểu bài.

Kỳ thi trung học phổ thông quốc gia vài năm gần đây luôn được ra đề thi theo định hướng phát triển năng lực, gắn với thực tiễn của cuộc sống và các vấn đề của xã hội.

Nếu học sinh chỉ có học vẹt, học tủ, không có kỹ năng làm bài, không có năng lực sử dụng ngôn ngữ, không có vốn hiểu biết về các vấn đề của xã hội, văn học thì chắc chắn không thể nào đạt được điểm cao trong kỳ thi quan trọng này.

Tổng Hợp

>> Luyện thi TN THPT & ĐH năm 2022 trên trang trực tuyến Tuyensinh247.com. Học mọi lúc, mọi nơi với Thầy Cô giáo giỏi, đầy đủ các khoá: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng; Tổng ôn chọn lọc.

Cập nhật: 23/04/2021 18:17 | Người đăng: Vũ Duyên

Kỳ thi THPT quốc gia đã đến rất gần. Một trong những môn thi khiến sĩ tử dễ mất điểm nhất đó là môn Ngữ Văn. Vậy làm sao để không bị mất điểm oan môn Ngữ Văn? Thí sinh cần nắm cho mình những mẹo sau đây:

Bí kíp đạt điểm cao môn Ngữ Văn

Nắm vững kiến thức phần đọc hiểu

Thường thí sinh sẽ dễ mất điểm nhất ở phần Đọc hiểu bởi các bạn không nắm vững được kiến thức cơ bản nên thường rất lo sợ cũng như không ghi được điểm ở phần này. Nhưng thực tế, Đọc hiểu lại chính là phần gỡ điểm dành cho các thí sinh. Để đạt điểm phần đọc hiểu thí sinh cần lưu ý:

  • Nắm vững và phân biệt được các biện pháp tu từ. Nếu không nắm được biện pháp tu từ bạn sẽ dễ mất điểm ở phần đọc hiểu cũng như khó có thể đạt được điểm cao trong phần Nghị luận văn học.
  • Phân biệt được các loại câu: Cảm thán, trần thuật, câu nghi vấn.
  • Nắm rõ các loại phong cách ngôn ngữ báo chí, nghệ thuật, đời sống, hành chính, khoa học.
  • Phương thức biểu đạt: Biểu cảm, tự sự, miêu tả, nghị luận, thuyết minh.

Lưu ý: nếu câu hỏi đặt ra là một bài thơ có xuất hiện cả phương thức biểu cảm, tự sự và miêu tả thì nên chọn câu trả lời là Biểu cảm. Bởi thơ thuộc thể loại trữ tình nên phương thức biểu đạt chủ yếu là Biểu cảm.

Nắm vững cách làm bài nghị luận xã hội

Nghị luận Xã hội sẽ trở thành phần gỡ điểm nếu các bạn nắm được dàn bài cơ bản của làm văn nghị luận xã hội. Thí sinh cần nhớ: Nếu một bài văn cần đầy đủ mở bài, thân bài, kết bài thì một đoạn văn cũng phải có đầy đủ mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn.

Để đạt điểm cao môn Ngữ Văn trong kỳ thi THPT cần nắm vững cách làm bài nghị luận

Văn nghị luận xã hội được chia làm hai dạng:

  • Nghị luận về một tư tưởng đạo đức
  • Nghị luận về một hiện tượng xã hội

Đối với đề nghị luận về một tư tưởng đạo đức. Thường dạng đề này sẽ ra dưới dạng cho một câu nói, châm ngôn, ca dao, tục ngữ hay thơ để nêu ý kiến. Với dạng đề này thí sinh phải giải thích được ý nghĩa câu nói, đánh giá đúng sai và dẫn chứng. Sau đó đưa ra liên hệ với xã hội, học sinh nói chung và bản thân nói riêng.

Đóio với đề nghị luận về một hiện tượng xã hội. Thí sinh phải nêu được thực trạng của hiện tượng đó, giải thích nguyên nhân, đưa ra biện pháp và liên hệ với bản thân.

Cách làm bài Nghị luận văn học

Phần nghị luận Văn học sẽ là phần chiếm nhiều điểm nhất trong bài thi. Để đạt được điểm cao phần này, đòi hỏi thí sinh phải dành nhiều thời gian cũng như cần phải đọc thêm nhiều những bài bình giảng để tham khảo. Để đạt được điểm phần thi này, thí sinh cần phải:

Bố cục bài văn đầy đủ 3 phần: mở bài, thân bài và kết bài.

Đi thẳng vào trọng tâm câu hỏi của đề

Cung cấp đầy đủ thông tin về tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm cũng như nêu khái quát nội dung của đoạn thơ trước đó [đối với thơ]. Đối với truyện ngắn cần phải có tóm tắt tác phẩm.

Lưu ý: khi bình giảng thơ thì thí sinh phải lưu ý đi từ biện pháp nghệ thuật để suy ra nội dung chứ không được đưa nội dung mà không có căn cứ xác thực.

Nguồn: Trường cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Video liên quan

Chủ Đề