Hr là viết tắt của từ gì năm 2024

Trong thị trường cạnh tranh ngày nay, việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cần được chú trọng hơn cả vì đây là một yếu tố then chốt quyết định đến sự phát triển của một doanh nghiệp. Để đảm bảo chất lượng nhân sự trong doanh nghiệp thì vai trò của phòng L&D và phòng nhân sự [HR] là vô cùng quan trọng. Trong bài viết này, Nettop sẽ làm rõ về L&D là gì, HR là gì cũng như so sánh và chỉ ra mối quan hệ giữa L&D và HR.

I. L&D

1. L&D là gì?

L&D là dạng viết tắt của cụm từ Learning and Development, có nghĩa là đào tạo và phát triển. Ngoài ra, ở một số doanh nghiệp L&D còn có tên gọi khác là T&D [Training and Development]. Đây là phòng ban không chỉ tập trung vào việc truyền đạt kiến thức và kỹ năng, mà còn xây dựng môi trường thuận lợi để nhân viên phát triển sự nghiệp và thúc đẩy sự sáng tạo. Công việc của bộ phận L&D bao gồm việc đào tạo, xây dựng chương trình phát triển nhân sự và các hoạt động liên quan để nâng cao năng lực và đáp ứng nhu cầu học tập của nhân viên.

Bộ phận L&D có thể là một bộ phận độc lập hoặc trực thuộc phòng nhân sự [HR], tùy thuộc vào cấu trúc tổ chức và quyết định của mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên, điều quan trọng là phòng ban L&D phải có sự hỗ trợ và tương tác chặt chẽ với các phòng ban khác, như bộ phận nhân sự, quản lý và các đơn vị kinh doanh. Trong các doanh nghiệp, phòng ban L&D mang trong mình tiềm năng và cơ hội phát triển to lớn. Với việc đảm bảo rằng nhân viên được hỗ trợ và định hướng đúng, bộ phận L&D có thể đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng một đội ngũ nhân viên đa tài, sáng tạo và có sự phát triển bền vững. Như vậy, Nettop đã đưa đến bạn câu trả lời chi tiếp nhất cho câu hỏi L&D là gì.

2. Vai trò của L&D trong doanh nghiệp

Trong bối cảnh một môi trường học tập và phát triển trong doanh nghiệp là yếu tố then chốt, bộ phận đào tạo và phát triển [L&D] đã trở thành người đồng hành không thể thiếu. Dưới đây là một số vai trò mà L&D đảm nhiệm:

  • Định hình nhu cầu đào tạo: Là nòng cốt của quá trình này, L&D cần xác định những nhu cầu đào tạo của doanh nghiệp thông qua việc phân tích và đánh giá sâu sắc những kỹ năng, kiến thức và năng lực mà nhân viên cần sở hữu.
  • Định hướng sự nghiệp: L&D giúp nhân viên nhận biết và phát triển những kỹ năng, tài năng và sự phù hợp với lĩnh vực họ đang theo đuổi. Bằng việc cung cấp chương trình phát triển cá nhân chất lượng, L&D tạo ra một lộ trình hỗ trợ nhân viên trong việc xác định lĩnh vực và hướng phát triển bản thân.
  • Xây dựng chương trình đào tạo: Đảm bảo rằng nhân viên được tiếp cận các khóa học, tài liệu học tập và nguồn tài nguyên cần thiết để phát triển kỹ năng và kiến thức cá nhân là mục tiêu quan trọng của L&D. Qua việc này, hiệu suất làm việc và sự sáng tạo của nhân viên được nâng cao đáng kể.
  • Triển khai chương trình đào tạo: L&D chủ động tổ chức các hoạt động bao gồm tập huấn, hội thảo và khóa học trực tuyến để chia sẻ kiến thức và kỹ năng cần thiết cho sự thành công của doanh nghiệp.
  • Đánh giá hiệu quả đào tạo: L&D thực hiện việc đánh giá và đo lường hiệu quả của các hoạt động đào tạo nhằm đảm bảo rằng chúng đáp ứng mục tiêu và mang lại giá trị thực cho cả tổ chức và nhân viên.

Bên cạnh đó, bộ phận L&D còn liên kết chặt chẽ với các bộ phận khác trong tổ chức như nhân sự, quản lý cấp cao và các nhóm làm việc để hiểu và đáp ứng nhu cầu đào tạo một cách hiệu quả, tạo nên một sự phối hợp và cùng nhau đạt được những thành công lớn.

Vậy chúng ta đã tìm hiểu L&D là gì và vai trò của L&D trong doanh nghiệp. Phần tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu về HR và vai trò của HR trong doanh nghiệp.

II. HR

1. HR là gì?

HR là tên viết tắt của cụm từ Human Resources, được hiểu là người hoặc bộ phận chịu trách nhiệm đến các vấn đề về nhân sự trong một công ty, doanh nghiệp. Để tạo ra đội ngũ ưu tú và chất lượng nhất, Phòng HR sẽ trực tiếp thực hiện các hoạt động tìm kiếm, đào tạo, đánh giá năng lực cũng như kiểm soát các vấn đề liên quan đến lương thưởng, kỷ luật của nhân viên.

Đối với một doanh nghiệp, phòng HR có thể là một đội nhỏ hoặc một bộ phận lớn với nhiều chuyên viên, chuyên gia và quản lý nhân sự. Kích thước và cấu trúc của phòng HR phụ thuộc vào quy mô và yêu cầu cụ thể của doanh nghiệp.

2. Vai trò của HR trong doanh nghiệp

HR có vai trò rất quan trọng trong việc quản lý và phát triển nguồn nhân lực của một doanh nghiệp. Dưới đây là những vai trò chính của HR:

  • Quản lý nguồn nhân lực và tuyển dụng: HR cần đảm bảo việc quản lý nguồn nhân lực đảm bảo sự phát triển và duy trì đội ngũ nhân viên chất lượng. Đồng thời, HR chịu trách nhiệm thực hiện việc tuyển dụng nhân sự mới cho doanh nghiệp qua một loạt các hoạt động tìm kiếm, sàng lọc, phỏng vấn, chuẩn bị các thủ tục thử việc,… Ngoài ra, HR sẽ tiến hành xây dựng bộ quy tắc ứng xử trong công ty và văn hoá doanh nghiệp.
  • Quản lý lợi ích và chế độ làm việc: HR phải đảm bảo rằng chế độ lương bổng, phúc lợi và chính sách làm việc của tổ chức được thiết kế và triển khai một cách công bằng và hợp lý. HR cũng chịu trách nhiệm giải quyết các vấn đề liên quan đến lợi ích nhân viên và quản lý quan hệ lao động. Bên cạnh đó, HR có thể đề xuất các phúc lợi, đãi ngộ hấp dẫn để giữ chân nhân tài.
  • Quản lý hiệu suất và đánh giá nhân viên: HR giúp đánh giá và quản lý hiệu suất làm việc của nhân viên. Bằng cách xây dựng quy trình đánh giá hiệu suất và cung cấp phản hồi định kỳ, HR đóng vai trò quan trọng trong việc giúp nhân viên phát triển và nâng cao hiệu suất làm việc.
  • Tổ chức hoạt động nội bộ: HR trong doanh nghiệp còn đảm nhận nhiệm vụ tổ chức các hoạt động nhằm gắn kết tinh thần đồng đội cho nhân viên trong công ty.

III. So sánh L&D và HR

Như vậy, chúng ta đã tìm hiểu về L&D là gì và HR là gì cũng như vai trò của hai phòng ban trong doanh nghiệp. L&D và HR không làm việc riêng lẻ mà có mối quan hệ rất chặt chẽ và tương đồng trong việc quản lý nguồn nhân lực. Cụ thể, L&D và HR có thể hợp tác để xác định nhu cầu đào tạo và phát triển, xây dựng chương trình đào tạo, và cung cấp hỗ trợ phát triển cá nhân cho nhân viên. Sự hợp tác giữa L&D và HR đem lại lợi ích lớn cho tổ chức, tạo ra một môi trường học tập, nâng cao năng lực và tăng cường hiệu suất làm việc của nhân viên. Ở phần này, Nettop sẽ chỉ ra những điểm giống và khác nhau giữa L&D và HR.

1. Điểm giống nhau:

Điểm giống nhau giữa L&D và HR là hai phòng ban đều liên quan đến quản lý và phát triển nhân viên trong tổ chức. Cụ thể, dưới đây là một số đầu việc mà L&D và HR thực hiện:

  • Quản lý tài năng: Cả L&D và HR tham gia vào quá trình tìm kiếm, phát triển và duy trì tài năng trong tổ chức. Họ đánh giá kỹ năng và nhu cầu đào tạo của nhân viên để đảm bảo sự phát triển liên tục và xây dựng đội ngũ tài năng mạnh mẽ.
  • Quản lý thay đổi: Cả L&D và HR đóng vai trò quan trọng trong quá trình thay đổi tổ chức. Họ hỗ trợ nhân viên trong việc thích nghi với các thay đổi, cung cấp đào tạo và hướng dẫn về các hệ thống, quy trình mới và đảm bảo sự chấp nhận và ủng hộ từ phía nhân viên.
  • Hỗ trợ nhân viên: Cả L&D và HR đều cung cấp hỗ trợ và tư vấn cho nhân viên trong các vấn đề liên quan đến việc làm, quyền lợi, chính sách và quy trình của tổ chức. Họ đảm bảo tuân thủ các quy định lao động và tạo môi trường làm việc công bằng và an toàn cho nhân viên. Ngoài ra, họ cung cấp hỗ trợ và tư vấn cho nhân viên trong việc phát triển sự nghiệp và đạt được mục tiêu cá nhân.
  • Quản lý thông tin nhân viên: Cả L&D và HR thu thập và quản lý thông tin về nhân viên trong tổ chức. Thông tin này bao gồm kỹ năng, kinh nghiệm, hiệu suất làm việc và thông tin cá nhân quan trọng khác. Điều này giúp định hướng phát triển và đưa ra quyết định về nhân sự hiệu quả.

2. Điểm khác nhau:

Mặc dù L&D và HR có nhiều điểm tương đồng, nhưng cũng có những khác biệt quan trọng. Một khác biệt cơ bản là L&D tập trung vào việc phát triển kỹ năng và kiến thức cá nhân của nhân viên, trong khi HR tập trung vào các khía cạnh quản lý nguồn nhân lực như tuyển dụng, lợi ích và quản lý hiệu suất. L&D thường có mục tiêu dài hạn hơn, trong khi HR thường tập trung vào các vấn đề ngắn hạn và quản lý hàng ngày. Ngoài ra, bộ phận L&D và HR còn có những nhiệm vụ và công việc riêng được liệt kê ở bảng tổng kết dưới đây:

Quản lý và phát triển nhân viên trong tổ chức:

– Quản lý tài năng

– Quản lý thay đổi

– Quản lý thông tin nhân viên

– Hỗ trợ nhân viên

Tập trung vào việc phát triển kỹ năng và kiến thức cá nhân của nhân viên

Tập trung vào các khía cạnh quản lý nguồn nhân lực như tuyển dụng, lợi ích và quản lý hiệu suất

  • Hỗ trợ phát triển kỹ năng của nhân viên thông qua tổ chức các khóa học.
  • Đào tạo kỹ năng cho nhân viên mới và cải thiện kỹ năng cho nhân viên hiện tại.
  • Tạo ra những nhà lãnh đạo tài năng để thúc đẩy sự phát triển bền vững cho công ty.
  • Đảm bảo quan hệ nhân sự được quản lý một cách hiệu quả, xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt giữa nhân viên, đối tác và cấp lãnh đạo.
  • Giải quyết các công việc và vấn đề liên quan đến thủ tục và chính sách.
  • Thực hiện việc tổ chức và cải thiện cơ cấu tổ chức.

Tổng kết:

L&D và HR đều đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý và phát triển nguồn nhân lực của một tổ chức. L&D tập trung vào việc phát triển kỹ năng và kiến thức cá nhân, trong khi HR tập trung vào các khía cạnh quản lý nhân sự. Mặc dù có những khác biệt, nhưng mối quan hệ giữa L&D và HR là cần thiết để đảm bảo sự phát triển bền vững và thành công của công ty. Sự phối hợp hiệu hiểu giữa bộ phận L&D và phòng HR đem lại lợi ích cho nhân viên và doanh nghiệp, tạo ra một môi trường làm việc tích cực và thúc đẩy sự phát triển cá nhân.

Nếu bạn đang là làm việc trong phòng L&D hay HR và muốn số hóa các bài giảng đào tạo nhân viên một cách ấn tượng, Nettop hân hạnh được đem đến cho bạn dịch vụ chất lượng nhất. Liên hệ Nettop ngay qua nettopco@gmail.com hoặc hotline 0912272725!

Mời bạn tham gia vào hệ sinh thái Nettop để cùng Nettop xem, học và chia sẻ những điều thú vị về thiết kế đào tạo & eLearning nhé ạ:

Bộ phận HR là gì?

Human Resources viết tắt là HR là ngành quản trị nhân sự, là bộ phận tuyển dụng chuyên triển khai các chính sách bồi dưỡng, duy trì nhân lực, đảm bảo chính sách và phúc lợi cho nhân viên.5 thg 9, 2022nullLàm HR là gì? 7 chức năng của ngành Human Resourcetuyendung.topcv.vn › bai-viet › lam-hr-la-ginull

HR service là gì?

Phân biệt HR Internal và HR Services? Nói một cách dễ hiểu, HR Internal là nhân viên của doanh nghiệp, tham gia trực tiếp vào quá trình tuyển dụng nhân sự. Còn HR Services là bộ phận thuê ngoài, nhằm tìm kiếm những ứng viên chất lượng.nullNhân sự là gì? Vai trò và các vị trí công việc của ngành nhân sựwww.pace.edu.vn › tin-kho-tri-thuc › nhan-su-la-ginull

Chức năng của Human Resources là gì?

HR chính là bộ phận phụ trách xây dựng và thực hiện các chính sách liên quan đến lương thưởng, các khoản trợ cấp, bảo hiểm, và các phúc lợi khác để đảm bảo sự hài lòng của nhân viên. Tùy vào quy mô và nguồn lực của tổ chức, các chương trình lương thưởng và phúc lợi dành cho nhân viên sẽ khác nhau.26 thg 3, 2024nullHR là gì? 7 chức năng chính của bộ phận Nhân sự - Base.vnbase.vn › Blog › Quản trị nhân sựnull

HR là ai?

Viết tắt cho cụm từ Human Resources trong tiếng Anh, HR được hiểu đơn giản là nguồn nhân lực. Những người làm nghề HR sẽ phụ trách công việc liên quan đến quản trị nhân sự trong doanh nghiệp. Chẳng hạn như tuyển dụng nhân viên, thực hiện các chính sách với người lao động, đào tạo nhân sự,…nullHR là gì và những điều bạn cần biết về nghề nghiệp này - TNEXwww.tnex.com.vn › hr-la-gi-va-nhung-dieu-ban-can-biet-ve-nghe-nghiep-...null

Chủ Đề