Học và hành là gì

Dàn ý mối quan hệ giữa học và hành [chi tiết]

Đây là dàn ý mối quan hệ giữa học và hành rất đầy đủ và cụ thể dành cho học sinh lớp 8. Tư liệu quan trọngkhi làm văn, bạn có thể ghi chép các ý chính bên dưới tuy nhiên không lấy toàn bộ nhé.

Nội dung chính

  • Dàn ý mối quan hệ giữa học và hành [chi tiết]
  • Dàn ý mối quan hệ giữa học và hành
  • Bài viết số 7 lớp 8 đề 2: Văn học và tình thương
  • Tuổi trẻ và tương lai đất nước [văn nghị luận 8]
  • Dàn ý người ấy sống mãi trong lòng tôi Lớp 8
  • Dàn ý tôi thấy mình đã khôn lớn Lớp 8
  • Nội dung, ý nghĩa bài thơ Đi đường
  • Bố cục, tóm tắt tác phẩm Chiếu dời đô Ngữ Văn 8
  • Bài viết số 6 lớp 8 đề 3: suy nghĩ câu nói M.Go-rơ-ki hãy yêu sách
  • I. Dàn ý mối quan hệ giữa học và hành
  • II. Bài văn mẫu mối quan hệ giữa học và hành
  • 1. Bài văn mẫu 1
  • 2. Bài văn mẫu 2
  • 3. Bài văn mẫu 3
  • 4. Bài văn mẫu 4
  • Video liên quan

Dàn ý mối quan hệ giữa học và hành

I. Mở bài

Từ xa xưa ông cha ta đã có câu : “Học đi đôi với hành”

Khẳng định học và hành có mối quan hệ mật thiết, gắn bó trong học tập và công việc.

II. Thân bài

1. Giải thích từ ngữ

– Học là quá trình tiếp thu, tích lũy tri thức. Chúng ta không chỉ học trong sách vở mà còn được học trong cuộc sống. Học từ nhiều nguồn khác nhau: phương tiện truyền thông, đồng nghiệp, mọi người xung quanh. Học văn hóa và học lễ nghĩa. Học là quá trình vô tận, không giới hạn tuổi tác, phạm vi, đối tượng và lượng kiến thức.

– Hành là mang những kiến thức đã học áp dụng vào thực tiễn để đem lại hiệu quả cao nhất. Hay nói cách khác đó là biến lý thuyết sách vở thành những hành động cụ thể nhằm phục vụ mục đích cá nhân, đóng góp cho xã hội.

2. Mối quan hệ giữa học và hành

Học và hành có mối quan hệ mật thiết, không tách rời, bổ sung và hoàn thiện nhau:

– Nếu học mà không hành thì con người sẽ bị thụ động, khiên cưỡng, cứng nhắc, thiếu kinh nghiệm và không thể lường trước được những tình huống bất ngờ sẽ phát sinh. Từ đó con người dễ bị ảnh hưởng, dể thất bại khi bắt đầu vào môi trường làm việc tập thể. Học mà không hành còn khiến con người ta trì trệ, chủ quan duy ý chí.

– Nếu hành mà không học thì ta sẽ không có nền tảng, không có kiến thức khoa học, không có lý trí đúng đắn để giải quyết những vấn đề phức tạp, dễ mắc sai lầm không đáng có trong công việc, đôi khi lại trở thành kẻ phá hoại. Hơn nữa cũng rất khó để nâng cao khả năng chuyên môn và phát triển bản thân trong cộng đồng

=> Học và hành phải luôn đi đôi với nhau mới có thể tạo ra hiêu suất công việc cao nhất.

Xem thêm >>>Dàn ý chi tiết Suy nghĩ về mối quan hệ giữa học và hành

3. Tại sao học lại phải di đôi với thực hành?

– Bởi lẽ khi ta có trong tay những kiến thức nền tảng, chúng ta mới có thể áp dụng nó một cách hoàn hảo trên thực tiễn, thậm chí phát triển nó

– Những kiến thức trên sách vở chỉ là những kiến thức mang tính lý thuyết. Nó sẽ chẳng có giá trị gì khi mà nó không được vận dụng.

– Quá trình thực hành sẽ khiến cho những kiến thức được thu nhận trở nên phong phú, sinh động hơn.

– Cuộc sống ngày càngđược công nghiệp hóa, hiện đại hóa, lao động máy móc. Nếu ta không có kiến thức sẽ không thể đáp ứng nhu cầu lao động ngày càng phức tạp của cuộc sống nhân loại, không thể theo kịp tiến trình phát triển loài người.

4. Ý nghĩa của mối quan hệ này

– Học kết hợp với hành sẽ hoàn thiện bản thân, ví dụ như học sinh học các kiến thức về đạo đức trên lớp, về nhà lễ phép vs ông bà, cha mẹ; ra đường lễ phép với mọi người; biết ơn thầy cô thì sẽ trở thành con ngoan, trò giỏi.

– Học kết hợp với hành giúp chúng ta tự tin, tích cực và chủ động trong công việc và trong học tập, trở thành những người có ích cho xã hội

Ví dụ: Cuộc thi Robocon

– Quá trình thực hành, vận dụng sẽ giúp người học khắc sâu được những kiến thức, kĩ năng đã trau dồi.

– Học đi đôi với hành thúc đẩy cuộc sống cá nhân, cộng đồng phát triển

Ví dụ: sáng chế máy gặt lúa. Máy hơi nước

Người nông dân ứng dụng khoa học kĩ thuật vào canh tác để thu được sản phẩm có chất lượng cao, số lượng lớn. Con người sẽ rút ngắn được thời gian mò mẫm, nghiên cứu, thử nghiệm.

5. Dẫn chứng

Học đi đôi với hành là tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt từ xưa đến nay

– Bác Hồ mang những gì đã học trở về nước giúp dân ta giành lại được độc lập dân tộc

– Ngày nay các cơ sở đào tạo cũng trang bị cấ phòng chức năng, thí nghiệm, cơ sở thực tập để học sinh, sinh viên ứng dụng các kiến thức được trau dồi vào thực tiễn

6. Phê phán

– Vẫn còn nhiều cơ sở giáo dục chưa tiếp cận với phương thức giáo dục mới, vẫn chỉ ưu tiên chú trọng dạy lý thuyết mà ít cho các em được tiếp xúc với thực tiễn khoa học.

– Nhiều gia đinh nhất là nhũng hộ dân cư ở vùng kinh tế, dân trí còn gặp nhiều khó khăn thì lại xem nhẹ việc học tập, giá trị của kiến thức, không khuyến khíc và tạo điều kiện cho con em mình được tiếp nhận nền giáo dục quốc gia.

– Nhiều trường hợp khiên cưỡng, cứng nhắc, lúc nào cũng chú trọng những kiến thức hàn lâm, sách vở, thụ động, ỷ nại vào thầy cô, bạn bè mà không chịu suy nghĩ, tích cực phát biểu quan điểm cá nhân.

7. Liên hệ bản thân

– Không ngừng trau dồi tri thức, cập nhật những kiến thức khoa học mới.

– Không được học tủ, học vẹt

– Chủ động, linh hoạt khi thu nhận kiến thức và áp dụng thực tiễn

– Mang những kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống một cách tích cực, hiệu quả để từ đó rút ra được những kinh nghiệm, bài học cho bản thân.

– Hăng hái tìm hiểu, xây dựng cho bản thân suy nghĩ và định hướng riêng

– Quá trình học và hành không chỉ bó hẹp trong phạm vi sách vở, trường học mà phải vươn ra ngoài cuộc sống, cộng đồng xung quanh.

III. Kết bài

– Không thể xem nhẹ một trong hai mảng giữa học và hành.

– Đây là quan điểm đúng đắn, cần được vận dụng và phát triển lâu dài , tích cực. có như thế chúng ta mới đem lại một kết quả hoàn hảo nhất.

Từ dàn ý mối quan hệ giữa học và hành chắc chắn bạn sẽ có bài kiểm tra kết quả cao.

Lớp 8 -
  • Bài viết số 7 lớp 8 đề 2: Văn học và tình thương

  • Tuổi trẻ và tương lai đất nước [văn nghị luận 8]

  • Dàn ý người ấy sống mãi trong lòng tôi Lớp 8

  • Dàn ý tôi thấy mình đã khôn lớn Lớp 8

  • Nội dung, ý nghĩa bài thơ Đi đường

  • Bố cục, tóm tắt tác phẩm Chiếu dời đô Ngữ Văn 8

  • Bài viết số 6 lớp 8 đề 3: suy nghĩ câu nói M.Go-rơ-ki hãy yêu sách

Dàn ý và bài văn mẫu về mối quan hệ giữa học và hành đều được 9mobi tuyển chọn và chia sẻ trong bài viết dưới đây giúp các em có được các bài văn mẫu tham khảo, viết bài hoàn chỉnh. Đồng thời, thông qua bài văn mẫu, các thầy cô có nhiều ý tưởng trong việc giảng dạy hơn.
Lời chúc buổi sáng cho vợ lãng mạn, tin nhắn chúc vợ yêu ngày mới Sự khác nhau giữa Android Oreo với Android One và Android Go Apple phát hành iOS 13.4, macOS 10.15.4, watchOS 6.2, và tvOS 13.4 Sự khác biệt giữa Nexus 5X và Nexus 6P Adobe và Box giúp chỉnh sửa file PDF trực tuyến dễ dàng hơn

Tên bài viết: Viết bài văn nêu mối quan hệ giữa học và hành

Nêu suy nghĩ của em về mối quan hệ giữa học và hành lớp 8 ngắn gọn

Nội dung bài viết:
I. Dàn ý
II. Bài văn mẫu

1. Bài số 1
2. Bài số 2
3. Bài số 3
4. Bài số 4

I. Dàn ý mối quan hệ giữa học và hành

Để có cách viết bài văn nhanh chóng và dễ dàng, không lộn xộn ý, các em có thể tự lập dàn ý hoặc tham khảo dàn ý bài viết dưới đây.

1. Mở bài:

Từ xa xưa, con người đã ý thức được mối quan hệ giữa học và hành, chẳng thế có câu tục ngữ mà ông bà ta truyền miệng nhau từ đời này qua đời khác "Học đi đôi với hành".

Hồ Chủ tịch cũng đã từng rất nhiều lần đề cập đến quan điểm "học đi đôi với hành" ấy để nhắc nhở các thế hệ trẻ về việc học tập và thực tiễn.

Vậy giữa học và hành có mối quan hệ mật thiết ra sao?

2. Thân bài:

Trước hết cần phân tích khái niệm "học" và "hành":

Học là một quá trình tìm tòi, nghiên cứu, tiếp thu những kiến thức của con người. Những kiến thức ấy bao gồm nhiều nguồn khác nhau: Thầy cô, bạn bè, sách vở, những kinh nghiệm của ông cha truyền lại,... Nhưng đặc điểm chung là chúng đều mang tính lý thuyết, khuôn mẫu, mang tính kiến tập, tức là nhìn thấy, hiểu rõ, nắm rõ nhưng chưa vận dụng vào thực tế. ... [còn nữa]

Xem bài mẫu đầy đủ TẠI ĐÂY

Học và hành nghị luận

II. Bài văn mẫu mối quan hệ giữa học và hành

1. Bài văn mẫu 1

Học và hành là thứ luôn đi liền với nhau. Các em có thể tham khảo bài văn mẫu dưới đây để hiểu rõ hơn vấn đề này.

Bài làm

Từ xưa tới nay, mối tương quan chặt chẽ giữa học và hành đã được nhiều người quan tâm, bàn luận, Học quan trọng hơn hành hay hành quan trọng hơn học? La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã góp một ý kiến xác đáng về vấn đề này trong bài Bàn luận về phép học: Phép dạy, nhất định theo Chu Tử. Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm. Họa may kẻ nhân tài mới lập được công, nhà nước nhờ thế mà vững yên. Đó mới thực là cái đạo ngày nay có quan hệ tới lòng người. Xin chớ bỏ qua.

Ý kiến trên đây của ông là sự đúc kết kinh nghiệm sau bao năm nghiền ngẫm và áp dụng trong thực tế phương pháp dạy và học của Chu Tử [tức Chu Đôn Di], một bậc thầy của Nho giáo đời Tống bên Trung Quốc. ... [còn nữa]

Xem bài mẫu đầy đủ TẠI ĐÂY

2. Bài văn mẫu 2

Nêu mối quan hệ giữa học và hành

Học chính là học lý thuyết trên sách vở, từ thầy cô, còn hành là thực hành sau khi học lý thuyết xong. Các em khi đã hiểu sẽ viết được bài văn mối quan hệ giữa học, hành dễ dàng. Hoặc có thể tham khảo bài văn mẫu dưới đây để hoàn chỉnh bài.

Bài làm

Trong bài tấu gửi vua Quang Trung vào tháng 8 năm 1791,ở phần " Bàn luận về phép học", La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp có viết: "Học rộng rồi tóm lại cho gọn, theo điều học mà làm". Như vậy, cách chúng ta mấy trăm năm, La Sơn Phu Tử đã nhận ra được tầm quan trọng của phương pháp học tập kết hợp giữa lí thuyết với thực hành. Điều đó cho chúng ta biết rằng giữa hai yếu tố "học" và "hành" có mối quan hệ mật thiết với nhau không thể tách rời.

Vậy, "học" là gì? Học là quá trình tiếp thu tri thức và biến những tri thức được tiếp thu ấy thành vốn hiểu biết của bản thân. Việc học không chỉ đơn thuần thông qua việc hướng dẫn giảng dạy của thầy cô, sự truyền thụ kinh nghiệm của những người lớn tuổi mà còn thông qua sự trao đổi với của bạn bè, qua việc đọc, nghiên cứu tài liệu, sách vở và quan sát từ thực tế cuộc sống. Tuy nhiên, "học" chỉ dừng lại ở khâu lí thuyết. Muốn biến những điều đã học thành thực tế, nhất thiết phải thông qua lao động thực hành. ... [còn nữa]

Xem bài mẫu đầy đủ TẠI ĐÂY

3. Bài văn mẫu 3

Học phải đi đôi với hành được đưa vào trong bài giúp làm rõ mối quan hệ giữa học và hành.

Bài làm

Mười bốn tuổi. Mười bốn tuổi với tám năm ngồi trên ghế nhà trường đã giúp tôi trưởng thành và chín chắn hơn rất nhiều. Tôi đã từng nghe Chủ tịch Hồ Chí Minh nói "Học phải đi đôi với hành. Học mà không hành thì vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy". Nhưng đến khi học văn bản "Bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, tôi mới thực nhận ra sự học và mối quan hệ giữa học và hành.

Ngay từ đầu văn bản, Nguyễn Thiếp đã chỉ ra mục đích chân chính của việc học: "Ngọc không mài không thành đồ vật. Người không học không biết đạo". Từ đó, ông nghiêm khắc nêu ra và phê phán lối học chuộng hình thức, cưỡi ngựa xem hoa để rồi gây nên những tai hoạ lớn cho bản thân, gia đình và cả đất nước. Để mọi người biết học, biết đạo, tức là quan hệ, ứng xử trong gia đình, xã hội, ông đã xác định phương pháp học đúng đắn để có kết quả cao nhất. Những ý kiến của ông rất chính xác, nào là phải học từ thấp đến cao, học rộng rồi tóm lược cho gọn, học phải đi đôi với hành. ... [còn nữa]

Xem bài mẫu đầy đủ TẠI ĐÂY

4. Bài văn mẫu 4

Đây cũng là bài văn mẫu mối quan hệ giữa học và hành hay, các em có thể tham khảo và áp dụng.

Bài làm

Một trong những điều trọng yếu nhất của phương pháp học tập là "Học đi đôi với hành". Nguyên lí ấy đã được ông cha ta nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Trong bài tấu "Bàn luận về phép học" gửi vua Quang Trung, La Sơn Phu Tử cũng có viết, cần phải "theo điều học mà làm". Tuy vậy, nhiều người trong chúng ta còn chưa hiểu rõ, hiểu một cách đầy đủ nguyên lí ấy, chân lí ấy.

Vậy, thế nào là "học đi đôi với hành"? Thế nào là "theo điều học mà làm?". Học là học tập, học văn hóa, ngoại ngữ, học lí thuyết về khoa học kĩ thuật... Hành là hành động, là hoạt động. Học đi đôi với hành có nghĩa là vừa học văn hóa, lí thuyết vừa tập tành, vận dụng; lấy lí thuyết soi sáng thực hành, lấy thực hành củng cố lí thuyết; học tập phải gắn liền với sản xuất, với các hoạt động khác, nhất là hoạt động xã hội. "Theo điều học mà làm" có nghĩa là biến những kiến thức đã học được ... [còn nữa]

Xem bài mẫu đầy đủ TẠI ĐÂY

//9mobi.vn/moi-quan-he-giua-hoc-va-hanh-26851n.aspx
Bên cạnh bài văn về mối quan hệ giữa học và hành, 9mobi còn tổng hợp và chia sẻ nhiều bài văn mẫu giúp các em học tốt ngữ văn hơn như bài văn mẫu Cảm nhận của em về 12 câu thơ đầu trong đoạn trích Trao duyên, bài văn mẫu Phân tích đoạn 1, 2 trong Bình Ngô Đại Cáo, bài văn mẫu phân tích tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân ...

Chủ Đề