Hậu quả của biến đổi khí hậu là gì

Biến đổi khí hậu là vấn đề nghiêm trọng được cả thế giới quan tâm hiện nay bởi những hậu quả khôn lường mà hiện tượng này để lại đến toàn cầu. Bài viết này sẽ chỉ ra những nguyên nhân và các giải pháp khắc phục để giảm thiểu tình trạng này hiệu quả nhất. 

Biến đổi khí hậu toàn cầu là khái niệm không còn xa lạ với nhiều người. Nó là những biến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh học gây ra những ảnh hưởng có hại đến các thành phần cũng như giảm khả năng phục hồi hoặc sinh sản của hệ sinh thái tự nhiên, tác động lớn đến hoạt động của hệ thống kinh tế – xã hội, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và phúc lợi của con người.

Thực trạng biến đổi khí hậu hiện nay đang diễn biến khá phức tạp, cần phải hiểu rõ những nguyên nhân để cùng thực hiện những giải pháp sao cho hiệu quả nhất. 

Biến đổi khí hậu là gì

2. Nguyên nhân biến đổi khí hậu là gì? 

Hiện nay có khá nhiều nguyên do dẫn đến biến đổi khí hậu, nhìn chung có hai nguyên nhân chính sau: 

2.1 Nguyên nhân khách quan dẫn đến biến đổi khí hậu

Đây là nguyên nhân do sự biến đổi của tự nhiên bao gồm: Biến đổi hoạt động của mặt trời, sự thay đổi quỹ đạo của trái đất, thay đổi vị trí cũng như quy mô của các châu lục, không thể không nhắc đến sự lưu chuyển trong nội bộ hệ thống của toàn khí quyển.

2.2 Nguyên nhân chủ quan dẫn đến biến đổi khí hậu

Do sự tác động chủ quan của con người: Sự thay đổi mục đích của việc sử dụng đất cũng như nguồn nước trong cuộc sống hàng ngày, gia tăng lượng thải khí CO2 cũng như các khí hiệu ứng nhà kính khác từ các tác động của con người. Đặc biệt, chính sự gia tăng của nồng độ khí CO2 trong khí quyển sẽ khiến nhiệt độ của trái đất tăng, đây chính là nguyên do cần chú trọng và khắc phục nhiều nhất để giảm thiểu hiện tượng biến đổi khí hậu của toàn cầu. 

Gia tăng của nồng độ khí CO2 dẫn đến biến đổi khí hậu

3. Những biểu hiện của biến đổi khí hậu

Sau đây là những biểu hiện biến đổi khí hậu Việt Nam cũng như toàn cầu mà chắc chắn mỗi người sẽ cảm thấy rùng mình và lo sợ bởi những gì chúng mang lại. 

3.1 Thời tiết ngày càng khắc nghiệt

Không chỉ tại Việt Nam mà hầu hết tất cả các quốc gia trên toàn thế giới đang phải gánh chịu nặng nề vì thời tiết ngày càng khắc nghiệt. Toàn cầu đang phải đổi mặt và chống chọi với các hiện tượng của thời tiết cực đoan như: nắng nóng, khô hạn, lũ lụt, bão tuyết, sạt lở đất... 

Bên cạnh đó, theo như dự đoán của IPCC [Ủy ban Liên chính phủ về thay đổi khí hậu] chỉ ra rằng: Thế giới sẽ còn phải đối mặt với những biến đổi khí hậu nặng nề, khủng khiếp hơn như mưa gió dữ dội vào mùa hè, bão tuyết khủng khiếp vào mùa đông, tình trạng khô hạn khắc nghiệt hơn, nhiệt độ trái đất sẽ tăng cao hơn rất nhiều. 

Thời tiết ngày càng khắc nghiệt dẫn đến biến đổi khí hậu

3.2 Mực nước biển tăng cao và dần ấm lên

Sự gia tăng nhiệt độ trên toàn cầu không chỉ ảnh hưởng đến bề mặt của biển mà những khu vực sâu hơn dưới đáy đại dương cũng chịu nhiều nặng nề. Theo đó, ở những vùng biển sau hơn 700m, thậm chí ở khu vực sâu nhất của đại dương nhiệt độ nước cũng đang ấm dần lên. 

Chính vì nhiệt độ ngày càng gia tăng sẽ làm nước giãn nở, đồng thời làm tan chảy các sông băng, núi băng cũng như băng lục địa, khiến lượng nước bổ sung vào đại dương tăng lên rất nhiều. 

3.3 Hiện tượng băng tan ở hai cực và Greenland

Trong những năm trở lại đây, vùng biển ở Bắc Cực nóng lên nhanh gấp hai lần so với mức nóng trung bình trên toàn cầu, dẫn đến tình trạng diện tích của biển Bắc Cực được bao phủ bởi băng trong mỗi mùa hè đang dần thu hẹp lại rất nhiều. 

3.4 Nền nhiệt độ thay đổi liên tục

Hiện nay theo thống kê, cứ mỗi một năm qua đi, nhiệt độ trung bình toàn cầu lại cao hơn. Cụ thể, trong mười năm đầu của thế kỷ 20 đã đánh dấu sự gia tăng về nhiệt độ lớn với sức nóng kỷ lục của Trái đất. Theo đó, nhiệt độ trung bình toàn cầu tính trên mặt đất cũng như mặt biển đã tăng lên khoảng 0,74 độ C trong suốt thế kỷ qua. 

3.5 Nồng độ CO2 trong khí quyển đang tăng lên rất nhiều

Các nhà khoa học đã phân tích các bong bóng khí ở trong băng Nam Cực, Greenland và đưa đến kết luận: Nồng độ CO2 dao động từ 180 - 300ppm [đơn vị đo lường để diễn đạt nồng độ theo khối lượng, tính theo phần triệu], đang tăng lên rất nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống của con người và hệ sinh vật trên trái đất. 

4. Hậu quả biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến Việt Nam, các quốc gia khác mà còn tác động rất xấu đến môi trường sống của hệ sinh vật trên toàn cầu. Các hậu quả khôn lường phải kể đến như: 

4.1 Tác động đến môi trường

Tỉ lệ ô nhiễm môi trường do bụi, ô nhiễm không khí và nguồn nước đang ngày càng gia tăng ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe của toàn nhân loại. 

4.2 Tác động đến nhiệt độ

Nhiệt độ toàn cầu có xu hướng tăng lên, ảnh hưởng đến sinh hoạt của con người cũng như sự phát triển của hệ sinh vật. 

4.3 Tác động về lượng mưa

Lượng mưa trên trái đất có xu hương tăng lên. Bên cạnh đó, hiện tượng sạt lở đất, lũ lụt cũng xảy ra rất nhiều trong nhưng năm gần đây.

4.4 Tác động đến mực nước biển gây thu nhỏ diện tích đất

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, mực nước biển đã tăng lên đáng kể, diện tích đất giảm, đất nông nghiệp nhiễm mặn, sản lượng lúa kém ảnh hưởng tới kinh tế, lương thực của đất nước.

4.5 Tác động đến môi trường sinh thái biển, nuôi trồng thủy hải sản

Biến đổi khí hậu khiến môi trường nước bị ô nhiễm nghiêm trọng, nước biển dâng lên cao gây bão lụt, sóng thần, hải lưu... khiến môi trường sinh thái biển thay đổi, tình trạng nuôi trong thủy sản giảm thậm chí một số sinh vật biển có nguy cơ bị tuyệt chủng. 

Mỗi trường ô nhiễm, thời tiết thay đổi thất thường, mua gió ngập lụt, nắng nóng kéo dài, khói bụi ở mức đáng báo động...do biến đổi khí hậu sẽ gây những tác động rất xấu đến sức khỏe của mỗi người, giảm tuổi thọ bởi các bệnh liên quan đến da, đường hô hấp, tim mạch ngày càng gia tăng.

Biến đổi khí hậu tác động xấu đến sức khỏe của con người

>>>XEM THÊM:

Hiệu ứng nhà kính là gì? Tổng hợp những biện pháp khắc phục hiệu quả

5. Những giải pháp khắc phục biến đổi khí hậu hiệu quả nhất hiện nay

Vậy ứng phó với biến đổi khí hậu là gì? Cần phải hành động như thế nào? Sau đây là những giải pháp để góp phần giảm thiểu hiện tượng trên một cách hiệu quả nhất. 

5.1 Hạn chế sử dụng nguồn nhiên liệu hóa thạch

Cần hạn chế khai thác và sử dụng:Than, dầu đốt, khí thiên nhiên, bởi đây chính là những nhiên liệu gây nên hiệu ứng nhà kính. Thay vào đó, con người đang dần tìm ra những nguồn nhiên liệu thay thế chúng. 

5.2 Giảm thiểu mức độ tiêu thụ hết sức có thể

Việc giảm tiêu thụ không chỉ giúp tiết kiệm những khoản chi tiêu mà còn góp phần khắc phục tình trạng biến đổi khí hậu hiệu quả. Cụ thể: Hãy hạn chế sử dụng các loại bao bì nilong, nhựa...sẽ gây nên hiệu ứng ô nhiễm trắng. 

5.3 Bổ sung rau, hoa quả trong chế độ ăn hàng ngày

Ngành chăn nuôi đã thải ra bầu khí quyển rất nhiều loại khí gây nên hiệu ứng nhà kính. Chính vì vậy, nên tăng cường bổ sung các loại rau, hoa quả trong chế độ ăn hàng ngày để vừa tốt cho sức khỏe lại khuyến khích việc gieo trồng, canh tác hữu cơ, không dùng thuốc hóa học...sẽ góp phần bảo vệ môi trường. 

5.4 Nghiêm túc ngăn chặn nạn chặt phá rừng

Bởi việc khai thác, chặt phá rừng trái phép đã khiến diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp. Đó chính là lý do khiến lượng CO2 thải vào môi trường tăng cao, gây nên hiệu ứng nhà kính. Chính vì thế, bên cạnh ngăn chặn nạn chặt phá rừng, mỗi chúng ta cần nâng cao ý thức để trồng và chăm sóc cây xanh xung quanh nhà ở, môi trường làm việc và sinh hoạt thường ngày. 

Trồng cây xanh góp phần giảm thiểu biến đổi khí hậu

>>>XEM THÊM:

 Tác hại của rác thải nhựa đối với môi trường, sinh vật biển và kinh tế xã hội

5.5 Tiết kiệm điện là biện pháp khắc phục hiệu quả

  • Mỗi một gia đình nên sử dụng các thiết bị để tiết kiệm điện như bóng đèn compact, pin nạp, vào nan ngày nên sử dụng ánh sáng tự nhiên thay vì sử dụng điện với tần suất lớn. 
  • Khi không sử dụng các thiết bị điện hãy rút hẳn phích cắm điện.
  • Khi đi ra ngoài hoặc không dùng hãy nhớ tắt đèn.
  • Bật điều hòa thì chỉ để mức 25 - 26 độ C là hợp lý. 

Biến đổi khí hậu là vấn đề nghiêm trọng của toàn cầu, để lại những hậu quả nghiêm trọng đến môi trường và sự sinh tồn của toàn nhân loại. VietChem nghĩ rằng, mỗi chúng ta hãy có ý thức để hành động từ những việc làm nhỏ nhất để giảm thiểu tình trạng trên, chính là bảo vệ chính bạn và môi trường sống xung quanh!

Chủ Đề