Học bao nhiêu giờ để trở thành chuyên gia?

Huỳnh Thùy Trang

Freelance Writer

~100.000 followers

Theo dõi

Nhắn tin

Young - Wild - Free

Thông tin

  • Đang cập nhật...
  • Freelance Writer
  • Đang cập nhật... ~ 100.000 người

Sở thích

Chưa có thông tin

Cần tim bạn

Chưa có thông tin

  • Đang cập nhật...

Huỳnh Thùy Trang@Authority

Malcolm Gladwell đưa ra Quy tắc 10000 giờ, nhưng liệu rằng ngày nay – quy tắc đó còn chính xác hay không? Sau đây là những lý do chỉ rõ làm thế nào để thành thục 1 kỹ năng nhưng không áp dụng Quy tắc 10000 giờ trên.

Vào năm 2008, Malcolm Gladwell xuất bản sách Outliers, được New York Times bầu chọn là sách bán chạy nhất. Trong cuốn sách này – phần lớn dựa vào các công trình nghiên cứu của Anders Ericsson, Gladwell nói rất nhiều về Quy tắc 10000 giờ, xem nó như “con số kì diệu vĩ đại”.

Cuốn sách chỉ ra rất nhiều “outliers“, những người cực kì thành thạo trong các môn học hoặc kĩ năng nhất định. Nó nói rất rõ những gì đã giúp họ trở thành một outlier.

Theo Gladwell, yếu tố phổ biến và quan trọng để được như vậy là lượng thời gian họ bỏ ra để thực hành trong những lĩnh vực nghiên cứu của mình. Bằng cách bỏ ra 10000 giờ [khoảng 90 phút mỗi ngày trong 20 năm] để thực hành, bạn sẽ có thể trở thành 1 outlier. Nói cách khác, 10000 giờ theo Gladwell là “Điểm-tới-hạn” vĩ đại. Video dưới đây giải thích rõ hơn về vấn đề này:

Những năm sau khi xuất bản sách, Quy tắc 10000 giờ đã trở thành 1 phần thông dụng dành cho những người tự học, tự hoàn thiện bản thân và những blogger khác có cùng chủ đề. Dù càng ngày có rất nhiều bằng chứng cho thấy rằng Quy tắc 10000 giờ không còn chính xác nữa, điều đó rất tốt cho những người muốn thành thạo trên mức trung bình 1 kĩ năng nào đó. Quy tắc của Gladwell phải tốn rất nhiều thời gian để học 1 thứ gì đó. Thay vào đó, ta có thể học hay trau dồi kĩ năng dễ dàng hơn rất nhiều.

Quy tắc 10000 giờ không còn đúng?

Anders Ericsson là giáo sư tâm lý học tại Đại học bang Florida. Mặt sau cuốn sách mà Gladwell viết có ghi nghiên cứu của ông về việc hoàn thiện một lĩnh vực, và đấy là Quy tắc 10000 giờ. Ericsson đã trình bày những công trình nghiên cứu của Gladwell:

“Công việc tưởng chừng như đơn giản, nhưng nếu những ai bỏ ra lượng thời gian nhất định để thực hiện công việc đấy sẽ trở thành một chuyên gia và là một nhà vô địch.”

Ericsson đã nói rõ, Quy tắc 10000 giờ không nằm trong lĩnh vực nghiên cứu của ông. Và vì vậy, trong nghiên cứu của ông không hề có “con số kì diệu vĩ đại” đấy. 10000 giờ thật sự không phải là 1 cột mốc mà mình phải đạt được, nhưng đó là cột mốc trung bình để thành thạo 1 kĩ năng. Vài người chỉ bỏ ra khoảng thời gian ít hơn 10000 giờ, nhưng có những người lại bỏ ra trên 25000 giờ.

Ngoài ra, Gladwell cũng không nói rõ về lượng thời gian để trau dồi kĩ năng so với chất lượng mà ta đạt được. Đây là một thiếu sót rất lớn trong nghiên cứu của Ericsson, và là lý do tại sao Tim Ferriss phản bác Quy tắc 10000 giờ trong video sau:

Cách thức để học nhanh hơn

Những năm gần đây người ta rất quan tâm đến việc tiếp thu kĩ năng, đặc biệt là tiếp thu kĩ năng một cách nhanh chóng. Tim Ferriss đã viết cuốn The Four-Hour Chef – quyển sách dày 672 trang – nói rất rõ vấn đề này.

Xuyên suốt quyển sách, Ferriss giới thiệu đến hàng triệu độc giả về ý tưởng meta-learning. Có nghĩa là học cách làm sao để học. Một khi chúng ta hiểu rõ cách thức bộ não và cơ thể của chúng ta học hỏi như thế nào, ta có thể tạo ra một chế độ học tập hiệu quả hơn nhiều. Thực tế là, Ferriss, trong một bài thuyết trình đã tuyên bố:

Tôi tin rằng bạn có thể đạt đến đẳng cấp thế giới với bất kì kĩ năng nào mà chỉ học khoảng 6 tháng hoặc ít hơn. [Tim Ferriss]

Những gì Ferriss nhấn mạnh ở đây là chất lượng học tập hơn là số lượng. Có thể bạn sẽ bỏ ra 2 năm, không phải 6 tháng như Ferriss nói, còn tốt hơn là 10000 giờ của Gladwell. Hơn thế nữa, các nghiên cứu về khoa học và tâm lý học nhắc đi nhắc lại việc tiếp cận lĩnh vực học tập khác. Những phương pháp, cách thức có thể giúp chúng ta trở nên thành thạo, chuyên gia, hoặc ít nhất là tốt trong một lĩnh vực cụ thể trong thời gian ít hơn rất nhiều so với dư đoán.

Sau đây mình xin chỉ ra những phương pháp:

1. Tạo một vòng tuần hoàn thông tin phản hồi

Bằng cách tạo một vòng tuần hoàn thông tin phản hồi [hoặc một vòng tuần hoàn thông tin phản hồi thông minh], bạn đang tạo ra một cách phát hiện chính xác những lỗi mắc phải và cải tiến những tiềm năng ảnh hưởng đến việc học của mình. Một nghiên cứu tại đại học Brunel, Anh giải thích:

Một vòng tuần hoàn thông tin phản hồi [cung cấp]… các thông tin cần thiết để đạt được hiểu quả cao trong giảng dạy và học tập.

Tiếp thu các thông tin cần thiết để đạt mục tiêu nhanh chóng là những gì cần thiết để tiếp thu kĩ năng. Phải tìm chính xác những gì bạn cần thay đổi để đạt mục tiêu nhanh chóng hơn.

Vòng tuần hoàn thông tin phản hồi

Với một số kĩ năng, bạn có thể theo dõi kết quả và kiểm nghiệm lại chính bản thân mình. Thông qua Google Forms, nó sẽ cung cấp những thông tin phản hồi, sau đó bạn có thể xem xét và thích nghi với cách học mới dựa trên các kết quả thu được của Google Forms.

Với những kĩ năng khác, bạn cần phải có những thông tin phản hồi từ những nơi khác, ví dụ như một nhóm học tập chẳng hạn.

Nếu bạn đang học lập trình, hãy upload những đoạn code lên mạng như Code Review, những người trên khắp thế giới sẽ cung cấp cho bạn các kiến thức hữu ích để cải thiện đoạn code đó.

Nếu bạn đang học nhiếp ảnh, hãy lên Photo Critique, hay ở Việt Nam có diễn đàn Việt Designer.

Có rất nhiều các cộng đồng và diễn đàn để học bất cứ thứ gì bạn thích. Các chuyên gia sẽ tạo một vòng tuần hoàn thông tin phản hồi để cải thiện kĩ năng của bạn nhanh hơn việc chỉ luyện tập cần cù một mình.

Cộng đồng C Việt – Diễn đàn lập trình lớn nhất Việt Nam.

2. Học tập có chủ đích

Quay lại Anders Ericsson, nhiều nghiên cứu của ông ta nói xoáy sâu vào vấn đề học tập có chủ đích, và đoạn video sau sẽ giải thích rõ về nó:

Một trong những cách hiệu quả nhất để học tập, đó chính là tập trung vào những kĩ năng nhỏ lẻ để tạo nên một kĩ năng tổng thể. Mình xin phép trích đoạn bài blog của Cal Newport, StudyHacks:

“Bằng cách lựa chọn một mục tiêu cụ thể [ví dụ như trở thành một chuyên gia lập trình WordPress], bạn có thể xác định rõ các kĩ năng nhỏ lẻ rất quan trọng để giúp bạn đạt được mục tiêu, ví dụ như PHP, CSS,… Mỗi kĩ năng nhỏ lẻ ấy, tất nhiên có thể được chia thành các kĩ năng nhỏ lẻ hơn nữa. Bằng cách tập trung vào những kĩ năng ấy, bạn có thể trở thành một chuyên gia lập trình WordPress.”

Không ngạc nhiên khi nói rằng, học tập có chủ đích là rất khó. Ericsson phát hiện ra rằng các vận động viên ưu tú, nhà văn, nhạc sĩ chỉ có thể duy trì sự tập trung cần thiết để học tập có chủ đích trong thời gian rất ngắn. Thậm chí bạn cũng có thể tìm các công cụ, ứng dụng để theo dõi quá trình học tập có chủ đích trong cả cuộc đời.

Học tập, tại sao không?

Ví dụ như bạn có thể thuyết trình tốt hơn bằng cách quay video lại quá trình của bạn bằng 1 chiếc smartphone. Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm các công cụ chuyên dụng như SpeechMaker. Các website hiện nay có đầy đủ trò chơi mang tính giáo dục và công cụ cho các kĩ năng khác nhau. Bạn có thể sử dụng Anki để học bất kì chủ đề nào mới lạ [mình cũng hay học tiếng anh trên Anki :D]. Hãy thử học tập có chủ đích trong việc lập trìnhxem?

3. Trở thành một giáo viên

Ý tưởng của việc học thông qua giảng dạy không phải là mới. Nhưng sau một số nghiên cứu, National Training Laboratories đã cho ra đời Tháp học tập [The Learning Pyramid]. Đây là một biểu đồ đơn giản cho thấy tỉ lệ những hình thức giảng dạy khác nhau. Có rất nhiều sự đối lập, nhưng đối với nhiều người, nó vẫn là sự hướng dẫn đáng tin cậy.

Tháp học tập [The Learning Pyramid].

Bạn có thể thấy rằng phương pháp học thụ động kìm hãm việc học tập của chúng ta. Không may, chúng ta thường rất thụ động khi học một kĩ năng mới, đặc biệt là khi trưởng thành.

Các phương pháp khác trong đó rất có tiềm năng, như “Thảo luận nhóm [Group Discussion]” [hiệu quả 50%], có thể áp dụng thông qua việc học nhóm hoặc học online. “Thực hành [Practice]” [hiệu quả 75%] chính là học tập có chủ đích. Nhưng với việc “Giảng dạy cho người khác [Teaching Others]” đạt hiệu quả tới 90%, ta không nên bỏ qua cách học này.

“Nếu bạn không thể giải thích cho một đứa bé 6 tuổi hiểu thì chính bạn cũng chẳng hiểu gì” – A. Einstein

Cho dù bạn đã rất thành thạo, hay thành thạo như thế nào không quan trọng. Nếu là một chuyên gia về một lĩnh vực, kiểu gì bạn cũng sẽ dạy được bất cứ ai. Nếu là người mới, bạn có thể giải thích những gì mình đang học cho những người khác.

Ví dụ, Harry Cloudfoot đã ghi chép tất cả các quá trình để trở thành một nhà leo núi “xuất sắc”, anh ta sử dụng rất nhiều phương thức của Tim Ferriss. Rất nhiều người học hỏi từ những bài viết của anh ta.

Khi dùng phương pháp này có nghĩa là bạn phải thực sự hiểu vấn đề đó trước khi có thể giảng dạy cho ai khác. Nó tạo cho bản thân động lực và trách nhiệm để có thể hiểu thấu vấn đề đang giảng dạy.

Nếu bạn đang ở trình độ cao, bạn có thể sử dụng các website Gia sư trực tuyến để giảng dạy. Hoặc nếu bạn muốn tìm một cái gì đó nhẹ nhàng hơn, có thể trả lời các câu hỏi liên quan trên Quora, Reddit, hoặc một diễn đàn nào đó như Dạy Nhau Học chẳng hạn :D.

Dạy nhau học – Stackoverflow phiên bản Việt Nam!

Một sự lựa chọn khá yêu thích đó chính là bắt đầu viết blog, nơi mà bạn có thể đăng tải các bài viết giải thích các kết quả, phương pháp về một vấn đề cụ thể [giống như blog mình đang viết đây :D]. Nếu bạn muốn viết bài nhưng không muốn tạo blog, có thể viết trên Medium, hoặc mở một group Facebook kín và mời mọi người tham gia. Nhiều sự lựa chọn lắm!

Blog Trà chanh số – niềm tự hào của mình đấy!

Học tập qua hành động

Như mình đã giải thích, Quy tắc 10000 giờ của Gladwell có rất nhiều bất cập. May mắn cho chúng ta là có rất nhiều cách học tập khác. Bằng cách chú ý tới cách bản thân dành thời gian học tập, bạn có thể tăng tiến độ học tập với thời gian ít hơn bạn nghĩ, bằng cách sử dụng vòng tuần hoàn phản hồi thông tin, học tập có chủ đích và giảng dạy vào chế độ học tập của bản thân mình.

Vậy bạn đã có những phương pháp, cách thức nào giúp đẩy mạnh quá trình học tập của bản thân? Hãy đóng góp cho Trà chanh số bằng cách comment phía dưới nhé!

-------

[Liên Kết Với Tác Giả Bài Viết - Cộng Đồng Tác Gỉa Chuyên Sâu AUTHORITY]

Tác giả: Hoai Son Vo

Blog hướng dẫn lập trình, các thủ thuật trong lập trình, những mẹo vặt công nghệ thông tin và trong cuộc sống lập trình viên.

Xem thêm nhiều bài viết của tác giả tại: //trachanhso.net 

Follow Facebook Authority - Cộng Đồng Tác Giả Chuyên Sâu để đọc thêm các bài viết mang tính chất chuyên sâu thuộc nhiều lĩnh vực/ chủ đề khác nhau từ các tác giả là Blogger/ Author đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam.

Mất bao nhiêu giờ để trở thành chuyên gia?

Trong cuốn sách "Những kẻ xuất chúng", Malcolm Gladwell đã khẳng định, một người cần ít nhất 10.000 giờ để trở thành chuyên gia trong một lĩnh vực. Ông đã dành thời gian nghiên cứu rất nhiều chuyên gia thuộc các lĩnh vực khác nhau như vận động viên, nhà soạn nhạc, nghệ sĩ dương cầm,…

Quy định thế nào là chuyên gia?

Chuyên gia là những cá nhân được đào tạo chuyên sâu và có kinh nghiệm thực tiễn bao gồm các kiến thức và kỹ năng điêu luyện, phục vụ hiệu quả trong lĩnh vực cụ thể, tạo ra các giá trị cho cộng đồng. Chuyên gia được hiểu là người có một sự am hiểu kiến thức sâu rộng và thông thạo về một hay nhiều lĩnh vực .

10.000 giờ là bao nhiêu?

10 nghìn giờ là con số vô cùng lớn, giả sử chúng ta liên tục dành thời gian cho một nghề, một lĩnh vực nào đó tầm bốn tiếng một ngày và sáu ngày một tuần [nhắc lại liên tục], tính ra sẽ 8 năm liền. Làm sao để quyết định chọn một nghề mình có thể gắn bó với nó 8 năm tiếp theo.

Cần bao nhiêu giờ để thành thạo kỹ năng?

Để thành thạo một nghề cần 10.000 giờ luyện tập Theo một cuộc khảo sát quốc tế về sự thành công của những người thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau từ vận động viên, nghệ sĩ, các nhà khoa học thì họ đều cần dành ra khoảng thời gian luyện tập là 10.000 giờ để đạt đến sự thành thạo.

Chủ Đề