Có bao nhiêu caffeine trong cà phê?

Sử dụng caffeine trong giới hạn cho phép có thể mang lại tác dụng có lợi. Nhưng nếu sử dụng quá nhiều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng và trong những trường hợp nghiêm trọng hơn sẽ ảnh hưởng đến tính mạng. 

Sử dụng caffeine với hàm lượng đúng chuẩn

Caffeine là một chất có nhiều trong cà phê hoặc trà giúp kích thích hệ thống thần kinh trung ương, làm giảm mệt mỏi, tăng sự tỉnh táo, và cải thiện sự tập trung. Đối với hầu hết người lớn khỏe mạnh, liều lượng caffeine vừa phải sẽ từ 200 đến 300 mg tương đương với khoảng 2-4 cốc cà phê pha một ngày – không có hại. Nếu bạn uống 4 hoặc nhiều hơn 4 cốc ngày có thể dẫn đến một số triệu ứng khó chịu. Nếu sử dụng caffeine quá 500 đến 600 mg một ngày có thể gây ra: Mất ngủ, căng thẳng, cảm thấy bồn chồn, bứt rứt không yên, khó chịu trong người, rối loạn dạ dày, nhịp tim tăng…

Một số người nhạy cảm với caffeine hơn những người khác, chỉ cần sử dụng caffeine với một lượng nhỏ – ngay cả một tách cà phê hoặc trà – có thể làm bạn cảm thấy bồn chồn hoặc thậm chí mất ngủ.

Những người không thường xuyên uống cà phê có xu hướng nhạy cảm hơn với tác động tiêu cực của nó. Các yếu tố khác có thể bao gồm trọng lượng cơ thể, tuổi tác, tình trạng sử dụng thuốc và điều kiện sức khỏe. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng nam giới dễ bị tác động của caffeine hơn là phụ nữ. Vì thế, cần lưu ý khi sử dụng caffeine. 

Một số loại thuốc và thảo dược bổ sung có thể tương tác với caffeine:

Một số thuốc kháng sinh: Ciprofloxacin [Cipro], norfloxacin [Noroxin] – loại thuốc kháng khuẩn – có thể tương tác với caffeine làm tăng thời gian tồn tại caffeine trong cơ thể và khuếch đại tác dụng không mong muốn của nó.

  • Theophylline [Theo-24, Elixophyllin]: Một loại thuốc giãn phế quản có một số hiệu ứng giống như caffeine. Dùng nó cùng với các loại thực phẩm và đồ uống có chứa caffeine có thể làm tăng nồng độ của theophylline trong máu của bạn. Gây buồn nôn và nôn mửa, tim đập nhanh.
  • Echinace: Được sử dụng để ngăn ngừa cảm lạnh hoặc khi bị nhiễm trùng, có thể làm tăng nồng độ caffeine trong máu của bạn và có thể làm tăng hiệu ứng khó chịu của caffeine.

Nếu bạn muốn cắt giảm caffeine

Bạn nên giảm từ từ, nếu giảm đột ngột có thể bị như nhức đầu, khó chịu, mệt mỏi và căng thẳng. May mắn là những triệu chứng này thường nhẹ và hết sau một vài ngày. Để thực hiện hãy chú ý các lời khuyên sau:

  • Cảnh giác với các đồ ăn, uống có chứa caffeine.
  • Cắt giảm dần dần: ví dụ, chỉ uống một tách cà phê hoặc trà mỗi ngày. Tránh uống các thức uống này vào cuối ngày. 
  • Chú ý khi pha trà: Uống trà ngay sau khi pha, rút ngắn thời gian ủ trà [ thời gian để trà ngấm], vì trà càng để lâu lượng caffeine tiết ra càng nhiều. Hoặc lựa chọn các loại trà thảo dược không có caffeine.
  • Chọn loại cà phê không có chứa caffeine
  • Kiểm tra các lọ thuốc trước khi dùng: Một số các thuốc giảm đau chứa caffeine nên hãy tìm các thuốc giảm đau không chứa caffeine để thay thế nhằm hạn chế sử dụng caffeine.

Trên đây là những lưu ý khi sử dụng caffeine, bạn nên tham khảo để bảo vệ sức khỏe.

Theo dõi thêm fanpage: Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc

Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Caffeine là chất kích thích tự nhiên được tìm thấy trong cây trà, cà phê và cacao. Chúng hoạt động bằng cách kích thích não và hệ thần kinh trung ương, giúp con người tỉnh táo và ngăn ngừa sự mệt mỏi. Người chăn cừu Ethiopia là người đầu tiên phát hiện ra chất kích thích này, anh đã nhận thấy năng lượng bổ sung mà nó mang lại cho dê của mình. Ngày nay, có đến hơn 3/4 dân số thế giới tiêu thụ một sản phẩm chứa caffeine mỗi ngày và con số này lên tới 90% đối với người trưởng thành ở Bắc Mỹ.

Caffeine là một chất màu trắng đắng, xuất hiện tự nhiên trong hơn 60 loại thực vật, bao gồm hạt cà phê, lá trà và vỏ cacao [được sử dụng để làm sô cô la]. Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ [FDA] coi caffeine vừa là phụ gia thực phẩm vừa là thuốc.


Các nguồn caffein phổ biến nhất cho hầu hết mọi người là cà phê, trà, soda và sô cô la. Lượng caffeine trong thực phẩm và đồ uống khác nhau. Đối với cà phê và trà, lượng caffeine mỗi cốc phụ thuộc vào nhãn hiệu, loại đậu hoặc lá được sử dụng, cách chế biến và độ dài của nó. Hầu hết các loại soda, không chỉ cola, có chứa caffeine. Đồ uống năng lượng đang ngày càng phổ biến, đặc biệt là thanh thiếu niên và thanh niên. Hàm lượng caffeine trong những đồ uống này dao động từ 60 mg đến hơn 250 mg mỗi khẩu phần.

Sau khi chúng ta dung nạp, caffeine nhanh chóng được hấp thụ từ ruột vào máu. Từ đó, chúng đi đến gan và bị phân hủy thành các hợp chất có thể ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan khác nhau đặc biệt là não. Caffeine hoạt động bằng cách ngăn chặn tác dụng của adenosine, một chất dẫn truyền thần kinh giúp thư giãn não bộ và khiến bạn cảm thấy mệt mỏi. Thông thường, nồng độ adenosine tích tụ ngày qua ngày, khiến bạn ngày càng mệt mỏi và khiến bạn muốn đi ngủ. Theo đó, chúng giúp bạn tỉnh táo bằng cách kết nối với các thụ thể adenosine trong não mà không kích hoạt, ngăn chặn tác dụng của adenosine, dẫn đến giảm mệt mỏi. Chúng cũng có thể làm tăng nồng độ adrenaline trong máu và tăng hoạt động não của các chất dẫn truyền thần kinh dopamine và norepinephrine. Điều này tiếp tục kích thích não bộ và thúc đẩy trạng thái kích thích, tỉnh táo và tập trung. Bởi vì nó ảnh hưởng đến não nên caffeine thường được gọi là một loại thuốc thần kinh. Ngoài ra, caffeine có xu hướng phát huy tác dụng nhanh chóng. Ví dụ, lượng tìm thấy trong một tách cà phê có thể mất ít nhất 20 phút để đến được máu và khoảng một giờ để đạt được hiệu quả đầy đủ.

Nhiều người trong chúng ta dựa vào một tách cà phê buổi sáng hoặc một chút caffeine vào buổi chiều để giúp chúng ta tỉnh táo cả ngày. Caffeine có sẵn rộng rãi và có khoảng 80 phần trăm người Hoa Kỳ sử dụng một số dạng caffeine mỗi ngày. Nhưng caffeine không chỉ làm bạn tỉnh táo. Nó là một chất kích thích hệ thần kinh trung ương ảnh hưởng đến cơ thể theo nhiều cách. Ví dụ như:

3.1 Cải thiện tâm trạng và chức năng của não bộ

Caffeine có khả năng chặn phân tử tín hiệu não adenosine, gây ra sự gia tăng các phân tử tín hiệu khác, chẳng hạn như dopamine và norepinephrine. Sự thay đổi này có lợi cho tâm trạng và chức năng của não. Các nghiên cứu đã chỉ ra caffeine có tác dụng giúp tỉnh táo, giảm nguy cơ tự tử và tránh trầm cảm. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng đã chỉ ra, tách cà phê thứ hai không mang lại lợi ích gì nữa trừ khi nó được tiêu thụ ít nhất 8 giờ sau cốc đầu tiên. Theo đó, nếu uống khoảng từ 3 đến 5 cốc cà phê mỗi ngày cũng có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về não như Alzheimer và Parkinson.

3.4 Caffeine bảo vệ chống lại bệnh tim và tiểu đường loại 2

Caffeine không làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Trên thực tế, các bằng chứng gần đây cho thấy nguy cơ mắc bệnh tim thấp hơn ở nam và nữ nếu họ uống từ một đến bốn tách cà phê mỗi ngày. Các nghiên cứu khác cho thấy rằng uống 2-4 tách cà phê hoặc trà xanh mỗi ngày có liên quan đến nguy cơ đột quỵ thấp hơn. Caffeine có thể làm tăng huyết áp. Tuy nhiên, hiệu ứng này thường nhỏ và có xu hướng mất dần đối với hầu hết các cá nhân khi họ tiêu thụ cà phê thường xuyên. Caffeine cũng có thể bảo vệ chống lại bệnh tiểu đường. Một đánh giá gần đây lưu ý rằng những người uống nhiều cà phê có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 thấp. Tiêu thụ cà phê đã được khử caffeine cũng có liên quan đến giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

3.5 Lợi ích sức khỏe khác

  • Bảo vệ gan: Cà phê có thể làm giảm tới 84% nguy cơ tổn thương gan [xơ gan], làm chậm tiến triển bệnh và cải thiện đáp ứng điều trị.
  • Tăng tuổi thọ: Uống cà phê có thể giảm tới 30% nguy cơ tử vong sớm, đặc biệt là đối với phụ nữ và bệnh nhân tiểu đường.
  • Giảm nguy cơ ung thư: 2 ly cà phê mỗi ngày có thể giảm tới 64% nguy cơ ung thư gan và nguy cơ ung thư đại trực tràng.
  • Bảo vệ da: Tiêu thụ 4 hoặc nhiều tách cà phê chứa caffeine mỗi ngày có thể làm giảm 20% nguy cơ ung thư da.
  • Giảm nguy cơ mắc bệnh đa xơ cứng [MS]: Người uống cà phê có thể có nguy cơ mắc bệnh đa xơ cứng thấp.
  • Ngăn ngừa bệnh gút: Uống thường xuyên bốn tách cà phê mỗi ngày có thể làm giảm 40% nguy cơ mắc bệnh gút ở nam giới và 57% ở phụ nữ.
  • Hỗ trợ sức khỏe đường ruột: Tiêu thụ 3 tách cà phê mỗi ngày trong vòng 3 tuần có thể làm tăng số lượng và hoạt động của vi khuẩn có lợi ở đường ruột.

Caffeine có thể gây nghiện và một gen của một số người rất nhạy cảm với nó. Một số tác dụng phụ liên quan đến việc sử dụng quá nhiều caffeine bao gồm lo lắng, bồn chồn, run rẩy, nhịp tim không đều và khó ngủ. Quá nhiều caffeine cũng có thể gây đau đầu, đau nửa đầu, huyết áp cao ở một số người, gây ra sự hoang mang, ảo giác, nôn hoặc có thể dẫn đến tử vong do co giật Ngoài ra, caffeine có thể dễ dàng vượt qua nhau thai, có thể làm tăng nguy cơ sảy thai hoặc nhẹ cân. Phụ nữ mang thai nên hạn chế tiêu thụ caffeine. Đáng chú ý là caffeine có thể tương tác với một số loại thuốc. Theo đó, những bệnh nhân đang dùng thuốc giãn cơ Zanaflex hoặc thuốc chống trầm cảm Luvox nên tránh dùng caffeine vì những thuốc này có thể làm tăng tác dụng của nó.

Chủ Đề