Hồ sơ mời thầu tư vấn cổ phần hóa năm 2024

Hôm nay (17/4), hồ sơ mời thầu tư vấn cổ phần hóa Ngân hàng BIDV đã được chuyển đến 5 nhà thầu quốc tế.

Thông tin này được ông Trần Bắc Hà, Tổng giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), đưa ra tại cuộc họp báo sáng nay.

Cũng theo ông Hà, Chính phủ đã thống nhất về kế hoạch cổ phần hóa BIDV. Theo đó, dự kiến trong quý IV/2007, BIDV sẽ chính thức tiến hành IPO (phát hành cổ phần lần đầu ra công chúng).

Tuy nhiên, kế hoạch trước mắt của BIDV là tiến hành tổ chức mời thầu tư vấn cổ phần hóa. Hiện ngân hàng đã hoàn thiện việc xây dựng hồ sơ mời thầu theo thông lệ quốc tế và xây dựng danh sách các nhà thầu định hướng lựa chọn.

Ngay trong ngày hôm nay, hồ sơ mời thầu sẽ được chuyển đến 5 nhà thầu quốc tế là Goldman Sachs, JP Morgan, Merrill Luynh, Morgan Stanley và UBS. Nếu thuận lợi, tổ chức cuối cùng được lựa chọn sẽ chính thức chốt vào tháng 6/2007. Các bước kế hoạch tiếp theo sẽ do hai bên thống nhất xây dựng.

Cụ thể, tổ chức tư vấn sẽ hỗ trợ BIDV trong việc xác định giá trị doanh nghiệp và đặc biệt là lựa chọn đối tác chiến lược. Dự kiến đến tháng 9/2007 phương án chi tiết sẽ được trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Và ngay sau những kế hoạch trên, BIDV sẽ tổ chức phát hành cổ phiếu ra công chúng trong quý IV/2007.

Hiện tỷ lệ phát hành ra công chúng cũng như tỷ lệ dành cho đối tác chiến lược chưa được xác định cụ thể. Tuy nhiên, theo ông Trần Bắc Hà, BIDV có thể sẽ có 2 nhà đầu tư chiến lược nước ngoài; việc lựa chọn nằm trong mục tiêu hỗ trợ BIDV trở thành một tập đoàn tài chính tầm cỡ khu vực trong tương lai.

Đánh giá hồ sơ dự thầu gói thầu dịch vụ tư vấn

(MPI) - Câu hỏi của Công ty Cổ phần Hóa chất cơ bản miền Nam.

(Nội dung câu hỏi kèm theo)

Về vấn đề này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có ý kiến như sau:

Nghị định số 63/2014/NĐ-CP (Điều 15 Khoản 1) quy định việc đánh giá hồ sơ dự thầu phải căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu và các yêu cầu khác trong hồ sơ mời thầu, căn cứ vào hồ sơ dự thầu đã nộp, các tài liệu giải thích, làm rõ hồ sơ dự thầu của nhà thầu để bảo đảm lựa chọn được nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm, có giải pháp khả thi để thực hiện gói thầu.

Theo hướng dẫn tại Khoản 15.1 Mục 15 Chương I Mẫu E-HSMT cung cấp dịch vụ tư vấn ban hành kèm theo Thông tư số 04/2017/TT-BKHĐT ngày 15/11/2017 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu liên danh là tổng năng lực và kinh nghiệm của các thành viên trên cơ sở phạm vi công việc mà mỗi thành viên đảm nhận, trong đó từng thành viên phải chứng minh năng lực và kinh nghiệm của mình là đáp ứng yêu cầu của HSMT cho phần việc được phân công thực hiện trong liên danh.

Đối với vấn đề của Quý Công ty, việc đánh giá E-HSMT được thực hiện theo quy định nêu trên và thuộc trách nhiệm của bên mời thầu, tổ chuyên gia (Điều 75 và Điều 76 Luật Đấu thầu).

Ngoài ra, tiêu chuẩn đánh giá về kinh nghiệm và năng lực của nhà thầu tư vấn được thực hiện theo hướng dẫn tại Mục 2 Chương III Mẫu E-HSMT cung cấp dịch vụ tư vấn ban hành kèm theo Thông tư số 04/2017/TT-BKHĐT. Theo đó, việc E-HSMT đưa yêu cầu “doanh thu trung bình về dịch vụ tư vấn trong 03 năm (2018-2020)” để đánh giá kinh nghiệm và năng lực là không phù hợp, có thể dẫn đến hạn chế sự tham gia của nhà thầu./.

Nghị định số 126/2017/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn chi tiết quy trình chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần.

Hồ sơ mời thầu tư vấn cổ phần hóa năm 2024

Cụ thể, quy trình chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần gồm 3 bước:

Bước 1. Xây dựng Phương án cổ phần hoá

1- Thành lập Ban Chỉ đạo và Tổ giúp việc.

2- Chuẩn bị các hồ sơ, tài liệu.

Ban Chỉ đạo chỉ đạo Tổ giúp việc phối hợp cùng với doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ, tài liệu liên quan bao gồm: Hồ sơ pháp lý về thành lập doanh nghiệp; Hồ sơ pháp lý về tài sản, nguồn vốn, công nợ của doanh nghiệp; Báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán thuế của công ty đến thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp; Lập dự toán chi phí cổ phần hóa theo chế độ quy định; Phương án sử dụng đất của doanh nghiệp đang quản lý phù hợp với quy định của pháp luật đất đai, pháp luật về sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước trong từng thời kỳ đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; Lập danh sách và phương án sử dụng lao động đang quản lý; Lựa chọn phương pháp, hình thức xác định giá trị doanh nghiệp, lựa chọn thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn có liên quan đến cổ phần hoá.

3- Ban Chỉ đạo chỉ đạo Tổ giúp việc phối hợp cùng với doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ, tài liệu liên quan trình cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định phê duyệt dự toán chi phí cổ phần hóa, quyết định lựa chọn tư vấn cổ phần hóa theo chế độ quy định.

4- Tổ chức kiểm kê, xử lý những vấn đề về tài chính và tổ chức xác định giá trị doanh nghiệp.

5- Quyết định và công bố giá trị doanh nghiệp.

6- Hoàn tất Phương án cổ phần hoá trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Bước 2. Tổ chức thực hiện phương án cổ phần hoá

1- Ban Chỉ đạo chỉ đạo doanh nghiệp phối hợp với các tổ chức tư vấn trung gian tổ chức bán cổ phần theo phương án cổ phần hoá đã được duyệt và quy định tại Nghị định số 126/2017/NĐ-CP.

2- Ban Chỉ đạo chỉ đạo doanh nghiệp bán cổ phần ưu đãi cho người lao động và tổ chức công đoàn tại doanh nghiệp (nếu có) theo phương án đã duyệt.

3- Căn cứ vào kết quả tổng hợp bán cổ phần cho các đối tượng theo quy định trong phương án cổ phần hoá, Ban Chỉ đạo chỉ đạo doanh nghiệp chuyển tiền thu từ cổ phần hoá về Quỹ theo quy định.

Trường hợp không bán hết cổ phần cho các đối tượng theo đúng phương án cổ phần hoá được duyệt, Ban Chỉ đạo báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định phê duyệt phương án cổ phần hoá ra quyết định điều chỉnh quy mô, cơ cấu cổ phần của doanh nghiệp cổ phần hoá.

4- Ban Chỉ đạo báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định cử người làm đại diện phần vốn tại các doanh nghiệp cổ phần hoá có vốn nhà nước tiếp tục tham gia trong công ty cổ phần và chịu trách nhiệm thực hiện quyền và nghĩa vụ của đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước theo quy định của pháp luật.

Bước 3. Hoàn tất việc chuyển doanh nghiệp thành công ty cổ phần

1- Tổ chức Đại hội đồng cổ đông lần thứ nhất và đăng ký doanh nghiệp.

2- Tổ chức quyết toán, bàn giao giữa doanh nghiệp và công ty cổ phần.

Trong quá trình thực hiện, cơ quan quyết định cổ phần hoá, Ban Chỉ đạo, Tổ giúp việc và doanh nghiệp có thể tiến hành đồng thời nhiều bước để đẩy nhanh tiến độ cổ phần hoá doanh nghiệp.