Hô hấp sáng có ảnh hưởng gì đối với cây hay không tại sao

Hô hấp sáng ở thực vật

ngày29 tháng 9
Hô hấp sáng [hay còn gọi là Quang Hô Hấp] là quá trình hô hấp xảy ra ngoài ánh sáng [trong điều kiện cây thiếu $CO_2$ và thừa $O_2$ trong lá]. Quá trình hô hấp sáng có thể được tóm tắt như sau:
Axit glicolic+ $O_2$ Axit glicoxilic Glixin Serin $CO_2$.

Hô hấp sáng không tạo ATP, tiêu tốn 50% sản phẩm quang hợp, tuy nhiên hô hấp sáng có hình thành một vài axit amin như Serin, Glixin. Quá trình này thường diễn ra ở thực vật C3 và có sự tham gia đồng thời của 3 bào quan là Lục lạp, PerôxixômTi thể

Cơ chế hô hấp sáng

Hô hấp sáng là hô hấp liên quan trực tiếp đến ánh sáng, thường xảy ra ở thực vật C3 trong điều kiện nồng độ CO2 thâ[s, nồng độ O2 cao, cường độ ánh sáng và nhiệt độ cao ở vùng nhiệt đới. Trong điều kiện này, enzim RubisCo xúc tác cho quá trình oxi hóa RiDP thành APG [axit diphotpho glixeric -hợp chất 3C] và AG [axit glicolic - hợp chất 2C]. APG tiếp tục đi vào chu trình Canvin, còn AG là bản thể của hô hấp sáng, bị oxi hóa ở peoxixom và giải phóng CO2 ở ti thể. Có thể tóm tắt như sau:
Sơ đồ tóm tắt hô hấp sáng ở thực vật C3

- Tại lục lạp

CO2+ RiDP [nồng độ CO2 cao] 2APG Quang hợp
O2+ RiDP [nồng độ O2 cao] 1APG+ 1AG Quang hợp+ Hô hấp sáng

- Tại peroxixom

+axit glicolic bị oxi hóa bởi O2 và tạo thành axit glioxilic với sự xúc tác của enzimglicolat - oxidase. Đồng thời cũng tạo thành H2O2 [H2O2 sẽbị phân huỷ bởi catalase để tạo thành H2O và O2].
+axit glioxilic sẽ chuyển thànhglyxin thông qua phản ứng chuyển vị amin. Sau đó glyxin sẽ được chuyển vào ti thể.

- Tại ti thể:

+glyxin chuyển thànhxerin nhờ xúc tác của enzime kép - glycin decacboxylaza và serin hydroxylmetyl transferase.
+Serin lại biến đổi thành axit glyoxilic để chuyển sang lục lạp.


Thực vật C4 và CAM tránh được hô hấp sáng nhơ sự thay đổi không gian và thời gian thực hiện quá trình cô định CO2 sơ cấp bởi chu trình phụ hay còn gọi là chu trình Hatch - Slack.
Chia sẻ

Nhãn

Hô hấp Sinh lý thực vật Thực vật
Nhãn: Hô hấp Sinh lý thực vật Thực vật
Chia sẻ

Tính số nhiễm sắc thể, số crômatit và số tâm động qua các kì của nguyên phân và giảm phân

ngày12 tháng 7
Loài ong mật có bộ NST lưỡng bội 2n=32. Hợp tử của loài trải qua nguyên phân. Hãy cho biết có bao nhiêu NST, crômatit, tâm động có trong một tế bào qua mỗi kì của quá trình nguyên phân? Để giải bài tập sinh học trên trước hết các bạn cần nhớ một số vấn đề sau: NST nhân đôi ở kì trung gian [pha S] trở thành NST kép, tồn tài trong tế bào đến cuối kì giữa. Vào kì sau, NST kép bị chẻ dọc tại tâm động, tách thành 2 NST đơn, phân li đồng đều về 2 cực tế bào. Crômatit chi tồn tại ở NST kép, mỗi NST kép có 2 crômatit. Mỗi NST dù ở thể đơn hay kép đều mang một tâm động. Vậy có bao nhiêu NST trong tế bào thì sẽ có bấy nhiêu tâm động. Do vậy, gọi 2n là bộ NST lưỡng bội của loài, số NST, số crômatit, số tâm động có trong một tế bào qua mỗi kì quá trình nguyên phân như bảng sau: Kì trung gian Kì đầu Kì giữa Kì sau Kì cuối Số NST đơn 0 0 0 4n 2n Sô NST kép 2n 2n 2n 0 0 Số crômatit 4n 4n 4n 0 0 Số tâm động 2n 2n 2n 4n 2n T
Chia sẻ
52 nhận xét
Đọc thêm

Tính tổng số nuclêôtit trong ADN hay Gen

ngày28 tháng 7
ADN là một đại phân tử sinh học được cấu trúc theo nguyên tắc đa phân các đơn phân là nucleotit. Trong tự nhiên thì phân tử ADN có nhiều dạng cấu trúc nhưng dạng phổ biến nhất là cấu trúc ADN theo dạng B ; Trong chương trình sinh học phổ thông thi chúng ta cũng chủ yếu bàn đến cấu trúc dạng B của ADN mà thôi. Nếu bạn chưa biết cấu trúc ADN dạng B như thế nào thì hãy xem trước bài viết cấu trúc dạng B của phân tử ADN ; Còn ở đây chúng ta chủ yếu bàn đến cách vận dụng lý thuyết về ADN vào giải những bài tập cụ thể liên quan đến cấu trúc ADN dạng B. Trước hết chúng ta bắt đầu với dạng bài tập đơn gian nhất trong series bài vết giải bài tập ADN cơ bản , và đây là bài đầu tiên sẽ hướng dẫn cách tính số nuclêôtit trong phân tử ADN [hay gen] khi biết một trong các đại lượng như: chiều dài ADN, khối lượng ADN, số liên kết hóa trị, số vòng xoắn. Sau đây chúng ta sẽ xem ví dụ về tính số nuclêôtit của ADN [có thể là phân tử ADN hoàn chỉnh hay chỉ là một đoạn ADN] cho từng trường hợp cụ thể:
Chia sẻ
24 nhận xét
Đọc thêm

Tính số loại và tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở đời con

ngày29 tháng 9
Vận dụng toán xác suất để giải nhanh các bài tập sinh học phần quy luật phân li độc lập như: xác định số loại kiểu gen, kiểu hình ở đời con hay tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở đời con trong các phép lai khi biết kiểu gen của bố mẹ mà không cần viết sơ đồ lai. Theo quy luật phân li độc lập ta hiểu rằng: một phép lai có n cặp tính trạng, thực chất là n phép lai một cặp tính trạng. Như vậy khi đề bài cho biết kiểu gen có bố mẹ và tuân theo quy luật phân li độc lập thì ta chỉ cần dung toán xác suất để xác định nhanh số loại cũng như tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở đời con theo quy tắc sau: Tỉ lệ KG khi xét chung nhiều cặp gen bằng các tỉ lệ KG riêng rẽ của mỗi cặp tính trạng nhân với nhau. Số KH khi xét chung nhiều cặp tính trạng bằng số KH riêng của mỗi cặp tính trạng nhân với nhau. Ví dụ: Cho biết A - hạt vàng : a- hạt xanh; B- hạt trơn : b - hạt nhăn; D - thân cao : d- thân thấp. Tính trạng trội là trội hoàn toàn. Phép lai P: AabbDd x AaBbdd sẽ cho số loại và tỉ lệ kiểu g
Chia sẻ
67 nhận xét
Đọc thêm

Sự khuếch tán, thẩm thấu và vận chuyển chủ động

ngày13 tháng 11
Tế bào là hệ thống mở thường xuyên phải thu nhận năng lượng và vật chất từ môi trường bên ngoài cho các hoạt động sống liên tục của mình. Chức năng quan trọng nhất của tế bào là điều hòa sự qua lại của các chất giữa bên trong và bên ngoài màng tế bào. Tất cả các chất di chuyển vào hoặc ra tế bào điều phải qua vật cản là màng, mà nó thực hiện chức năng chuyên biệt đó một cách có chọn lọc và định hướng. Kiểm soát việc đó được thực hiện bằng hai cách: sử dụng quá trình vận chuyển thụ động như khuếch tán, thẩm thấu và sự vận chuyển chủ động. Xem thêm: Vận chuyển các chất qua màng sinh chất Khả năng đi qua màng của các chất phụ thuộc vào kích thước phân tử, điện tích, độ hòa tan của các phân tử trong chất béo. 1. Khuếch tán và thẩm thấu Khuếch tán l à hiện tượng các phân tử của một chất di chuyển từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp hơn của chất đó. Quá trình này xảy ra không tiêu tốn năng lượng. Tốc độ khuếch tán phụ thuộc vào kích thước, hình dạng phân tử, điện t
Chia sẻ
1 nhận xét
Đọc thêm

Vai trò của thận và gan trong cần bằng áp suất thẩm thấu

ngày15 tháng 7
Môi trường bên trong cơ thể sinh vật [nội môi] nói chung và cơ thể người nói riêng luôn được duy trì ổn định. Ví dụ như người trưởng thành có nhiệt độ thân nhiệt khoảng 37,5 độ C, áp suất thẩm thấu trong máu và dịch mô khoảng 0,9atp, nồng độ gulozo [đường] trong máu khoảng 108 - 140mg/dl, nồng độ pH khoảng 7.35 7.45 ... Điều gì xảy ra nếu như các điều kiện lí hóa bên trong cơ thể chúng ta không còn ở trong vùng bình thường? Khi cơ thể chúng ta nhiệt độ quá cao hay quá thấp; điều gì sẽ xảy ra khi nồng độ đường trong máu luôn quá cao hay quá thấp; điều gì sẽ xảy ra khi áp suất thẩm thấu trong cơ thể luôn cao hay thấp hơn mức bình thường? Câu trả lời chung là cơ thể không còn khỏe mạnh [hay là đã bị bệnh]. Trong nội dung bài này chúng ta cùng nhau tìm hiểu có chế để cân bằng áp suất thẩm thấu trong trong môi trường bên trong cơ thể mà cụ thể là trong máu [dịch tuần hoàn]. Áp suất thẩm thấu trong máu phụ thuộc vào lượng nước và nồng độ các chất hòa tan trong máu mà chủ yếu là hà
Chia sẻ
Đăng nhận xét
Đọc thêm

Quá trình chuyển hóa nitơ trong đất

ngày13 tháng 9
Nitơ là nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu có vai trò đặc biệt quan trọng đối với thực vật [cây]. Nhưng rễ cây chỉ hút được nitơ ở dạng NH4+ và NO3-. Nhưng trong không khí thì có các dạng nitơ chủ yếu N2 [ ngoài ra còn có dạng NO hay NO2 nhưng gây độc cho cây ] còn trong đất thì chủ yếu nitơ trong các hợp chất hữu cơ của xác động thực vật để lại. Do đó, để cung cấp nitơ cho cây thì cần phải chuyển các dạng nitơ N2 cũng như nito trong các hợp chất có chứ nitơ thành dạng nitơ mà cây có thể hấp thụ được [NH4+ hoặc NO3-]. Trong phạm vi bài này chúng ta cùng nhau tìm hiểu và phân tích thêm các quá trình chuyển hóa nitơ trong đất . Còn quá trình chuyển hóa nito trong không khí dạng N2 thành NH4+ được gọi là quá trình cố định nitơ [cố định đạm] chúng ta sẽ bàn ở bài sau. Các vi khuẩn amôn hóa trong đất sẽ chuyển hóa niơ trong các hợp chất hữu cơ thành dạng NH4+. Nitơ dạng ion NH4+ này cung cấp cho cây. NH4+ tồn dư trong đất, trong diều kiện hiếu khí và có các vi khu
Chia sẻ
31 nhận xét
Đọc thêm

Tương quan giữa tổng số nuclêôtit với chiều dài, khối lượng và số chu kì xoắn của ADN [hay gen]

ngày03 tháng 7
Trong phân tử ADN thì ta chỉ cần biết một trong các đại lượng tổng số nuclêôtit hoặc chiều dài hoặc khối lượng hoặc số kì xoắn ta sẽ tính được các đại lượng còn lại. Từ phần lý thuyết về cấu trúc của ADN [hay gen ] ta cần nhớ một số dữ liệu sau để làm bài tập sinh học đơn giản về cấu trúc ADN : Cần nhớ: Chiều dài của ADN chính là chiều dài một mạch đơn và mỗi nuclêôtit có kích thước 3,4 ăngstrôn. Chiều dài của một chu kì xoắn là 34 ăngstrôn [tức là 10 cặp nuclêôtit hay 20 nuclêôtit]. Lưu ý: . Khối lượng trung bình của mỗi Nu trong ADN [hay gen ] là 300đvC. Quy ước [gọi]: N là tổng số nucleotit của phân tử ADN [hay gen ]; L là chiều dài của ADN [hay gen]; M là khối lượng của ADN [hay gen]; C là số chu kì xoắn của ADN [hay gen]. Công thức tính các đại lượng trong ADN: L = 3,4.N/2[ăngstrôn] => N = 2L/3,4 [Nu] M = N.300 [đvC] => N = M/300 [Nu] M = 300.2L/3,4 [đvC] => L = 3,4.M/300.2 [ăngstrôn] C = N/20 = L/3,4.10 = M/20.300 [chu kì]
Chia sẻ
27 nhận xét
Đọc thêm

Cấu trúc và chức năng của ARN

ngày03 tháng 7
ARN là bản sao từ một đoạn của ADN [tương ứng với một gen], ngoài ra ở một số virút ARN là vật chất di truyền. 1. Thành phần: Cũng như ADN , ARN là đại phân tử sinh học được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là nuclêôtit . Mỗi đơn phân [nuclêôtit] được cấu tạo từ 3 thành phần sau: Đường ribôluzơ: $C_5H_{10}O_5$ [còn ở ADN là đường đềôxi ribôluzơ $C_5H_{10}O_4$ ]. Axit photphoric: $H_3PO_4$ . 1 trong 4 loại bazơ nitơ [A, U, G, X]. Các nuclêôtit chỉ khác nhau bởi thành phần bazơ nitơ, nên người ta đặt tên của nuclêôtit theo tên bazơ nitơ mà nó mang. 2. Cấu trúc ARN: ARN có cấu trúc mạch đơn: Các ribônuclêôtit liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị giữa $H_3PO_4$ của ribônuclêôtit này vớiđường $C_5H_{10}O_5$ của ribônuclêôtit kế tiếp. Tạo nên một chuỗi pôli nuclêôtit [kích thước của ARN ngắn hơn rất nhiều so với kích thước của ADN. Có 3 loại ARN: - ARN thông tin [mARN]: sao chép đúng một đoạn mạch ADN theo nguyên tắc bổ sung nhưng tr
Chia sẻ
34 nhận xét
Đọc thêm

Xác định số lượng và tỉ lệ phần trăm từng loại nuclêôtit trong phân tử ADN [hay gen]

ngày04 tháng 7
Dạng bài tập sinh học về tính số lượng và tỉ lệ % từng loại nuclêôtit trên cả 2 mạch của phân tử ADN [hay gen]. Để giải bài tập này bạn cần lưu ý một số vấn đề sau: Cần nhớ: Các nuclêôtit trên hai mạch đơn của ADN [hay gen] liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung A liên kết với T và ngược lại [T liên kết với A] G liên kết với X và ngược lai [X liên kết với G] Công thức Số lượng từng loại nuclêôtit +A=T; G=X => $\frac{A+G}{T+X}=1$ +N=A+T+G+X=2A+2G=2T+2X + A+G=T+X= $\frac{N}{2}$ Tỉ lệ % từng loại nuclêôtit +%A=%T; %G=%X +%[A+T+G+X] = 100% => %[A+G]=%[T+X]=50%N +%A=%T=50%-%G=50%-%X; %G=%X=50%-%A=50%-%T Bài tập có đáp án về tính số lượng, tỉ lệ phần trăm [%] từng loại nuclêôtit trong gen [hay ADN] Bài tập trắc nghiệm vận dụng 1. Gen có hiệu số gữa nuclêôtit loại T với loại nucleoit khác bằng 20%. Tỉ lệ phần trăm từng loại nuclêôtit của gen là: A. A=T=15%; G=X=35% B. A=T=35%; G=X=65% C. A=T=35%; G=X=15% D. A=T=30%; G=X=20% 2. Gen
Chia sẻ
54 nhận xét
Đọc thêm

Cách viết giao tử cho thể tứ bội [4n] có kiểu gen AAaa

ngày27 tháng 10
Sinh vật bình thường có bộ NST 2n, khi giảm phân sẽ cho giao tử bình thường n. Tuy nhiên trong thể đột biến như thể ba nhiễm, thể tứ bội thì giảm phân cho ra những loại giao tử như thế nào. Ở bài này sẽ hướng dẫn các em cách viết và các định tỉ lệ các loại giao tử được tạo ra trong quá trình giảm phân của thể tứ bội [4n]. Ví dụ: thể tứ bội có kiểu gen AAaa giảm phân bình thường sẽ tạo ra những loại giao tử nào và tỉ lệ bằng bao nhiêu? Để viết giao tử cho thể tứ bội các em sơ đồ hình chữ nhật như bên dưới. Ở mỗi góc của hình chữ nhật ta viết mỗi alen. Ví dụ ở trên cơ thể có kiểu gen AAaa nên ta viết 2 góc có alen A và 2 góc có alen a. Sau đó ta sẽ nối các cạnh và 2 đường chéo để được số loại và tỉ lệ giao tử như sau: Số giao tử AA = 1 Số giaotử aa = 1 Số giao tử Aa = 4 Vậy cơ thể tứ bội có kiểu gen AAaa giảm phân sẽ cho ra 3 loại giao tử lưỡng bội là AA, aa và Aa với tỉ lệ: 1/6AA : 4/6Aa : 1/6aa. Tất nhiên là ta chỉ xét một gen nào đó trong thể tứ bội và dạng này đề cũ
Chia sẻ
17 nhận xét
Đọc thêm

Video liên quan

Chủ Đề