Hay cho ví dụ về quần xã sinh vật và phân tích các đặc điểm của quần xã do

Chương II. QUẦN XÃ SINH VẬTBài 40: QUẦN XÃ SINH VẬT VÀ MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN XÃ SINH VẬTI. MỤC TIÊU1. Kiến thức- Xác định được bản chất khái niệm quần xã sinh vật, qua đó xác định được các yếu tố cấu trúc nên quần xã sinh vật.- Giải thích được nguyên nhân làm cho quần xã có cấu trúc động.- Mô tả được một số đặc trưng cơ bản của quần xã sinh vật, lấy ví dụ minh họa cho các đặc trưng đó.- Trình bày được khái niệm quan hệ hỗ trợ và đối kháng giữa các loài trong quần xã và lấy được ví dụ minh họa cho các mối quan hệ đó.- Xác định được trạng thái cân bằng sinh thái trong quần xã thông qua hiện tượng khống chế sinh học và ứng dụng của nó trong thựctiễn bảo vệ môi trường.2. Kỹ năng- Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa.- Phát triển kỹ năng hợp tác nhóm, đọc sách giáo khoa.3. Thái độ: Nâng cao ý thức bảo vệ các loài sinh vật trong tự nhiên.II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC- Máy tính, máy chiếu đa phương tiện- Các PHT Hãy nêu đặc điểm chung và cho ví dụ về quan hệ giữa các loài trong quần xã.Quan hệ Đặc điểm Ví dụQuan hệ đối khángKí sinh Ức chế- Cảm nhiễmSinh vật này ăn sinh vật khác Đáp án PHTQuan hệ Đặc điểm Ví dụQuan hệ đối khángKí sinh Là quan hệ 1 loài sinh vật sống nhờ trên cơthể sinh vật khác, lấy các chất nuôi sống cơthể từ sinh vật đó.Sán lá kí sinh trong gan của độngvật ; Dây tơ hồng sống kí sinhtrên thân cây gỗ.Ức chế- Cảm nhiễm Là mối quan hệ mà một loài sinh vật trongquá trình sống đã vô tình gây hại cho cácloài khác.Tảo giáp nở hoa gây độc cho cávà chim; Cây tỏi tiết chất khángsinh gây ức chế hoạt động của visinh vật xung quanh.Sinh vật này ăn sinh vật khác Một loài sử dụng loài khác làm thức ăn Bò ăn cỏ ; hổ ăn thịt thỏ; cây nắpấm bắt ruồi.- Các file ảnh tĩnh+ Tranh 1: Sơ đồ mô tả cấu trúc của quần xã.+ Tranh 2: Một số quần xã sinh vật.+ Tranh 3: Rừng nhiệt đới, Sa mạc.+ Tranh 4: Sơ đồ mô tả ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái lên mức đa dạng của loài.+ Tranh 5: Một số quần thể đặc trưng .+ Tranh 6: Các tầng trong ao nuôi cá.+ Tranh 7: Các tầng trong rừng mưa nhiệt đới.+ Tranh 8: Phân bố theo chiều ngang ở đại dương.+ Tranh 9 : Sự phân tầng của các loài động vật sống trong rừng. + Tranh 10: Cộng sinh giữa kiến và cây kiến.+ Tranh 11: Cộng sinh giữa hảiquỳ và cua.+ Tranh 12: Hợp tác giữa chim mỏ đỏ và linh dương.+ Tranh 13: Hợp tác giữa lươn biển và cá nhỏ.+ Tranh 14: Một số cây sống bì sinh vào cây thân gỗ.+ Tranh 15: Cá ép sống bám trên cá lớn.+ Tranh 16: Ong kí sinh diệt bọ dừa.+ Tranh 17: Rận Aphalare itudon hút nhựa cây chút chít Nhật bản.- Các file ảnh động+ Phim 1: Quần xã thảo nguyên Kaibab.+ Phim 2: Quan hệ hợp tác giữa chim và tê giác.III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHỦ YẾU- PPTQ kết hợp vấn đáp tìm tòi- PP tổ chức hoạt động nhómIV. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC1.Kiểm tra bài cũ: [ Không kiểm tra]2.Giảng bài mới:Hoạt động 1Tên hoạt động : Tìm hiểu khái niệm quần xã sinh vậtMục tiêu: - Nêu được khái niệm quần xã sinh vật, lấy ví dụ minh họa- Phân biệt được quần thể sinh vật và quần xã sinh vậtThời gian :10 phút Hoạt động dạy Hoạt động học Nội dung- Chiếu phim 1.Yêu cầu HS thảo luậnnhóm trả lời các câu hỏi sau:1. Liệt kê các loài sinh vật sống trênthảo nguyên Kaibab?2. Dự đoán thứ tự xuất hiện các loài sinh- Xem phim và dựa vào kiến thức thực tế thiên nhiênthảo luận nhóm trả lời:1. Cỏ, hươu, hổ, linh cẩu, sư tử, kền kền.2. Thứ tự xuất hiện: cỏ → hươu → hổ, linh cẩu, sưtử → kền kền. Không thể thay đổi thứ tự xuấtI.Khái niệm quần xã sinh vậtvật trên thảo nguyên Kaibab? Liệu cóthể thay đổi thứ tự xuất hiện đó đượckhông?3. Khoanh tròn vào các chữ cái chỉ cácmối quan hệ giữa các loài sinh vật trênthảo nguyên Kaibab?a. Quan hệ về nơi ở.b. Quan hệ về dinh dưỡng .c. Quan hệ về sinh sản.4. Điều gì sẽ xảy ra nếu cỏ hoặc hươurừng hoặc hổ hoặc linh cẩu bị tiêu diệthết?- Chiếu tranh 1 dẫn dắt và đặt câu hỏi:Thế nào là quần xã ? Lấy ví dụ?hiện vì cỏ là thức ăn của hươu ;không có cỏ thìhươu không xuất hiện. Hươu không xuất hiện thìhổ, linh cẩu , sư tử cũng không xuất hiện vì hươulà thức ăn của chúng. Kền kền ăn xác chết độngvật xuất hiện sau cùng.3. Đáp án: a và b4.+ Nếu cỏ bị tiêu diệt hết → hươu bị chết đói → hổ,linh cẩu bị chết đói. + Nếu hươu bị tiêu diệt hết → hổ, linh cẩu bị chếtđói, cỏ phát triển mạnh.+ Nếu hổ hoặc linh cẩu bị tiêu diệt hết → hươuphát triển mạnh.- Quan sát tranh1 kết hợp kiến thức đã phân tích ởtrên trả lời: - Quần xã sinh vật là một tập hợp các quầnthể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùngsống trong một không gian gọi là sinh- Chiếu tranh 2 minh họa.- Củng cố: Chỉ ra dấu hiệu đặc trưngnhất giúp phân biệt quần thể và quần xãsinh vật.Dấu hiệu phân biệt QTSV QXSVYếu tố cấu trúcMối quan hệ sinhthái đặc trưngcảnh] và thời gian nhất định. Các sinh vậttrong quần xã có mối quan hệ gắn bó vớinhau như một thể thống nhất và do vậyquần xã có cấu trúc tương đối ổn định. - Ví dụ: + Quần xã rừng mưa nhiệt đới+ Quần xã cây ngập mặn Vườn Quốc giaXuân Thủy, Nam Định+ Quần xã sinh vật trên núi đá vôi đất ngậpnước Vân Long, Ninh Bình.Hoạt động 2Tên hoạt động : Tìm hiểu về một số đặc trưng cơ bản của quần xãMục tiêu: - Mô tả được một số đặc trưng cơ bản của quần xã sinh vật, lấy ví dụ minh họa cho các đặc trưng đó.- Phân biệt được quần thể ưu thế với quần thể đặc trưng.- Xác định được tính chất phân bố về mặt không gian của quần xã và nêu được các ý nghĩa thực tiễn.Thời gian :15 phút Hoạt động dạy Hoạt động học Nội dung- Cho học sinh nghiên cứu mục II.1 vàlần lượt đặt các câu hỏi:- Số lượng cá thể của mỗi quần thể-Nghiên cứu thông tin mục II.1 SGK- Không bằng nhau do chọn lọc tựII. Một số đặc trưng cơ bản của quần xã1. Đặc trưng về thành phần loài trong quần xã

QUẦN XÃ SINH VẬT VÀ MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN XÃ

PHẦN I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý

I. KHÁI NIỆM VỀ QUẦN XÃ SINH VẬT:

– Quần xã là tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau cùng sống trong 1 không gian nhất định gọi là sinh cảnh.

– Các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất nên quần xã có cấu trúc tương đối ổn định. Các sinh vật trong quần xã thích nghi với môi trường sống của chúng.

II. MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN XÃ:

 1. Đặc trưng về thành phần loài trong quần xã:

– Số lượng các loài trong quần xã và sống lượng cá thể của mỗi loài là mức độ đa dạng của quần xã, biểu thị sự biến động, ổn định hay suy thoái của quần xã.

– Loài ưu thế:là những loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã do có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn hay do hoạt động mạnh của chúng.

– Loài đặc trưng: là loài chỉ có ở 1 quần xã nào đó.

 2. Đặc trưng về phân bố cá thể của quần xã:

– Phân bố cá thể trong không gian của quần xã tuỳ thuộc vào nhu cầu sống của từng loài. Nhìn chung sự phân bố cá thể trong tự nhiên có xu hướng làm giảm bớt mức độ cạnh tranh giữa các loài và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống của môi trường.

– Phân bố cá thể trong quần xã theo chiều thẳng đứng: như sự phân thành nhiều tầng cây thích nghi với điều kiện chiếu sáng khác nhau trong rừng mưa nhiệt đới. Sự phân tầng của thực vật kéo theo sự phân tầng của động vật.

– Phân bố cá thể theo chiều ngang: như sự phân bố của sinh vật từ đỉnh núi, sườn núi đến chân núi; hay sự phân bố sinh vật từ vùng đất ven bờ biển đến vùng khơi xa.

 3. Đặc trưng về quan hệ dinh dưỡng của các nhóm sinh vật:

Quần xã sinh vật gồm nhiều nhóm sinh vật có quan hệ dinh dưỡng khác nhau:

– Nhóm SV sản xuất: gồm cây xanh và 1 số VSV tự dưỡng [VK lam, VK lưu huỳnh]

– Nhóm sinh vật tiêu thụ: gồm các sinh vật ăn thịt các sinh vật khác như: động vật ăn thực vật, động vật ăn động vật.

– Nhóm sinh vật phân giải: gồm những vi sinh vật dị dưỡng phân giải các chất hữu cơ có sẳn trong tự nhiên như: VK, nấm, 1 số động vật đất

II. QUAN HỆ GIỮA CÁC LOÀI TRONG QUẦN XÃ SINH VẬT:

 1. Các mối quan hệ sinh thái

a. Quan hệ cộng sinh:

– Là quan hệ giữa 2 hay nhiều loài sinh vật, trong đó tất cả các bên đều có lợi; tuy nhiên mỗi bên chỉ có thể sống và phát triển tốt nếu có sự hợp tác của bên kia.

  + Cộng sinh giữa thực vật, nấm hoặc vi khuẩn:

Ví dụ:   * Cộng sinh giữa tảo đơn bào với nấm và VK trong địa y.

 *  VK cố định đạm [Rhizobium] cộng sinh trong nốt sần rễ cây họ Đậu.

  + Cộng sinh giữa thực vật và động vật:

Ví dụ:   * Cộng sinh giữa kiến và cây kiến.

  + Cộng sinh giữa động vật và động vật:

– Trùng roi sống trong ruột mối: giúp mối tiêu hóa xenlulôzơ thành đường [là nguồn cung cấp cho cả mối và trùng roi]

– Một số loài cua mang trên thân những con hải quỳ [hải quỳ tiết chất độc giúp cua tự vệ, cua giúp hải quỳ di chuyển khỏi nơi khô hạn]

b. Quan hệ hợp tác:

– Cũng giống như cộng sinh, hai loài sống chung và cả 2 cùng có lợi tuy nhiên nếu tách riêng ra thì chúng vẫn tồn tại được.

Ví dụ:  

  + Hợp tác giữa chim sáo và trâu rừng [chim ăn con ve, bét dưới lớp lông của trâu, khi có thú dữ chim bay lên báo động cho trâu]

  + Hợp tác giữa chim nhỏ ăn thức ăn thừa ở răng cá sấu [cá sấu không khó chịu vì thức ăn thừa trong răng, chim nhỏ có thức ăn]

 c. Quan hệ hội sinh:

– Là quan hệ giữa 2 loài sinh vật, 1 bên có lợi bên kia không hại gì

 Ví dụ: 

  + Cá ép sống bám trên cá lớn [cá voi, cá mập], nhờ đó cá ép được mang đi xa, kiếm thức ăn dễ dàng.

  + Hội sinh giữa dương xỉ và cây gỗ [dương xỉ bám trên thân cây để lấy nước và ánh sáng, cây gỗ chẳng hại gì]

  d. Quan hệ cạnh tranh:

Là mối quan hệ giữa các loài có cùng chung nhau nguồn sống, các loài cạnh tranh nhau giành thức ăn, nơi ở…

– Đối với thực vật: cạnh tranh giành khoảng không gian có nhiều ánh sang, những cây lấy được nhiều ánh sáng sẽ vươn cao hơn những cây khác, rễ phát triển mạnh sẽ có cơ hội sống sót hơn.

– Đối với động vật: cạnh tranh gay gắt ở những loài có cùng nhu cầu về thức ăn, nơi ở …

Ví dụ:  

+ Cạnh tranh giữa cú và chồn trong rừng [vì cùng hoạt động vào ban đêm và bắt chuột làm thức ăn].

+ Cạnh tranh làm dẫn đến phân hóa kích thước mỏ chim [có 3 loài chim mỏ chéo ở châu Âu chuyên ăn hạt thông]

  e. Kí sinh:

– Là quan hệ loài sinh vật này sống nhờ cơ thể của loài sinh vật khác lấy chất dinh dưỡng để sống.

– Loài sống nhờ gọi vật kí sinh, loài kia là vật chủ.

– Vật kí sinh không giết chết ngay vật chủ mà làm suy yếu dần, bệnh rồi chết.

 Ví dụ:

 + Chấy, rận, kí sinh trên cơ thể người và động vật

 + Cây tầm gởi sống bám trên thân cây khác.

 f. Ức chế cảm nhiễm:

– Là quan hệ 1 loài sinh vật trong quá trình sống đã kìm hãm sự sinh trưởng và phát triển của loài khác. Ức chế cảm nhiễm là nguyên nhân gây ra sự tuyệt chủng của 1 loài nào đó.

 Ví dụ:  + Tảo giáp phát triển mạnh gây vào mùa sinh sản tiết ra chất độc gọi là “thuỷ triều đỏ“ hay “nước nở hoa“ làm chết nhiều động vật không xương sống và nhiều loài khác chết do ăn phải những động vật bị nhiễm độc này.

 g. Sinh vật ăn sinh vật khác:

Động vật ăn thực vật: trong quá trình ăn lá, quả, hạt mật hoa … động vật đã góp phần thụ phấn cho thực vật.

Động vật ăn động vật: động vật ăn thịt tấn công con mồi, tuy nhiên chúng thường bắt được những con gìa hoặc bệnh tật à chọn lọc tự nhiên loại bớt những con yếu.

Thực vật ăn động vật: cây bắt ruồi, cây nắp ấm …lá cây tiết ra chất phân giải thịt sâu bọ thành chất dinh dưỡng nuôi cây

2.  Hiện tượng khống chế sinh học

– Khống chế sinh học là hiện tượng số lượng cá thể của một loài bị khống chế ở một mức nhất định, không tăng quá cao hoặc giảm quá thấp do tác động của các mối quan hệ hỗ trợ hoặc đối kháng giữa các loài trong quần xã.

– Trong nông nghiệp, sử dụng các loài thiên địch để tiêu diệt các loài gây hại khác. Ví dụ: sử dụng ong kí sinh để diệt bọ dừa, sử dụng rệp xám để hạn chế số lượng cây xương rồng bà.

Video liên quan

Chủ Đề