Hay bị giật mình là bệnh gì năm 2024

Giật mình khi ngủ là triệu chứng hoàn toàn bình thường, có đến 70% dân số thế giới từng gặp phải hiện tượng này. Đây cũng không phải một căn bệnh hoặc một rối loạn hệ thần kinh. Nhưng nếu điều này xảy ra thường xuyên, bạn phải tìm hiểu nguyên nhân do đâu.

Cơn giật mình đầu giấc ngủ là một phản xạ thực tế. Não của bạn xuất hiện ảo giác, hiện ra hình ảnh như bị té ngã, đang rơi xuống khoảng không, ánh sáng rực rỡ hoặc tiếng động lớn phát ra từ bên trong đầu... khiến cơ thể giật mình.

Giật mình khi ngủ là một phản xạ của não bộ. Trên thực tế, nhiều người từng thở dốc, ướt lưng áo khi rơi vào một khoảnh khắc sợ hãi trong giấc mơ trước khi giật mình tỉnh giấc.

Đây thực chất là một cơn co thắt cơ bắp không cố ý xảy ra khi chúng ta đang ở giai đoạn chuyển tiếp giữa thức và ngủ. Đây là một khoảnh khắc ngắn ngủi như thể bạn đang lơ lửng trong không khí và giật mình tỉnh dậy.

Chứng giật mình đầu giấc ngủ là điều bình thường và khá phổ biến, xảy ra thường xuyên hơn đối với một người đang bị căng thẳng và mất ngủ. Ngoài ra, nếu bạn ngủ muộn, cơ thể sẽ mất đi những giai đoạn ngủ sâu trước đó và khả năng bị giật mình cao hơn, bạn khó khăn trong việc đi vào giấc ngủ chính thức. Nếu bạn bị lo âu hoặc căng thẳng, bạn có nhiều nguy cơ bị giật mình khi ngủ.

Bác sĩ Charles Bae, phó giáo sư y học lâm sàng và thần kinh học, Đại học Pennsylvania ở Philadelphia cho rằng một số thói quen sinh hoạt cũng có thể dẫn đến tình trạng giật mình khi ngủ như: Uống rượu và đồ uống chứa caffein, sử dụng chất kích thích, thực hiện những bài tập nặng vào tối.

Ngoài ra, ngủ trong tư thế không thoải mái hoặc thiếu ngủ cũng có thể dẫn tới hiện tượng giật mình khi ngủ vì người ta cho rằng một số bộ phận của não vẫn hoạt động khi cơ thể ở trạng thái nghỉ ngơi.

Để khắc phục chứng giật mình khi ngủ, bạn cần có chế độ sinh hoạt điều độ, lành mạnh: đảm bảo ngủ đủ 8 tiếng và cố gắng dậy đúng giờ mỗi sáng, tránh tập luyện nặng khoảng 4 giờ trước khi đi ngủ. Bạn cũng có thể thư giãn cơ thể bằng cách tắm nước ấm, đọc sách trước khi ngủ và không suy nghĩ căng thẳng trước khi ngủ. Cần hạn chế uống cà phê hoặc các đồ uống chứa caffein, không hút thuốc và uống rượu ngay trước giờ ngủ.

Các chuyên gia cho biết nếu bị giật mình giữa đêm quá nhiều, bạn hãy đi gặp bác sĩ để kiểm tra tình hình. Tình trạng chỉ xảy ra trong một vài thời điểm căng thẳng, bạn nên lưu ý và chỉnh sửa những thói quen xấu thì những cơn giật mình sẽ biến mất. Bản chất hội chứng này vô hại và chỉ làm bạn bớt thời gian ngủ, khiến cơ thể mệt mỏi vào ngày hôm sau.

Căng thẳng và lo lắng có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn theo nhiều cách khác nhau. Có không ít trường hợp giật mình nửa đêm và không thể ngủ lại do căng thẳng, lo âu lặp đi lặp lại trong đầu, theo chuyên trang sức khỏe Healthline [Mỹ].

Ngoài ra, căng thẳng và lo âu sẽ làm tăng nồng độ hoóc môn cortisol. Đây cũng là tác nhân gây mất ngủ.

Mất cân bằng nội tiết có thể thường xuyên gây thức giấc vào ban đêm

SHUTTERSTOCK

Đường huyết thấp

Đường huyết thay đổi khi chúng ta chìm vào giấc ngủ là điều bình thường. Điều này không gây ra bất kỳ mối lo ngại nào. Tuy nhiên, một số người có đường huyết giảm đáng kể khi ngủ.

Tình trạng này là do nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như không ăn đủ tinh bột hoặc mất cân bằng chất béo, protein hay chất xơ.

Nếu lượng đường trong máu quá thấp, tuyến thượng thận sẽ gửi tín hiệu đến não và kích thích tiết các hoóc môn căng thẳng như cortisol. Tình trạng này có thể khiến giật mình thức dậy vào nửa đêm.

Cách khắc phục là hãy ăn nhẹ bằng những món giàu protein như trứng, các loại hạt. Đường huyết sẽ sớm cân bằng và giúp ngủ lại dễ hơn.

Cơ thể thiếu chất

Thiếu một số chất dinh dưỡng thiết yếu có thể gây giật mình nửa đêm. Ví dụ, thiếu vitamin D có thể gây khó ngủ vì loại vitamin này đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất melatonin, loại hoóc môn điều chỉnh nhịp sinh học và chu kỳ giấc ngủ. Mọi người có thể bổ sung vitamin D bằng cách phơi nắng vào buổi sáng, ăn các món giàu loại vitamin này như trứng, nấm hay dùng viên bổ sung.

Một nguyên nhân khác gây giật mình nửa đêm là thiếu magiê. Một số nghiên cứu cho thấy bổ sung magiê có thể giúp giảm tình trạng giật mình vào nửa đêm.

Vấn đề nội tiết

Mất cân bằng nội tiết cũng là nguyên nhân khiến thường xuyên thức dậy vào ban đêm. Phụ nữ khi đến kỳ kinh, mãn kinh hay mắc hội chứng buồng trứng đa nang [PCOS] là nhóm dễ giật mình khi ngủ vì nồng độ hoóc môn trong cơ thể họ đang mất cân bằng, theo Healthline.

Ai trong chúng ta cũng có lúc bị giật mình hoảng sợ, đó là trạng thái sợ hãi tột cùng, có thể gây ra các phản ứng bất lợi cho sức khỏe. Cơn giật mình hoảng sợ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ, ở người trưởng thành nó là nguyên nhân tiềm ẩn ảnh hưởng đến tim mạch.

Theo một nghiên cứu của Mỹ thì các triệu chứng của một cơn hoảng sợ như mạch đập nhanh, khó thở, run rẩy, đổ mồ hôi, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa... có thể làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim hoặc tai biến mạch máu não. Có 10 - 20% số người Mỹ bị một vài cơn hoảng sợ trong đời.

Nghiên cứu của Công ty Dược phẩm GlaxoSmith theo dõi 3.242 phụ nữ trong độ tuổi mãn kinh trong 5 năm thấy rằng: những phụ nữ đã từng trải qua những cơn hoảng sợ trong 6 tháng trước có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim hoặc tai biến mạch máu não trong 5 năm sau. Trong đó có 41 người bị nhồi máu cơ tim hoặc tử vong do đau tim, 40 người bị tai biến mạch máu não.

Thiền giúp thư giãn giảm căng thẳng, giảm đau đầu, lo âu.

Các yếu tố làm dễ mắc bệnh

Bạn có thể tập thư giãn theo cách đơn giản như sau: nằm ngửa ở tư thế thoải mái duỗi tay chân và nhắm nhẹ mắt lại. Tưởng tượng mình đang thư giãn, lần lượt niệm các câu nói: phía sau “đỉnh đầu, gáy, vai, lưng mông giãn... giãn... giãn”. Phía trước “đỉnh đầu, mặt, cổ, ngực, bụng giãn... giãn... giãn”. “Cánh tay, cẳng tay trái [phải] giãn... giãn... giãn”.

Ðùi, cẳng chân trái [phải] giãn... giãn... giãn”. “Toàn thân tôi nặng quá”. “ Toàn thân tôi nóng râm ran...” Và bạn nằm yên thư giãn từ 15- 30 phút. Ở chỗ nào bạn thấy căng thẳng thì bạn hãy tưởng tượng nó đang giãn ra thật thoải mái. Trong khi đó bạn thở chậm, đều và sâu. Kết thúc buổi tập, bạn dùng ngón tay giữa và ngón đeo nhẫn vuốt lông mày 10 lần, vuốt hai mi mắt 10 lần, xoa nóng mặt lên rồi từ từ ngồi dậy.

Đến nay y học vẫn không biết rõ điều gì gây ra cơn giật mình hoảng sợ. Người ta cho rằng yếu tố di truyền, stress và tác nhân sinh hóa có thể có vai trò gây bệnh. Một người dễ bị cơn giật mình hoảng sợ nếu họ có người thân bị bệnh này.

Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng phản ứng chạy trốn hoặc chống trả tự nhiên của cơ thể trước mối nguy hiểm có liên quan mật thiết đến cơn hoảng sợ xảy ra sau đó. Nhiều nghiên cứu cho thấy: tim và nhịp thở của con người nhanh hơn khi chúng ta phải đối mặt với tình huống đe dọa đến tính mạng và các phản ứng tương tự cũng xảy ra trong cơn hoảng sợ.

Dấu hiệu đột ngột và nguy cấp

Có thể trong đời, bạn hoặc người thân của bạn đã từng bị một cơn hoảng sợ, nhưng bạn không biết đó là bệnh hoặc đã quên sự kiện này. Cơn hoảng sợ có thể xảy ra bất cứ lúc nào và ở bất cứ đâu. Khi bạn ở một mình, hay ở với người khác, tại nhà riêng hoặc nơi công cộng. Có khi cơn hoảng sợ đánh thức bạn từ giấc ngủ ngon.

Đột nhiên, tim của bạn đập nhanh, mặt bạn nóng bừng và hơi thở dồn dập. Bạn cảm thấy chóng mặt, buồn nôn, không kiểm soát được. Có khi bạn còn cảm thấy mình sắp chết đến nơi. Cơn hoảng sợ xảy ra đột ngột, đạt đỉnh điểm trong 10 phút và kéo dài khoảng nửa giờ. Tuy nhiên trên thực tế các cơn hoảng sợ có nhiều biến thể, có cơn kéo dài hàng giờ, thậm chí suốt ngày.

Một cơn hoảng sợ có thể gồm ít hay nhiều các triệu chứng sau đây: tự nhiên thấy chóng mặt, vã mồ hôi, run, nhịp tim nhanh, thở gấp, đau ngực, nghẹt cổ, khó nuốt, ớn lạnh hay bốc hỏa, buồn nôn, co rút bụng. Nhiều người cho rằng họ đang bị cơn đau tim và tức tốc chạy đến phòng cấp cứu. Trong khi một số người khác lại cố bỏ qua các triệu chứng, không thừa nhận là mình đang bị cơn hoảng sợ.

Hậu quả từ các cơn hoảng sợ

Cơn hoảng sợ có thể gây tàn phế và hủy hoại thể chất cũng như tinh thần của người bệnh. Vì lo sợ các cơn hoảng sợ tái phát mà người bệnh ở trong trạng thái sợ hãi nối tiếp sợ hãi. Đối với trẻ em, cơn hoảng sợ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường về thể chất và tinh thần của trẻ. Do lo lắng xảy ra cơn hoảng sợ mà nhiều trẻ không đi học, hoặc không dám ra khỏi nhà để tránh những tình huống mà trẻ sợ sẽ xảy ra cơn hoảng sợ. Nguy hiểm nhất là cơn hoảng sợ làm tăng nguy cơ trầm cảm, tự tử, nghiện rượu và ma túy ở người bệnh.

Tắm nước nóng giúp thư giãn, đối phó tốt với cơn giật mình hoảng sợ.

Đối phó với cơn

hoảng sợ

Điều trị cơn hoảng sợ có thể dùng thuốc chống trầm cảm [loại thuốc này cũng có hiệu quả phòng ngừa các cơn tái phát], thuốc làm giảm lo âu. Liệu pháp hành vi ý thức là bác sĩ giúp bạn hiểu đúng hơn về cơn hoảng sợ và cách đối phó với chúng. Bạn được biết nguyên nhân gây ra cơn hoảng sợ và các yếu tố làm cho bệnh nặng thêm.

Đồng thời bạn cũng được biết cách đối phó với lo âu, như dùng các kỹ thuật thở và thư giãn. Bạn có thể học cách thư giãn qua các kỹ thuật như thiền, khí công, thư giãn cơ... Trạng thái thư giãn không những giúp bạn thoát khỏi những căng thẳng của công việc hằng ngày, mà còn tạo cho bạn ý thức tích cực và hài lòng, cảm giác thư thái trong tâm hồn. Thư giãn làm giảm đau đầu, lo âu, tăng huyết áp, khó ngủ, thở gấp, nghiến răng.

Các hoạt động nghỉ ngơi và giải trí cũng có thể giúp bạn giảm căng thẳng rất tốt. Bạn hãy tìm các hoạt động khiến bạn thoải mái dễ chịu như nghe nhạc, xem biểu diễn nghệ thuật, hài kịch, tắm nước nóng...

Tại sao trước khi ngủ hay bị giật mình?

Hiện tượng giật mình khi ngủ thường xảy ra khi cơ thể bạn đi vào giấc ngủ quá nhanh, lúc này nhịp tim và hơi thở của bạn chậm dần. Giai đoạn này diễn ra nhanh hơn khi não của bạn đang trong trạng thái mệt mỏi, khiến não trải qua phản ứng với một cú giật hóa học gây ra hiện tượng bạn ngủ bị giật mình.

Hay giật mình là triệu chứng của bệnh gì?

Cơ thể thiếu calci: Nếu cơ thể không được cung cấp đủ calci thì hệ thần kinh – cơ sẽ gặp nhiều rối loạn khi hoạt động, vì vậy sẽ khiến các cơ co thường xuyên hơn khi ngủ, cùng như dây thần kinh sẽ hoạt động nhiều hơn khiến những cơn giật mình xuất hiện. Thiếu một số chất khác như magie, B12 cũng gây nên tình trạng này.

Làm sao để không bị giật mình khi ngủ?

Cách để ngủ ngon không bị giật mình.

Ngủ đúng tư thế Cách đầu tiên để hạn chế giật mình là chọn tư thế ngủ đúng. ... .

Tạo không gian ngủ thư giãn. ... .

Áp dụng kỹ thuật giúp ngủ sâu. ... .

Quan tâm đến chế độ dinh dưỡng. ... .

Tránh căng thẳng. ... .

Không dùng điện thoại trước khi ngủ ... .

Dùng các nguyên liệu tự nhiên..

Ngủ không sâu giấc hay giật mình thiếu chất gì?

Cơ thể thiếu canxi Thiếu canxi có thể dẫn đến tình trạng ngủ không ngon giấc, dễ bị rung giật các cơ khi ngủ và đó chính là tình trạng ngủ hay bị giật mình. Bạn nên lắng nghe cơ thể, nếu thấy xuất hiện những biểu hiện thiếu canxi cần bổ sung càng sớm càng tốt nhé!

Chủ Đề