Sàn upcom và sàn otc là gì năm 2024

[ĐTCK] Thị trường đăng ký giao dịch chứng khoán các công ty đại chúng chưa niêm yết [UPCoM] chưa phải là thị trường OTC [theo đúng nghĩa] thực sự. Nhưng việc tổ chức thị trường này là cấp thiết để quản lý việc giao dịch cổ phiếu, công bố thông tin của các công ty đại chúng đang diễn ra một cách tự do hiện nay và là bước đệm để xây dựng thị trường OTC chuẩn trong tương lai.

Thị trường OTC - viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Over The Counter”, là TTCK phi tập trung hay TTCK chưa niêm yết, được tổ chức theo hình thức mua bán thỏa thuận giữa NĐT và CTCK hoặc giữa CTCK với nhau. Thị trường này có CTCK đứng ra mua vào, bán ra cổ phiếu và thu chênh lệch giá, gọi là nhà tạo lập thị trường. Bên cạnh đó là các CTCK môi giới cho khách hàng và hưởng phí hoa hồng.

Ở một số thị trường phát triển, một cổ phiếu tham gia thị trường OTC phải có ít nhất hai CTCK tạo lập thị trường và CTCK muốn tạo lập thị trường cho cổ phiếu nào thì phải đăng ký. Tại bất kỳ thời điểm nào, CTCK cũng phải đưa ra mức giá chào mua và chào bán với loại cổ phiếu mà họ tạo lập thị trường.

So sánh với thị trường OTC theo thông lệ thế giới nói trên thì thị trường UPCoM sắp đi vào hoạt động ở nước ta mới chỉ đạt khoảng một nửa tiêu chuẩn, đó là có các CTCK môi giới cho khách hàng và hưởng phí giao dịch. Chưa có quy định về việc CTCK đóng vai trò là nhà tạo lập thị trường, một điều kiện quan trọng để hình thành thị trường OTC chuẩn.

Theo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước [UBCK], sở dĩ chưa thể xây dựng một thị trường OTC chuẩn ngay, trong đó đề cao vai trò tạo lập thị trường của các CTCK là do năng lực của CTCK còn kém. Thị trường UPCoM được tổ chức trước tiên là để quản lý giao dịch chứng khoán của các công ty đại chúng và CTCK thực hành vai trò tạo lập thị trường ở bước đi ban đầu. Vai trò tạo lập thị trường của CTCK thể hiện ở việc thu hút được nhiều NĐT cổ phiếu OTC và xác định tỷ lệ ký quỹ hợp lý, đồng thời kiểm soát được rủi ro.

Theo quy chế về thị trường UPCoM, có hai phương thức giao dịch là giao dịch thỏa thuận thông thường và giao dịch thỏa thuận điện tử. Với giao dịch thỏa thuận thông thường, NĐT tự thỏa thuận với nhau hoặc CTCK kết nối để khách hàng thỏa thuận giao dịch. Kết quả giao dịch được CTCK chuyển vào hệ thống đăng ký giao dịch UPCoM. CTCK thu phí ở cả hai đầu, người mua và người bán. Còn nếu giao dịch thỏa thuận điện tử, tức CTCK đưa lệnh lên hệ thống để tìm lệnh đối ứng ở các CTCK khác, thì một CTCK chỉ thu được phí với một lệnh mua hoặc bán. Như vậy, nếu thu hút được nhiều NĐT đến giao dịch, tạo được cung - cầu lớn, CTCK sẽ thu được nhiều phí. Điều này đòi hỏi CTCK phải chăm sóc khách hàng tốt hơn, nhất là chăm sóc bằng các sản phẩm dịch vụ phái sinh, sử dụng đòn bẩy tài chính mà NĐT OTC hiện đang ưa thích.

Cơ chế thoáng mà sàn UPCoM được hưởng đó là đặt lệnh với tỷ lệ ký quỹ theo thỏa thuận với CTCK nơi NĐT mở tài khoản.

Ông Nguyễn Sơn, Trưởng ban Phát triển thị trường, UBCK cho biết, thị trường UPCoM được áp dụng quy định tỷ lệ ký quỹ như vậy là do chỉ có phương thức giao dịch thỏa thuận, đến thời điểm giao dịch được thực hiện, tức ngày T+3, nếu NĐT không thanh toán đủ thì chứng khoán vẫn thuộc sở hữu của người bán. Khi đó, người mua sẽ bị mất một khoản tiền ký quỹ nhất định, tỷ lệ cụ thể do CTCK quy định. Bên mua có thể vay giá trị giao dịch còn thiếu để thanh toán, nhưng việc này đòi hỏi CTCK phải tư vấn và thuyết phục ngân hàng cho cầm cố cổ phiếu chưa niêm yết ở tỷ lệ bao nhiêu là hợp lý.

Hiện nay, một số CTCK vẫn cho repo một số cổ phiếu chưa niêm yết, tỷ lệ cao nhất là 40 - 50% thị giá. Nhưng tới đây, nếu đánh giá cổ phiếu nào có khả năng tăng giá thì tỷ lệ repo có thể cao hơn mức trung bình; ngược lại, cổ phiếu nào đã tăng quá mức thì tỷ lệ repo sẽ giảm xuống…

Khái niệm sàn Upcom và cần lưu ý gì khi mua cổ phiếu trên sàn? Hiện nay, nhiều người đã bắt đầu giao dịch chứng khoán trên sàn. Nhưng liệu bạn đã hiểu được sàn Upcom là gì? Giao dịch trên sàn như thế nào? Cùng Anfin tìm hiểu kĩ hơn về chủ đề này nhé!

Vậy sàn giao dịch chứng khoán upcom là gì? Upcom được hiểu là Unlisted Public Company Market. Sàn Upcom là nơi để giao dịch với những công ty đại chúng chưa được niêm yết.

Trong số công ty này sẽ có những công ty cổ phần hoặc trách nhiệm hữu hạn. Họ sẽ phát hành những cổ phiếu chưa được đăng ký hoặc chưa đủ điều kiện niêm yết như các sàn khác như sàn HOSE hay sàn HNX.

Sàn Upcom hoạt động và được quản lý dưới quyền Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội.

Xem thêm: Hiểu rõ các điều kiện niêm yết trên sàn UPCOM để có thể thực hiện đúng các yêu cầu trước khi phát hành chứng khoán của một doanh nghiệp.

Tải ngay ứng dụng ANFIN để tích lũy ngay hôm nay. Đầu tư chỉ từ 0 ĐỒNG.

Bấm vào hình ảnh bên dưới hoặc quét mã QR để TẢI APP NGAY!

Những điều bạn cần biết trước khi tham gia giao dịch trên sàn Upcom

Cổ phiếu Upcom bao gồm những nhóm nào?

Trên sàn giao dịch chứng khoán, tùy mỗi thị trường mà ta sẽ có các nhóm cổ phiếu khác nhau. Vậy ba nhóm cổ phiếu chính trên sàn Upcom là gì?

  • Nhóm Upcom Large: Là nhóm tập hợp những mã cổ phiếu thuộc doanh nghiệp phát hành với vốn chủ sở hữu lớn hơn hoặc bằng 1000 tỷ đồng.
  • Nhóm Upcom Medium: nhóm cổ phiếu có giá trị trung bình thuộc doanh nghiệp phát hành với vốn chủ sở hữu lớn hơn 300 tỷ đồng và thấp hơn 1000 tỷ đồng.
  • Nhóm Upcom Small: Nhóm cổ phiếu có giá trị thấp được phát hành và trao đổi bởi những doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu nằm trong khoảng 10 đến 300 tỷ đồng.

Những nhóm trên đã cho ta thấy giá trị cổ phiếu Upcom rất đa dạng và giao động từ rất lớn đến vừa và rất nhỏ. Điều này khiến Upcom đã trở thành một sàn giao dịch phù hợp cho nhiều đối tượng với nhiều nhu cầu khác nhau.

Không chỉ vậy, với sàn giao dịch này, cổ phiếu Upcom của những công ty vừa và nhỏ sẽ có cơ hội đột phá doanh thu cho cổ đông khi trên sàn có biến động mạnh về giá trị cổ phiếu.

Tải ngay ứng dụng ANFIN để tích lũy ngay hôm nay. Đầu tư chỉ từ 0 ĐỒNG.

Bấm vào hình ảnh bên dưới hoặc quét mã QR để TẢI APP NGAY!

Hình thức giao dịch trên sàn Upcom

Với mỗi sàn giao dịch, giờ và hình thức giao dịch sẽ khác nhau. Cùng tìm hiểu quy định giao dịch trên sàn Upcom nhé!

Để tiến hành giao dịch trên Upcom, ta sẽ có hai lựa chọn chính:

  • Hình thức thỏa thuận điện tử: Ở hình thức này thì bên đại diện giao dịch đã nhập sẵn lệnh cùng các điều kiện cụ thể sau đó có quyền lựa chọn đối tượng giao dịch để thỏa mãn mục đích trao đổi.
  • Hình thức thỏa thuận thông thường: Hình thức này cho phép bên mua và bên bán trao đổi, định giá chứng khoán và khối lượng trước. Khi deal hoàn thành thì bên công ty mới bắt đầu nhập kết quả giao dịch lên hệ thống.

Nguyên tắc khớp lệnh trên sàn Upcom

Hoạt động khớp lệnh trên sàn giao dịch cổ phiếu Upcom cũng sẽ tuân theo hai nguyên tắc chính:

  • Ưu tiên về giá: Giá thấp hơn sẽ được ưu tiên ở khớp lệnh bán và ngược lại, giá cao hơn sẽ được ưu tiên ở khớp lệnh mua.
  • Ưu tiên về thời gian: Khi các lệnh có giá trị tương đương và bằng nhau, lệnh nào được đặt trước sẽ được ưu tiên trước.

Xem thêm: Sàn OTC là gì mà lại nhận được sự quan tâm, tham gia của các nhà đầu tư trên thế giới? Hãy cùng tìm hiểu về sàn OTC trong bài viết này nhé!

Tải ngay ứng dụng ANFIN để tích lũy ngay hôm nay. Đầu tư chỉ từ 0 ĐỒNG.

Bấm vào hình ảnh bên dưới hoặc quét mã QR để TẢI APP NGAY!

Thời gian giao dịch của sàn Upcom

Là một người mới tham gia vào thị trường chứng khoán, bạn cần hiểu rõ về lịch giao dịch của sàn như thế nào. Những giao dịch chứng khoán được thỏa thuận sắp xếp như thế nào?

Sàn sẽ giao dịch vào các ngày từ thứ hai đến thứ sáu, hoạt động trong khung giờ từ 9 giờ đến 15 giờ. Bạn cũng nên lưu ý là sàn cổ phiếu Upcom sẽ nghỉ trưa từ 11h30 đến 13h. Cụ thể mỗi khung giờ sẽ như sau:

  • Từ 9 giờ đến 11 giờ 30: Sàn Upcom sẽ hoạt động phương thức khớp lệnh liên tục I và thỏa thuận.
  • Từ 11 giờ 30 đến 13 giờ: Giờ nghỉ giữa trưa.
  • Từ 13 giờ đến 15 giờ: Khoảng thời gian này sẽ dùng để hoạt động phương thức khớp lệnh liên tục hai và tiếp tục thỏa thuận.

Đơn vị giao dịch cổ phiếu Upcom được quy định rất cụ thể và rõ ràng, dễ hiểu cho cả những ai không biết sàn Upcom là sàn gì?

  • Đối với những giao dịch khớp lệnh theo lô chẵn, đơn vị giao dịch sẽ được tính là 100 cổ phiếu/trái phiếu.
  • Đối với cá khớp lệnh lẻ hay thỏa thuận lẻ, đơn vị giao dịch từ 1 đến 99 cổ phiếu/ trái phiếu.
  • Đối với những giao dịch theo dạng thỏa thuận, sàn Upcom không có quy định về đơn vị giao dịch.

Cổ phiếu mới niêm yết hoặc cổ phiếu đã nghỉ 25 ngày trước khi hoạt động trở lại sẽ không được thực hiện các giao dịch theo lô lẻ và thỏa thuận vào ngày đầu tiên giao dịch. Những giao dịch dạng này chỉ được phép hoạt động khi xác định được giá tham chiếu từ kết quả của phương thức khớp lệnh liên tục.

Thời gian giao dịch chứng khoán sẽ diễn ra trong thời gian nào? Các phiên giao dịch chứng khoán sẽ được hoạt động như thế nào? Xem ngay bài viết!

Tải ngay ứng dụng ANFIN để tích lũy ngay hôm nay. Đầu tư chỉ từ 0 ĐỒNG.

Bấm vào hình ảnh bên dưới hoặc quét mã QR để TẢI APP NGAY!

Biên độ giao động giá tại sàn chứng khoán Upcom

Quy định về giao động của sàn chứng khoán Upcom:

  • Đối với cổ phiếu: Biên độ giao động sẽ là trong khoảng cộng trừ 15%.
  • Đối với cổ phiếu mới được niêm yết và cổ phiếu mới hoạt động trở lại sau thời gian đóng băng thì ngày đầu tiên giao dịch lại sẽ được áp dụng giao động trong khoảng cộng trừ 40% so với mức giá tham chiếu.
  • Đối với trái phiếu: Không có quy định về biên độ dao động đối với trái phiếu. Giá giao dịch trái phiếu sẽ được quyết định thông qua thị trường cung và cầu.

Trên đây là kiến thức mà Anfin nghĩ là mọi người đều cần phải biết trước khi gia nhập vào sàn Upcom. Hy vọng thông qua bài viết này, mọi người đã có thể hiểu hơn về sàn Upcom là gì và hoạt động như thế nào.

Chủ Đề